Chứng Chỉ Tiền Gửi Là Gì? Lãi Suất Chứng Chỉ Tiền Gửi Các Ngân Hàng
Chứng chỉ tiền gửi là một trong những hình thức huy động vốn của ngân hàng. Với khách hàng đây cũng là một kênh tiết kiệm sinh lời an toàn và hiệu quả. Bài viết sau Phân tích tài chính chia sẻ về Chứng chỉ tiền gửi là gì? Lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng.
1. Chứng Chỉ Tiền Gửi Là Gì?
Về mặt pháp lý, chứng chỉ tiền gửi là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Hiểu một cách đơn giản, chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác. Tương tự sổ tiết kiệm, ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi để chứng nhận quyền sở hữu của khách hàng đối với một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
Chứng chỉ tiền gửi có ba loại chính:
- Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu.
- Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Chứng chỉ tiền gửi vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ chứng chỉ tiền gửi.
- Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ tiền gửi không thể chuyển nhượng, được bán theo mệnh giá và trả lãi vào ngày đáo hạn.
Nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi bao gồm:
- Tên tổ chức phát hành;
- Tên gọi chứng chỉ tiền gửi;
- Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
- Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;
- Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
- Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;
- Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);
- Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;
- Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.
Điều kiện để mua chứng chỉ tiền gửi
Để được mua chứng chỉ tiền gửi, thông thường phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nhân thân;
- Có giao dịch tại ngân hàng mua chứng chỉ tiền gửi.
Ngoài các điều kiện trên, các ngân hàng có thể đặt ra các yêu cầu khác.
2. Lãi Suất Chứng Chỉ Tiền Gửi Các Ngân Hàng
Lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng hiện nay:
TT | Ngân hàng | Lãi suất chứng chỉ tiền gửi |
1 | Bản Việt | 10,2% |
2 | SCB | 8,9% |
3 | ABBank | 8,73% |
4 | VIB | 8,7% |
5 | SHB | 8% |
6 | BIDV | 7,6% |
7 | Techcombank | 6,6% |
8 | ACB | 6% |
Qua bảng trên bạn có thể thấy lãi suất chứng chỉ tiền gửi rất hấp dẫn và cạnh tranh giữa các ngân hàng. Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) có mức lãi suất cao nhất là 10,2%, đứng vị trí thứ hai là chứng chỉ tiền gửi ngân hàng SCB với mức lãi suất 8,9% và đứng vị trí thứ 3 là ABBank với lãi suất 8,73%.
Nhìn chung, chứng chỉ tiền gửi là hình thức gửi tiền sinh lời tốt nhất, rất thích hợp với các khách hàng cá nhân/ tổ chức có nguồn tài chính ổn định và nhu cầu sinh lời cao trong dài hạn.
Ở bài viết trên Phân tích tài chính chia sẻ chia tiết về Chứng chỉ tiền gửi là gì? Lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng hiện nay. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức và đầu tư có hiệu quả bạn có thể tham khảo học phân tích tài chính tại địa chỉ đào tạo uy tín.
>> Xem thêm: Các Chứng Chỉ Quỹ Ở Việt Nam