GDP Là Gì? Cách Tính GDP Bình Quân Đầu Người

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 17/11/2022 26 phút đọc

GDP là một trong những chỉ số đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Bài viết sau Phân tích tài chính chia sẻ chi tiết đến bạn đọc về GDP là gì? Cách tính GDP bình quân đầu người.

1. Chỉ số GDP là gì?

GDP viết tắt của từ gì?

GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay Tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm).

GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.

Nội dung tổng quát của GDP được xét dưới các góc độ khác nhau:

- Xét dưới góc độ sử dụng (chi tiêu): GDP là tổng cầu của nền kinh tế gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

- Xét dưới góc độ thu nhập, GDP gồm thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ.

- Xét dưới góc độ sản xuất: GDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.

2. Vai trò và ý nghĩa của GDP là gì?

Ta có thể dựa vào GDP để đánh giá tình trạng tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời gian. Nếu GDP suy giảm thì ta có thể suy luận quốc gia đó đang ở trong tình trạng suy thoái, lạm phạm, thất nghiệp, mất giá đồng tiền,… Nếu GDP tăng nghĩa là quốc gia đó đang cải thiện năng lực sản xuất, người dân có thu nhập và chi tiêu nhiều hơn.

Các tổ chức chính phủ sẽ dựa vào số liệu GDP để đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp với nền kinh tế. Chính phủ sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế nếu tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chậm lại và siết chặt chính sách tiền tệ để ngăn chặn lạm phát trong trường hợp ngược lại.

Có thể nói, trong nền Kinh tế một Quốc Gia chỉ số GDP rất là quan trọng:

  • GDP là thước đo phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia. Thể hiện rõ nét sự biến động giá sản phẩm/dịch vụ theo thời gian
  • GDP bình quân đầu người cho biết mức thu nhập tương đối cũng như đánh giá được chất lượng cuộc sống của người dân mỗi quốc gia.
  • GDP suy giảm sẽ làm ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế dẫn tới suy thoái kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, mất giá đồng tiền,…từ đó tác động trực tiếp tới đời sống của người dân.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP

3 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP là:

  • Dân số: GDP và dân số có mối quan hệ qua lại, căn cứ vào dân số để tính GDP bình quân đầu người. Dân số chính là lực lượng lao động tạo ra vật chất và cũng là đối tượng tiêu thụ sản phẩm – dịch vụ.
  • FDI: Chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng tác động đến chỉ số GDP. Hình thức đầu tư dài hạn của nước ngoài bao gồm tiền bạc, vật chất, cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất…
  • Lạm phát: Lạm phát là sự mất giá trị của tiền tệ, giá cả leo thang, tăng lên liên tục theo thời gian. Lạm phát tăng quá mức sẽ dẫn tới việc khủng hoảng kinh tế nhưng bị ngộ nhận là GDP tăng.

cach-tinh-gdp-binh-quan-dau-nguoi

4. Phân loại GDP

Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội được phân thành nhiều loại, dựa trên những tiêu chí khác nhau. Cụ thể, phân loại GDP thành các loại sau:

a. GDP bình quân đầu người

Chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội, được tính dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh bình quân đầu người trên một năm. GDP bình quân đầu người sẽ tỷ lệ thuận với đời sống, thu nhập của người dân ở quốc gia đó.

GDP bình quân đầu người tại một thời điểm sẽ được xác định bằng cách lấy số liệu GDP của quốc gia đó chia cho tổng dân số. Chỉ số GDP cao chưa chắc mức sống mức sống của người dân đã cao.

Cách tính GDP bình quân đầu người bằng cách chia GDP trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng.

b. GDP danh nghĩa

GDP danh nghĩa phản ánh giá trị tổng sản phẩm quốc nội được xác định theo giá cả thị trường. Chỉ tiêu này thể hiện sự thay đổi do lạm phát của nền kinh tế. Nếu giá cả hàng hóa thị trường tăng hoặc giảm thì GDP sẽ thay đổi cao hơn hoặc thấp hơn.

c. GDP thực tế

Chỉ số GDP thực tế được xác định dựa trên tổng sản phẩm/dịch vụ trong nước đã được điều chỉnh theo tốc độ lạm phát. Nếu lạm phát dương, trường hợp này, GDP thực tế sẽ thấp hơn GDP danh nghĩa.

GDP thực tế = GDP danh nghĩa/hệ số giảm phát GDP.

d. GDP xanh

GDP xanh là một chỉ số mới mô tả về tổng sản phẩm quốc nội, chưa được định nghĩa rõ ràng. Có thể hiểu, GDP xanh là phần còn lại của tổng sản phẩm quốc nội sau khi đã khấu trừ các chi phí sử dụng cho việc phục hồi vấn đề môi trường do hoạt động sản xuất gây ra.

5. Cách tính GDP

a. Tính GDP theo phương pháp chi tiêu (tính tổng chi tiêu)

Đây được xem là một trong những phương pháp tính chính xác nhất. Theo đó, GDP của một quốc gia sẽ được tính bằng cách lấy tổng tất cả số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó dùng để mua sắm và sử dụng dịch vụ. Công thức tính như sau: Trong đó:

GDP = C + G + I + NX

C (Chi tiêu của hộ gia đình): Bao gồm tất cả các chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ của hộ gia đình.

G (Chi tiêu của chính phủ): Là tổng chi tiêu cho giáo dục, y tế, an ninh, giao thông, dịch vụ, chính sách…

I (Tổng đầu tư): Là tiêu dùng của các nhà đầu tư, bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị, nhà xưởng…

NX (cán cân thương mại): Là “xuất khẩu ròng” của nền kinh tế. NX = X (xuất khẩu [export]) – M (nhập khẩu [import]).

b. Tính GDP theo phương pháp chi phí (tính theo thu nhập)

Theo phương pháp này, GDP sẽ được tính bằng cách tính tổng tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận và tiền thuê sinh ra trong nền kinh tế nội địa. Công thức tính như sau:

GDP = W + I + Pr + R + Ti + De

Trong đó:

W (Wage): tiền lương

I (Interest): tiền lãi

Pr (Profit): lợi nhuận

R (Rent): tiền thuê

Ti (Indirect tax): thuế gián thu (loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ)

De (Depreciation): phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định

c. Tính GDP theo phương pháp sản xuất

Xét về góc độ sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chính là tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế một quốc gia trong một thời gian nhất định. Do đó, phương pháp này còn được gọi là phương pháp giá trị gia tăng. Công thức tính:

GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu
hoặc
GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu

Trong đó, giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế có thể là: thu nhập của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư, các thu nhập khác…

6. Bài tập tính GDP

Bài tập 1:

Hãy xem xét một nền kinh tế đơn giản bao gồm các hộ gia đình (H), chủ nhà máy xay bột (M) và chủ lò bánh mì (B). H mua bánh mì từ B với giá là 100 và bột mì từ M với giá là 10 (như là những khoản chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng). B mua bột mì từ M với giá 40 để làm ra bánh mì. Giả sử M không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác. Cả hai B và M đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ H; B đã thanh toán cho H các khoản bao gồm: 30 cho chi phí thuê lao động và 30 cho dịch vụ vốn. Tương tự M đã thanh toán cho H các khoản bao gồm :40 cho chi phí thuê lao động và 10 cho thuê vốn. Hãy tính GDP của nền kinh tế này theo 3 phương pháp khác nhau. Nhận xét về kết quả tính toán được của bạn?

Bài giải:

Tính GDP theo phương pháp chi tiêu: 10 + 100 = 110

Tính GDP theo phương pháp thu nhập: (40 + 30) + (10 + 30) = 110

Tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng: (10 + 40) + (100 – 40) = 110

Cả ba phương pháp tính đều cho kết quả như nhau là GDP = 110

Bài tập 2:

Giao dịch nào trong số những giao dịch dưới đây sẽ được tính trong GDP của Việt Nam?

a. Công ty Coca-Cola xây dựng một nhà máy đóng chai tại Đà Nẵng.
=> Được tính vào GDP của Việt Nam do việc xây dựng nhà máy mới trên lãnh thổ Việt Nam.

b. Việt Nam Airline bán một trong những chiếc máy bay hiện đang có cho hãng hàng không Lào.
=> Không được tính vào GDP do không có hàng hóa mới được tạo ra.

c. Cô Mai mua một cổ phần hiện tại của hãng FPT.
=> Không được tính vào GDP do không có hàng hóa mới được tạo ra.

d. Hãng sản xuất rượu vang Đà Lạt sản xuất một chai vang cao cấp và bán cho một khách hàng ở Montreal, Canada.
=> Được tính vào GDP Việt Nam bởi vì hàng hóa được sản xuất ra ở Việt Nam.

e. Một người Việt Nam mua một chai nước hoa Pháp.
=> Không được tính vào GDP Việt Nam do hàng hóa được sản xuất ra tại Pháp.

f. Một nhà xuất bản sách sản xuất quá nhiều ấn bản của một quyển sách mới; số sách không bán được năm nay nên nhà sản xuất đưa số sách dư vào hàng tồn kho.
=> Được tính vào GDP do hàng hóa đã được sản xuất ra, mặc dù không bán được và phải đưa vào tồn kho.

7. Phân biệt GDP và GNP

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng thu nhập kiếm được trong nước. Nó bao gồm cả thu nhập mà người nước ngoài kiếm được trong nước, nhưng không bao gồm thu nhập mà người dân nước đó kiếm được ở nước ngoài.

- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng thu nhập mà người dân một nước (nghĩa là công dân của một nước) kiếm được. Nó bao gồm cả thu nhập mà người dân một nước kiếm được ở nước ngoài, nhưng không bao gồm thu nhập người nước ngoài kiếm được ở trong nước.

Hai chỉ tiêu về thu nhập này khác nhau, vì một cá nhân có thể kiếm được thu nhập ở một nước, nhưng lại là công dân của nước khác.

Để hiểu được sự khác nhau giữa GDP và GNP, chúng ta hãy nêu ra một số ví dụ.

“ Giả sử một công dân Việt Nam sang Mỹ lao động trong một thời gian. Thu nhập anh ta kiếm được ở Mỹ là bộ phận GDP của Mỹ vì khoản thu nhập này kiếm được ở nước Mỹ. Nhưng khoản thu nhập này không phải là bộ phận GNP của Mỹ mà là bộ phận GNP của Việt Nam, vì người công dân không mang quốc tịch Mỹ. Tương tự, nếu công dân Mỹ làm việc ở Việt Nam, thu nhập của anh ta là bộ phận GNP của Mỹ, nhưng không phải là bộ phận GDP của Mỹ mà là bộ phận GDP của Việt Nam.

Trong đa số trường hợp, người ta không cần phân biệt giữa GDP và GNP. Vì hầu hết dân cư kiếm phần lớn thu nhập của họ ở nước mình nên GDP và GNP không khác nhau nhiều lắm.

Xét trên toàn thế giới, GDP là chỉ tiêu được sử dụng nhiều hơn. Hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân còn bao gồm các chỉ tiêu khác của thu nhập. Chúng khác nhau một chút so với định nghĩa về GDP và GNP. Điều quan trọng là chúng ta phải biết các chỉ tiêu này, vì các nhà kinh tế và báo chí thường nhắc tới chúng.

Trên đây là một số thông tin về GDP. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức tài chính bạn có thể tham khảo học phân tích báo cáo tài chính tại địa chỉ đào tạo uy tín.

>> Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Cách Lập Và Nộp Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính

Cách Lập Và Nộp Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo