Hệ Số Tự Tài Trợ Là Gì? Cách Tính Hệ Số Tự Tài Trợ
Khi tìm hiểu về phân tích tài chính nói chung và nhóm các chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp nói riêng, những bạn mới bắt đầu cần nắm rõ Hệ số tự tài trợ là gì? Hệ số tự tài trợ tiếng Anh là gì? Cách tính hệ số tự tài trợ như thế nào? Bài viết dưới đây Phân tích tài chính sẽ chia sẻ chi tiết.
1. Hệ số tự tài trợ là gì? Các khái niệm liên quan
Hệ số tự tài trợ (HSTTT) - the self-financing capacity là tỷ lệ giữa số vốn chủ sở hữu trên tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ số tự tài trợ cho biết khả năng tự chủ về mặt tài chính và tự đảm bảo nguồn tài chính của doanh nghiệp như thế nào.
Hệ số tự tài trợ là một trong sáu chỉ số nằm trong nhóm các chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp hay còn gọi là nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính.
2. Phân loại hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ được phân làm hai loại. Đó là hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn và hệ số tự tài trợ tài sản cố định. Công thức tính và khái niệm của nó sẽ được trình bày ngay sau đây.
- Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn là gì? Hệ số tự tài trợ thường xuyên là gì?
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn được xác định dựa trên số vốn chủ sở hữu và tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn là chỉ tiêu cho biết khả năng chi trả tài sản dài hạn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Công thức tính cụ thể của hệ số này như sau:
HSTTT dài hạn = Vốn chủ sở hữu / Tài sản dài hạn
- Hệ số tự tài trợ tài sản cố định
Hệ số tự tài trợ tài sản cố định được xác định dựa trên tỷ số giữa vốn chủ sở hữu với tài sản cố định của doanh nghiệp. Hệ số tài sản cố định là chỉ tiêu cho biết khả năng chi trả cho tài sản cố định của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là bao nhiêu.
Công thức tính cụ thể cho hệ số này được thể hiện như sau:
HSTTT tài sản cố định = Vốn chủ sở hữu / Tài sản cố định đã và đang đầu tư
3. Cách tính hệ số tự tài trợ
Công thức tính hệ số tự tài trợ và cách tính
HSTTT = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Hệ số tự tài trợ bao nhiêu là tốt?
Một doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ càng lớn, chứng tỏ rằng khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp đó càng cao, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đó với các nguồn vốn khác càng thấp.
Ngược lại, nếu hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp mà thấp cho thấy rằng doanh nghiệp đó đang bị phụ thuộc phần lớn vào các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp.
4. Ý nghĩa hệ số tự tài trợ là gì?
Hệ số tự tài trợ cho biết tỷ lệ phần trăm của nguồn vốn sở hữu trên tổng tài sản của doanh nghiệp (bởi trong một doanh nghiệp, tổng giá trị của nguồn vốn bằng với tổng giá trị của tài sản).
Rất khó để có thể xác định được một con số phù hợp cho hệ số này với doanh nghiệp. Và cũng không có một con số nào là con số vàng cho tỷ lệ này giúp các doanh nghiệp phát triển.
Hệ số tự tài trợ nhỏ chỉ có thể cho thấy được doanh nghiệp đó chưa tận dụng hết được đòn bẩy tài chính này hoặc hệ số tự chủ tài chính không phải là đòn bẩy tài chính trọng tâm của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, khi doanh nghiệp biết cách tận dụng đòn bẩy tài chính tốt hơn sẽ làm cho doanh nghiệp đó phát triển vượt sự mong đợi.
Độ lớn của hệ số tự tài trợ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chính sách kinh doanh, mô hình doanh nghiệp, hướng phát triển và từng lĩnh vực kinh doanh.
Trên đây là một số thông tin về hệ số tự tài trợ. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức và quản lý tài chính có hiệu quả bạn có thể tham khảo học phân tích báo cáo tài chính tại địa chỉ đào tạo uy tín.
>> Xem thêm: