Top 12 Chứng Chỉ Tài Chính, Kế Toán, Kiểm Toán, Chứng Khoán Nên Học
Sở hữu trong tay những chứng chỉ quốc tế sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến và có nhiều cơ hội việc làm hơn. Phân tích tài chính tổng hợp Top 12 Chứng chỉ tài chính, kế toán, kiểm toán, chứng khoán nên học ở bài viết sau:
1. CFA (Chartered Financial Analyst)
Chứng chỉ tài chính quốc tế cfa là gì? Chứng chỉ tài chính CFA là chứng chỉ dành riêng cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp (The Chartered Financial Analyst) được cấp bởi Viện CFA (CFA Institute).
Chương trình CFA tập trung vào kiến thức kĩ năng như: quản lý danh mục đầu tư và phân tích tài chính, áp dụng cho các loại tài sản khác nhau, cũng như cung cấp kiến thức tổng quát trong lĩnh vực tài chính.
Điều kiện nhận chứng chỉ CFA
- Vượt qua cả 3 level của kỳ thi;
- Có tối thiểu 4 năm kinh nghiệm làm việc (tích lũy đủ trước, trong hoặc sau các kỳ thi);
- Trở thành thành viên của Viện CFA Hoa Kỳ.
Kỳ thi CFA
Chứng chỉ CFA bao gồm 3 kỳ thi được tổ chức tại các test center trên toàn thế giới. Ba kỳ thi Level 1, Level 2, Level 3 phải được vượt qua tuần tự là một điều kiện để trở thành CFA Charterholder. Tất cả các kỳ thi chỉ dùng ngôn ngữ duy nhất là Tiếng Anh. Nội dung bài thi, kiến thức trọng tâm và dạng câu hỏi tăng dần độ phức tạp theo mỗi Level. Kỳ thi được thống nhất diễn ra gần như đồng thời trên toàn thế giới để tránh trường hợp lộ đề thi.
- Level 1: Cung cấp những kiến thức và khái niệm nền tảng trong lĩnh vực tài chính. Các bài thi Level 1 bao gồm các câu hỏi yêu cầu việc nắm được và hiểu các kiến thức cơ bản, tập trung vào các công cụ đầu tư. Một số câu hỏi sẽ yêu cầu việc phân tích.
- Level 2: Tập trung vào mảng phân tích tài chính và các kiến thức sẽ ở mức độ sâu và khó hơn. Các bài thi Level 2 nhấn mạnh vào những phân tích phức tạp hơn, cùng với sự tập trung vào việc định giá các tài sản.
- Level 3: Tập trung vào các kiến thức và kỹ năng ứng dụng vào quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch hiệu quả. Các bài thi Level 3 yêu cầu sự tổng hợp của tất cả các khái niệm và phương pháp phân tích trong một loạt các ứng dụng quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch tài chính hiệu quả.
2. Chứng chỉ ICAEW ACA
Chứng chỉ ICAEW ACA là gì? Chứng chỉ ICAEW Chartered Accountancy hay còn gọi là ICAEW ACA được công nhận là một trong những chương trình đào tạo và học tập mới nhất hiện nay. Chứng chỉ ICAEW là một Chứng chỉ nghề nghiệp uy tín được quốc tế công nhận.
Chứng chỉ ACA bao gồm 15 môn học và được chia ra 3 cấp độ để học viên có thể lựa chọn phương thức học phù hợp nhất với mình:
Điều điện nhận chứng chỉ ACA:
ICAEW không yêu cầu học viên phải có bằng cấp hoặc tham gia thi đầu vào, đối tượng tham gia chương trình bao gồm:
– Học sinh đã tốt nghiệp THPT
– Sinh viên đại học hoặc đã tốt nghiệp Đại Học
– Người đã đi làm (hoặc muốn làm việc) trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh – kế toán, kiểm toán
Học viên sẽ hoàn thành 03 cấp độ bao gồm 15 môn:
Cấp độ 1 (Certificate Level) gồm 6 môn thi trên máy tính với thời lượng 1.5 giờ/ môn. Học viên hoàn tất cấp độ 1 sẽ được cấp Chứng chỉ về tài chính, kế toán và kinh doanh, rất phù hợp với các bạn trẻ tại Việt Nam muốn trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn mực quốc tế.
Cấp độ 2 (Professional Level) cũng gồm 6 môn thi viết với thời lượng từ 2.5 – 3 giờ thường được tổ chức vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 mỗi năm.
Cấp độ 3 (Advanced Level) là cấp độ nâng cao với 2 bài thi viết và 1 bài thi xử lý tình huống. Đây là điểm khác biệt và được đánh giá cao của chứng chỉ ACA so với các chứng chỉ khác.
3. Chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant) – Quản trị và tài chính chiến lược
Chứng chỉ CMA là gì? Chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant) là bằng chứng xác nhận khả năng chuyên môn sâu về Kế toán quản trị và Quản trị tài chính, được cấp bởi Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants).
Các vị trí điều hành như kiểm soát viên, giám đốc tài chính và giám đốc điều hành cần có chứng chỉ CMA. CMA có thể chuyên về nhiều vai trò, chẳng hạn như kế toán tổng hợp, kế toán chi phí, kế toán doanh nghiệp, kiểm toán viên nội bộ, kế toán thuế, phân tích tài chính và phân tích ngân sách.
Điều kiện thi lấy Chứng chỉ CMA là phải có bằng cử nhân về Tài chính, Kế toán, Kiểm toán hoặc chứng nhận chuyên môn liên quan và ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong ngành kế toán hay quản lý tài chính.
Chương trình đào tạo CMA bao gồm 2 phần với các chuyên đề:
Phần 1: Hoạch định tài chính, quản trị hoạt động và phân tích
- Định hướng chiến lược học tập
- Quyết định công bố Báo cáo Tài chính
- Lập Kế hoạch, Ngân sách và Dự báo
- Quản trị Hoạt động
- Quản trị Chi phí
- Kiểm soát Nội bộ
- Công nghệ và Phân tích
Phần 2: Quản trị tài chính chiến lược
- Định hướng chiến lược học tập
- Phân tích Báo cáo Tài chính
- Tài chính Doanh nghiệp
- Phân tích Quyết định
- Quản trị Rủi ro
- Quyết định Đầu tư
- Đạo đức Nghề nghiệp
4. Chứng chỉ CFP (Certified Financial Planner) - Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính
Chứng chỉ CFP là gì? Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính là sự công nhận chính thức về chuyên môn trong các lĩnh vực lập kế hoạch tài chính, thuế, bảo hiểm, kế hoạch bất động sản và nghỉ hưu. Được sở hữu và trao tặng bởi Hội đồng Tiêu chuẩn chứng nhận hoạch định tài chính (Certified Financial Planner Board of Standards), chứng chỉ này được trao cho các cá nhân hoàn thành thành công các kỳ thi ban đầu của Hội đồng CFP, sau đó tiếp tục các chương trình giáo dục hàng năm để duy trì kĩ năng và bằng cấp của họ.
Yêu cầu của Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính
Để nhận được chứng chỉ CFP, ứng viên phải cầu đáp ứng yêu cầu trong bốn lĩnh vực: giáo dục chính quy, thực hiện bài kiểm tra CFP, kinh nghiệm làm việc có liên quan và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình công tác.
Các yêu cầu giáo dục:
- Có bằng cử nhân hoặc cao hơn từ một trường đại học hoặc cao đẳng được công nhận bởi Bộ Giáo dục Mỹ.
- Phải hoàn thành một danh sách các khóa học cụ thể về hoạch định tài chính, theo quy định của Hội đồng CFP.
Phần lớn yêu cầu thứ hai thường được miễn nếu ứng viên có một số chứng chỉ tài chính được chấp nhận, ví dụ như CFA hoặc CPA, hoặc có bằng cấp cao hơn trong kinh doanh, chẳng hạn như MBA.
Đối với kinh nghiệm chuyên môn, ứng viên phải chứng minh họ có ít nhất 3 năm kinh nghiệm chuyên môn toàn thời gian trong ngành, hoặc 2 năm học việc, ngoài ra có thể phải tuân theo các yêu cầu khác.
Cuối cùng, các ứng viên và chủ sở hữu chứng chỉ CFP phải tuân thủ các tiêu chuẩn ứng xử chuyên nghiệp của Hội đồng CFP. Họ cũng phải thường xuyên tiết lộ thông tin về sự tham gia của họ trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như hoạt động tội phạm, yêu cầu của các cơ quan chính phủ, phá sản, khiếu nại của khách hàng hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Hội đồng CFP cũng tiến hành kiểm tra lý lịch đối với tất cả các ứng viên trước khi cấp chứng nhận.
Bài thi CFP
Bài kiểm tra CFP bao gồm 170 câu hỏi trắc nghiệm bao gồm hơn 100 chủ đề liên quan đến hoạch định tài chính. Phạm vi câu hỏi bao gồm các hành vi và quy định chuyên nghiệp, nguyên tắc hoạch định tài chính, kế hoạch giáo dục, quản lý rủi ro, bảo hiểm, đầu tư, kế hoạch thuế, kế hoạch nghỉ hưu và kế hoạch bất động sản.
Các lĩnh vực chủ đề khác nhau có trọng số riêng, và những cập nhật mới nhất về những trọng số này được công bố trên trang web của hội đồng CFP. Ngoài ra còn có các câu hỏi kiểm tra chuyên môn của ứng viên trong việc thiết lập mối quan hệ kế hoạch khách hàng và thu thập thông tin liên quan, cũng như khả năng phân tích, phát triển, giao tiếp, thực hiện và giám sát các khuyến nghị mà họ đưa ra cho khách hàng.
5. Chứng chỉ CGBA (Certified Global Business Analyst) – Phân tích tài chính và kinh doanh toàn cầu
Chứng chỉ CGBA là gì? Chứng chỉ CGBA – Phân tích tài chính và kinh doanh toàn cầu (Certified Global Business Analyst) là chứng chỉ được công nhận theo chuẩn quốc tế của Viện Kế toán Quản trị công chứng Úc (CMA Australia).
Với cấu trúc được xây dựng theo chuẩn phân tích của các quỹ đầu tư lớn trên thế giới. CGBA là sự kết hợp đặc biệt giữa phân tích tài chính và phân tích kinh doanh chiến lược nhằm giúp cho học viên được trang bị phương pháp phân tích toàn diện khi đánh giá một doanh nghiệp và một ngành kinh doanh.
CGBA được chuyển giao chính thức từ CMA Australia cùng với sự hoà nhập với bối cảnh và thị trường Việt Nam nhằm đảm bảo tính thực tiễn nhất. Trong chương trình CGBA, học viên sẽ thực hành các phương pháp phân tích tài chính và kinh doanh đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và phân tích đa dạng ngành kinh doanh trong bối cảnh thị trường Việt Nam với sự hướng dẫn và huấn luyện bởi các chuyên gia giảng viên giàu kinh nghiệm thực tiễn và nền tảng kiến thức theo chuẩn của các quỹ đầu tư quốc tế.
Điều kiện nhận chứng chỉ CGBA:
- Hoàn thành chương trình học CGBA
- Hoàn thành bài dự án phân tích công ty niêm yết
- Có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm làm việc liên quan
- Đăng ký để trở thành hội viên của CMA Australia
Điểm đặc biệt của chương trình CGBA là KHÔNG yêu cầu học viên có kiến thức về tài chính, kế toán đầu tư. Học viên sẽ được đào tạo từ nền tảng và hướng tới việc có kỹ năng để làm việc thực tế trong các lĩnh vực như:
- Đầu tư tài chính
- Phân tích tài chính, chứng khoán, bất động sản
- Chuyên viên ngân hàng, tín dụng
- Phân tích chiến lược và kinh doanh
- Người làm quản lý tài chính doanh nghiệp
6. Chứng chỉ FRM (Financial Risk Manager)
Chứng chỉ FRM là gì? FRM là chứng chỉ quốc tế được công nhận bởi Hiệp hội các chuyên gia quản trị rủi ro quốc tế (GARP). FRM là căn cứ chứng minh trình độ của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý rủi ro tài chính, đặc biệt là những người có liên quan tới việc phân tích, kiểm soát, hoặc đánh giá rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường cũng như các yếu tố rủi ro khác.
Người nắm giữ chứng chỉ FRM thường làm việc cho các Ngân hàng đầu tư, Công ty quản lý tài sản cũng như các tập đoàn và cơ quan chính phủ. Top các tổ chức thường sử dụng người có chứng chỉ FRM bao gồm: Deutsche Bank, HSBC, UBS, KPMG, Ernst & Young (EY) & Pricewaterhouse Coopers (PwC).
Để đạt được chứng chỉ FRM® , ứng viên phải vượt qua 2 kỳ thi part I và part II và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm liên quan trong lĩnh vực quản trị rủi ro.
Chương trình giảng dạy FRM được xây dựng dựa trên kiến thức tổng hợp của GARP và các học viện tài chính hàng đầu thế giới, nhấn mạnh vào ứng dụng thực tế của các lý thuyết về quản trị rủi ro tài chính và đảm bảo cho các học viên có được kiến thức sâu rộng, vững chắc về lĩnh vực này.
Các lĩnh vực chính mà chương trình giảng dạy này đề cập đến bao gồm:
- Market, credit, operational, liquidity, and integrated risk management
- Quantitative methods
- Capital markets
- Investment management and hedge fund risk
- Relevant regulatory and legal issues essential to risk professionals
7. Chứng chỉ tư vấn tài chính- ChFC (Chartered Financial Consultant)
Chứng chỉ ChFC là gì? ChFC được tạo ra nhằm thay thế cho CFP. Vì thế, chương trình sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin ngoài cái học phần cần thiết của CFP. Khóa học được giảng dạy bởi Trường Cao đẳng Dịch vụ Tài chính Hoa kỳ. Học viên sẽ cần khoảng 4 tháng để học tập và kiểm tra toàn bộ tám khóa học.
Chương trình học được cập nhật hàng năm bao gồm các lĩnh vực chính sau: Quản lý quỹ đầu tư, phân tích giá trị thời gian của tiền tệ và các chỉ số thị trường, quản trị rủi ro, thuế thu nhập cá nhân. Hình thức thi gồm có 3 kỳ thi và một bài tập tình huống, mỗi kỳ thi gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm.
ChFC có nhược điểm: Để duy trì hiệu lực của chứng chỉ, bạn cần phải trả một mức phí hằng năm. Bên cạnh đó, bạn phải hoàn thành 30 giờ tín chỉ CE hai năm một lần.
8. Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế – Chartered Alternative Investment Analyst (CAIA)
Chứng chỉ CAIA là gì? CAIA là chứng chỉ mới xuất hiện sau này. Hiệp hội CAIA được thành lập vào năm 2002 nhưng đã phát triển nhanh chóng. Chứng chỉ CAIA là chứng chỉ rất chuyên biệt và giúp các chuyên gia nổi bật trong số các CFA của cộng đồng đầu tư. Nếu công việc của bạn đã liên quan đến đầu tư thay thế, chương trình CAIA sẽ là một lựa chọn tốt cho bạn.
Yêu cầu của CAIA
Bạn phải đáp ứng 2 trong 3 điều kiện.
Kỳ thi : Bạn phải vượt qua kỳ thi CAIA , có 2 cấp độ.
Trình độ học vấn : Bạn cần có bằng cử nhân và một năm kinh nghiệm chuyên môn, HOẶC
Kinh nghiệm : Bạn phải tích lũy 4 năm kinh nghiệm làm việc có liên quan.
9. Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant)
Chứng chỉ CPA là gì? CPA là chứng chỉ phổ biến nhất mà những ai hành nghề kế toán – kiểm toán cần có để được công nhận bởi các viện kế kiểm toán trong nước và quốc tế. Chứng chỉ CPA xác nhận năng lực kế toán pháp y, quản lý rủi ro, cũng như đảm bảo tính chuyên nghiệp của kế toán viên.
Chứng chỉ CPA được công nhận rộng rãi trong toàn ngành kế toán và ngày càng nhiều công ty yêu cầu chứng chỉ này cho các vị trí quản lý. Ngoài ra, với chứng chỉ này, bạn còn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, văn phòng kế toán.
Điều kiện tham dự kỳ thi chứng chỉ CPA:
Yêu cầu và cấu trúc thi chứng chỉ CPA có thể khác nhau tùy theo địa điểm mỗi nơi. Ngoài điều kiện bắt buộc là bằng đại học chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, bạn sẽ thấy một số điểm khác biệt khác biệt khi thi lấy chứng chỉ CPA ở Việt Nam và các nước khác.
Tại Việt Nam, điều kiện thi CPA bạn cần có kinh nghiệm thực tế về tài chính từ 4-5 năm kể từ lúc tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi. Kỳ thi gồm 6 môn viết (180 phút/ 1 môn) và 1 môn Ngoại ngữ (trình độ C) của 1 trong 5 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
Trong khi ở Mỹ, kế toán viên chỉ cần có một năm kinh nghiệm trước khi thi lấy giấy phép CPA bao gồm 4 cấp độ kiểm tra có thể được thực hiện theo thứ tự ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, chứng chỉ CPA Úc cũng khá phổ biến mà bạn có thể tìm hiểu thêm và cân nhắc.
10. Chứng chỉ ACCA (Chartered Certified Accountants)
Chứng chỉ ACCA là gì? ACCA (the Association of Chartered Certified Accountants) là tên gọi của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc mang đến cho giới chuyên môn ngành tài chính, kế toán và kiểm toán một chương trình chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Chứng chỉ ACCA đề cập nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, bao gồm quản lý tài chính, báo cáo tài chính, thuế, kiểm toán, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và khả năng lãnh đạo.
Đây là một trong những chứng chỉ được rất nhiều người theo đuổi để đạt được mục tiêu và cơ hội nghề nghiệp trong các công ty Big4, non-Big4 và nhiều quốc gia khác. Điểm cộng lớn là ACCA được xây dựng dựa trên IFRS - chuẩn mực kế toán được 139 quốc gia tuân thủ và thực hành.
Điều kiện tham dự kỳ thi chứng chỉ ACCA:
Ứng viên được yêu cầu là sinh viên của các trường Đại học/Cao đẳng hoặc đã tốt nghiệp và đang làm việc trong ngành liên quan 3 năm. Trong trường hợp bạn chưa tốt nghiệp thì bạn cần phải trang bị một khóa học nền tảng để bổ sung những kiến thức về kế toán, thông thường là chứng chỉ kế toán sơ cấp CAT (The Certified Accounting Technician, do ACCA cung cấp), nay còn gọi là chứng chỉ FIA.
11. Chứng chỉ CIA (Certified Internal Auditor)
Chứng chỉ CIA là gì? Chứng chỉ CIA được cấp bởi Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ IIA (Institute of Internal Auditors) - tổ chức nghề nghiệp duy nhất được thế giới công nhận về kiểm toán nội bộ. CIA được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng về năng lực chuyên môn trong kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp, cũng như năng lực làm việc thành thạo với nhân viên và khách hàng. Chứng chỉ CIA rất hữu ích cho các kiểm toán viên nội bộ muốn trở thành nhà quản lý, kiểm toán trưởng hay giám đốc.
12. Chứng chỉ VACPA (Vietnam Association of Certified Public Accountants)
Chứng chỉ VACPA là gì? Chứng chỉ kiểm toán thực hành VACPA là chứng chỉ mang tính thực hành cao theo các chuẩn mực Việt Nam về Kế toán, Kiểm toán cùng các loại thuế hiện hành. Đây là chứng chỉ do Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam (VACPA) chứng nhận.
Trong chương trình đào tạo chứng chỉ VACPA, cứ sau 60 giờ học lý thuyết sẽ có 40 giờ thực hành trên một khách hàng thật với nội dung công việc như một kiểm toán viên thực thụ như: xác định rủi ro kiểm toán, viết hồ sơ kiểm toán, làm việc theo nhóm, đưa ra các bút toán điều chỉnh cho khách hàng…
Chứng chỉ kiểm toán thực hành VACPA đặc biệt cần thiết với những đối tượng là kiểm toán viên muốn nâng cao trình độ và tay nghề, sinh viên đại học năm cuối muốn hành nghề kiểm toán viên, các trợ lý kiểm toán muốn thăng tiến trong công việc.
Trên đây là một số thông tin về Chứng chỉ tài chính, kế toán, kiểm toán, chứng khoán. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức và quản lý tài chính có hiệu quả bạn có thể tham khảo học phân tích tài chính tại địa chỉ đào tạo uy tín.
>> Xem thêm: