Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa
Chúng ta thường nghe về chỉ số CPI trên các chương trình thời sự kinh tế và báo chí. Đó là một thước đo quan trọng được các nhà kinh tế và quốc gia quan tâm. Vậy CPI là gì và tác động của nó đến nền kinh tế như thế nào, hãy cùng Phân Tích Tài Chính tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Chỉ số CPI là gì?
CPI là chỉ số giá tiêu dùng (viết tắt của Consumer Price Index). Chỉ số này đo lường những thay đổi theo thời gian về mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, được gọi là lạm phát.
CPI phản ánh sự thay đổi tương đối của giá cả các mặt hàng tiêu dùng trong từng thời kỳ, đơn vị tính (%), các ngành bao gồm: thực phẩm và đồ uống, bất động sản, dịch vụ y tế, thời trang, giao thông vận tải, giáo dục và truyền thông, giải trí, v.v.
CPI Việt Nam qua các năm
Dưới đây là Biểu đồ Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2021. Có thể thấy CPI của Việt Nam không ngừng gia tăng và đạt đỉnh cao nhất vào năm 2021.
2. Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì?
- Một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng để đo lường mức độ lạm phát, phản ánh hiệu quả hoạch định chính sách kinh tế và chính sách tiền tệ của một quốc gia.
- Theo dõi biến động của giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, tiêu thụ chúng từ đó và đánh giá thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian.
- Là yếu tố cơ bản để đưa ra kịp thời các chính sách điều tiết và kiểm soát liên quan đến kinh tế.
- Đánh giá giá trị đồng tiền của một quốc gia bởi vì nếu mức giá tăng lên, thì sức mua của đồng tiền đó sẽ giảm, điều đó có nghĩa là đồng tiền đó đang mất giá.
Tham khảo: Review Khóa Học Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tốt Nhất
3. Cách tính CPI - Chỉ số giá tiêu dùng
Công thức tính CPI:
CPI = (Chi phí mua hàng hoá chu kỳ /Chi phí mua hàng hoá cơ sở) x 100
Thứ tự các bước trong quá trình tính toán CPI:
Bước 1: Qua các báo cáo nghiên cứu, xác định số lượng hàng hóa và dịch vụ điển hình mà một người tiêu dùng thông thường sẽ mua.
Bước 2: Xác định giá của từng mặt hàng theo thống kê thực tế.
Bước 3: Tính giá của các mặt hàng trong giỏ hàng bằng cách nhân số lượng với giá của từng sản phẩm rồi cộng chúng lại.
Bước 4: Chọn một kỳ gốc làm cơ sở, sau đó tính chỉ số giá tiêu dùng thông qua công thức trên.
Ví dụ tính CPI
Trong giỏ hàng có táo và nho. Chọn năm 2022 là năm cơ sở với mức giá sau:
Táo: 40.000 VNĐ/kg
Nho: 220.000 VNĐ/kg
Hiện tại trong năm 2023, giá bán được điều chỉnh như sau:
Táo: 50.000 VNĐ/kg
Nho: 250.000 VNĐ/kg
Vậy khi mua 5kg táo và 5kg nho, CPI của giỏi hàng có giá trị:
CPI = [(5 x 50.000 + 5 x 250.000)/(5 x 40.000 + 5 x 220.000)] x 100 = 115.38%
Những lưu ý khi tính chỉ số giá tiêu dùng
- Do luôn có nhiều sản phẩm mới trên thị trường nên CPI sẽ không phản ánh các mặt hàng mới trên thị trường.
- Vì giá thị trường thực tế luôn biến động và giá trong giỏ hàng không thay đổi nhiều nên giá phản ánh trong CPI có thể cao hơn giá thực tế.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không phản ánh chất lượng hàng hóa
- CPI phản ánh người dân phải chi bao nhiêu để mua nhu yếu phẩm
- Chỉ số CPI chung của cả nước sẽ không phản ánh chính xác khu vực thành thị hay nông thôn, nhóm dân cư có thu nhập thấp hay thu nhập cao.
- CPI không phải là chỉ số tiêu dùng của một nhóm người cụ thể.
- Chỉ số CPI chỉ phản ánh chi phí sinh hoạt của người dân chứ không phải chất lượng cuộc sống.
- Chỉ số CPI cao không có nghĩa là giá cả hàng hóa ở khu vực đó đắt hơn so với khu vực có CPI thấp.
4. Chỉ số CPI cao là tốt hay xấu?
Nếu CPI tăng cao có nghĩa là giá cả tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân vì người dân phải chi nhiều tiền hơn cho các nhu yếu phẩm mà thu nhập không tăng. CPI tăng ổn định 4-5% là nền kinh tế hài hòa, phát triển.
Vì vậy, CPI tăng thấp dưới mục tiêu hoặc giảm cũng đáng được quan tâm, bởi CPI thấp là biểu hiện rõ nhất của sức mua giảm, hàng tồn kho cao và tổng cầu trong nền kinh tế giảm. Điều này tác động lớn đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến phá sản và giảm nguồn thu ngân sách nhà nước cũng như kéo lùi tăng trưởng kinh tế.
5. Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát
- CPI đo lường lạm phát. Nếu CPI tăng, đồng nghĩa với việc lạm phát đang tăng. Ngoài ra, CPI còn được các nhà kinh doanh sử dụng để dự đoán giá trong tương lai. Hoặc được người sử dụng lao động sử dụng để tính lương. Chính phủ cũng sử dụng CPI để xác định mức tăng quỹ bảo trợ xã hội.
- CPI sẽ được sử dụng để đo lường tỷ lệ lạm phát của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số CPI biến động sẽ giúp xác định liệu lạm phát đang tăng hay giảm. Lạm phát tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước.
6. So sánh chỉ số GDP và CPI
GDP là tổng sản phẩm trong nước (viết tắt của từ Gross Domestic Product).
Các chỉ số GDP và CPI đã điều chỉnh cung cấp thông tin khác nhau về mức giá chung của nền kinh tế. Có ba sự khác biệt chính giữa hai chỉ số này.
- GDP phản ánh giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất, trong khi CPI chỉ phản ánh giá của hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng.
- GDP chỉ bao gồm hàng hóa sản xuất trong nước. Nhập khẩu không phải là một phần của GDP và không xuất hiện trong chỉ số giảm phát GDP.
- CPI được tính bằng một giỏ hàng hóa cố định, trong khi trong GDP, giỏ hàng hóa thay đổi khi cơ cấu GDP thay đổi.
Tham khảo thêm:
- Chỉ Số NPV Là Gì? Cách Tính NPV và Ý Nghĩa Của Chỉ Số NPV
- ROS là gì? Cách tính ROS – Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?
- ROA Là Gì? Chỉ Số ROA Bao Nhiêu Là Tốt?
- Chỉ số ROE là gì? Ý nghĩa và cách tính ROE
- P/E là gì? Chỉ số P/E thế nào là tốt
CPI là một trong những chỉ số mà các nhà kinh tế sử dụng để tính toán và đánh giá tăng trưởng kinh tế, mặc dù có những hạn chế nhất định. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có câu trả lời cho những thắc mắc về CPI để phục vụ công việc của bạn tốt nhất.