Loại Hình Doanh Nghiệp Là Gì? So Sánh Các Loại Hình Doanh Nghiệp

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 19/07/2024 72 phút đọc

Loại hình doanh nghiệp được rất nhiều người chuẩn bị mở doanh nghiệp quan tâm. Bài viết sau Phân tích tài chính chia sẻ đến bạn đọc Loại hình doanh nghiệp là gì? So sánh các loại hình doanh nghiệp.

1. Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp là hình thức kinh doanh mà các cá nhân, tổ chức lựa chọn, biểu hiện cho mục tiêu mà doanh nghiệp xây dựng, ví dụ về các loại hình doanh nghiệp như nhà nước, tư nhân, hợp tác xã… Theo đó, mỗi loại hình doanh nghiệp lại có một hình thức xây dựng hệ thống và phát triển riêng theo quy định của pháp luật.

2. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Theo quy định hiện nay có các loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân. Sau đây là những đặc điểm và ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp.

2.1. Công ty cổ phần

- Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020.

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

- Về cơ cấu tổ chức quản lý:

Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

- Ưu điểm

+ Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao;

+ Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;

+ Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần chào bán hoặc cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;

+ Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, không cần thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông với Sở Kế hoạch đầu tư, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

- Nhược điểm

+ Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;

+ Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát công ty.

+ Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, Kế toán.

+ Chỉ những cổ đông sáng lập mới hiển thị thông tin trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia (nếu có sự chuyển nhượng cổ đông thì cổ đông sáng lập vẫn còn tên trên đăng ký kinh doanh, không bị mất đi dù chuyển nhượng hết vốn). Các cổ đông góp vốn chuyển nhượng cho nhau không phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chỉ thực hiện tại nội bộ doanh nghiệp và không được ghi nhận trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp của cơ quan quản lý.

+ Đối với công ty cổ phần khi chuyển nhượng cổ đông bị áp thuế thu nhập cá nhân theo chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% (dù công ty không có lãi) vẫn bị áp mức thuế thu nhập cá nhân này.

2.2. Công ty hợp danh

- Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

- Ưu điểm

+ Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người.

+ Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

- Nhược điểm

+ Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Thành viên góp vốn không có quyền quản lý doanh nghiệp nên có nhiều hạn chế đối với thành viên góp vốn.

+ Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

2.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn

a. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

- Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

- Được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp 2020.

- Về cơ cấu tổ chức quản lý:

+ Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

+ Công ty do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Ưu điểm

+ Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu;

+ Cơ cấu tổ chức công ty đơn giản nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty mà không bị chi phối hoặc khó khăn khi đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty.

+ Chính chủ sở hữu là người phụ trách kế toán của doanh nghiệp mà không cần thuê người khác.

+ Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn.

- Nhược điểm

+ Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do chỉ có một thành viên và không có quyền phát hành cổ phiếu.

+ Lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí của doanh nghiệp.

b. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

- Là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ một số trường hợp theo quy của Luật Doanh nghiệp 2020.

- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

- Được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

- Về cơ cấu tổ chức quản lý:

+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.

- Ưu điểm

+ Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

+ Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;

+ Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

+ Khi chuyển nhượng vốn, thành viên chuyển vốn phải kê khai thuế và nộp thuế thu nhập cá nhân, trường hợp chuyển nhượng ngang giá góp vốn thì số thuế phải nộp bằng không.

+ Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn.

- Nhược điểm

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;

+ Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

2.4. Doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

- Về quản lý doanh nghiệp tư nhân:

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Ưu điểm

+ Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

+ Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

- Nhược điểm

+ Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

+ Hiện nay từ khi có công ty TNHH do 1 cá nhân làm chủ sở hữu thì hầu như loại hình doanh nghiệp tư nhân ít được ưu tiên lựa chọn bởi nhược điểm tính chịu trách nhiệm vô hạn của loại hình doanh nghiệp này.

Loại hình doanh nghiệp nào có nhiều ưu điểm nhất?

Mỗi loại hình đều có những lợi ích và bất lợi riêng. Trên thực tế rất khó để kết luận xem mô hình doanh nghiệp nào là tốt nhất. Để có được lựa chọn tốt nhất nên căn cứ vào số lượng thành viên, số lượng góp vốn, trách nhiệm và mong muốn của bản thân.

Tuy nhiên, hiện nay theo khảo sát thì công ty TNHH được hầu hết các công ty lựa chọn. Ngược lại công ty hợp danh lại được ít người lựa chọn. Do mức độ rủi ro cao và các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình.

Đối với các cá nhân muốn kinh doanh nhỏ lẻ thì nên ưu tiên hộ kinh doanh. Khác với những thủ tục rườm rà và phức tạp khi đăng ký công ty, thành lập hộ kinh doanh khá đơn giản và dễ dàng. Với quy mô nhỏ lẻ nên dễ dàng quản lý, giám sát. Ngoài ra, để thành lập hộ kinh doanh không đòi hỏi số vốn quá lớn.

3. So sánh các loại hình doanh nghiệp

Dưới đây Phân tích tài chính sẽ so sánh theo đặc điểm các loại hình doanh nghiệp.

so-sanh-cac-loai-hinh-DN

Tiêu chí Công ty cổ phần Công ty hợp danh Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên Doanh nghiệp tư nhân
A. Đặc điểm pháp lý
1. Số thành viên

- Ít nhất 3 thành viên và không hạn chế tối đa.
- Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức

 

Ít nhất hai thành viên hợp danh là cá nhân, có thể thêm thành viên góp vốn. Số lượng thành viên không hạn chế tối đa

 

Có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Số lượng thành viên chỉ có một

 

Có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Số lượng thành viên từ 2 đến 50 thành viên

 

Chỉ do một cá nhân làm chủ, chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân
2. Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp - Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
Trong phạm vi số vốn điều lệ

 

Trong phạm vi số vốn điều lệ

 

Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

 

3. Tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân Không
4. Quyền phát hành chứng khoán Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Không được quyền phát hành cổ phần Không được quyền phát hành cổ phần Không được quyền phát hành cổ phần
B. Vốn thành lập
1. Hình thức Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp (Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020)

 

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết

 

- Tách biệt tài sản của chủ sở hữu và tài sản công ty.
- Tách biệt các chi tiêu cá nhân, gia đình với các chi tiêu của Chủ tịch công ty, GĐ, TGĐ.
Tiền đồng, ngoại tệ, vàng, bất động sản, bản quyền sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng đất … Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký

 

2. Thời hạn góp vốn Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn (Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020)

 

Luật doanh nghiệp 2020 không quy định. Thời hạn góp vốn sẽ do các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn ấn định trong Điều lệ

 

90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 47 Luật doanh nghiệp 2020) 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này các thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ góp vốn như đã cam kết (Điều 75 Luật doanh nghiệp 2020) Không quy định trong Luật doanh nghiệp 2020
3. Xử lý nếu không góp vốn đúng hạn - Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán - Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Trong trương hợp này, thành viên góp vốn có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ

 

- Thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
- Thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vón góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư

 

4. Tăng, giảm vốn - Giảm vốn:
Giảm vốn bằng cách công ty mua lại cổ phần và làm thủ tục điều chỉnh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần
- Tăng vốn:
Bằng cách tăng số lượng cổ phần được quyền chào bán.
Không quy định cụ thể - Giảm vốn:
+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ.
+ Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật doanh nghiệp 2020.
+ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật doanh nghiệp 2020.
- Tăng vốn:
+ Công ty 1 Thành viên có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên;+ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
- Giảm vốn:
Hoàn trả một phần vốn góp cho CSH công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho CSH công ty và Giảm vốn điều lệ theo quy định tại Điều 75 Luật doanh nghiệp 2020 (Điều 87 Luật doanh nghiệp 2020).
- Tăng vốn:
Được quyền tăng vốn từ chủ sở hữu đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp người khác (dẫn đến thay đổi hình thức doanh nghiệp).
Được quyền tăng, giảm vốn và phải đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh.

 

5. Chuyển nhượng vốn - Trong 3 năm kể từ ngày thành lập, cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần cho người khác.
- Chỉ chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông
- Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh khác.
- Thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác.
Các thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho cá nhân, tổ chức khác.

 

- Mộ hình tổ chức: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Họp ít nhất mỗi năm một lần
- Là cơ quan quyết định cao nhất
Có quyền cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân
C. Cơ cấu tổ chức
1. Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ)/ Hội đồng thành viên (HĐTV)/ Hội đồng quản trị (HĐQT)

 

Trình tự:
- Hội đồng quản trị
- Ban kiểm soát.
- Thành viên hoặc nhóm thành viên giữ 10% vốn
- Chủ tịch HĐTV triệu tập cuộc họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh. - Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 của Luật doanh nghiệp 2020.
- Nhóm thành viên theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 49 Luật doanh nghiệp 2020.
(Điều 57 Luật doanh nghiệp 2020)
Trình tự:
- Hội đồng thành viên triệu tập
- Ban kiểm soát triệu tập (nếu có).
- Thành viên hoặc nhóm thành viên giữ 10% vốn.
- Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2. Cuộc họp hợp lệ - Lần 1: Họp ĐĐCĐ lần 1 ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết (hoặc theo điều lệ).
Lần 2: Ít nhất 33%, Lần 3: Không phụ thuộc.
- Họp HĐQT ít nhất ¾ tổng số thành viên, lần 2 ít nhất ½
- Chủ tịch HĐTV triệu tập cuộc họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh.
- Quyết định:
Tuỳ vấn đề có thể được thông qua khi được 3/4 số thành viên tán thành hoặc 2/3 tổng số thành viên tán thành.
- Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định (Điều 80 Luật doanh nghiệp 2020). - Cuộc họp Hội đồng thành viên:
+ Lần 1: Được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
+ Lần 2: Ít nhất 50% vốn điều lệ.
+ Lần 3: Không phụ thuộc số thành viên.
Chủ doanh nghiệp quyết
3. Thẩm quyền triệu tập họp Trình tự:
- Hội đồng quản trị
- Ban kiểm soát.
- Thành viên hoặc nhóm thành viên giữ 10% vốn
- Chủ tịch HĐTV triệu tập cuộc họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh - Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 của Luật doanh nghiệp 2020.
- Nhóm thành viên theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 49 Luật doanh nghiệp 2020.
(Điều 57 Luật doanh nghiệp 2020)
Trình tự:
- Hội đồng thành viên triệu tập
- Ban kiểm soát triệu tập (nếu có).
- Thành viên hoặc nhóm thành viên giữ 10% vốn.
Chủ doanh nghiệp quyết
4. Thông qua nghị quyết họp - Các quyết định quan trọng của họp ĐHĐCĐ cần ít nhất 65% số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp.
- Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành. Trường hợp 50/50 thì chủ tịch HĐQT quyết định
- Với những quyết định quan trọng phải được ¾ số thành viên hợp danh chấp nhận (hoặc theo điều lệ công ty). Các vấn đề khác ít nhất 2/3 - Quyết định quan trọng ¾ số thành viên dự họp, còn lại là ½ hoặc theo điều lệ - Quyết định quan trọng 75% số vốn góp thành viên dự họp tán thành, còn lại là 65% hoặc theo điều lệ Chủ doanh nghiệp quyết
5. Tổng giám đốc (TGĐ)/Giám đốc (GĐ) - Không còn hạn chế việc làm GĐ cho doanh nghiệp khác - Giám đốc là thành viên hợp danh nếu điều lệ không quy định khác.
- Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty
- HĐTV hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê GĐ, nhiệm kỳ không quá 5 năm - Có đủ năng lực hành vi dân sự, trình độ, kinh nghiệm và không thuộc đối tượng không được quản lý kinh doanh.
- Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, CP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn thì Giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi,.. Của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.
- Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường họp thuê người khác làm GĐ quản lý DN thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh.
- Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trước Trọng Tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến DN.
- Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của DN.
6. Ban kiểm soát (BKS)/ Kiểm soát viên (KSV) - Trường họp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
- 3-5 thành viên– Hơn ½ kiểm soát viên cư trú tại Việt Nam.
- Trưởng ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty (hoặc cao hơn do Điều lệ quy định). Đối với công ty niêm yết thì phải có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc kiểm toán
Không có - Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm - Từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát Không có

5. Giải đáp các câu hỏi về loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất hiện nay?

= > Loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay là loại hình Công Ty TNHH. Ưu điểm của loại hình này là phù hợp với nền kinh tế đang phát triển với nhiều công ty có quy mô vừa và nhỏ.

Loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân?

=> Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân.

Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu?

=> Các loại hình doanh nghiệp được phát hành trái phiếu. Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành cổ phiếu?

=> Chỉ có duy nhất công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu để huy động vốn và cũng là loại hình doanh nghiệp duy nhất được tham gia thị trường chứng khoán. Đây là ưu điểm riêng có của công ty cổ phần.

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp gì?

=> Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận.

Loại hình doanh nghiệp nào không được thuê giám đốc?

=> Công ty hợp danh là loại hình duy nhất không được thuê giám đốc bởi vì toàn bộ trách nhiệm và tài sản của công ty các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của mình. Nói cách khác quyền lợi và nghĩa vụ của công ty gắn chặt với từng cá nhân cho nên không được phép thuê giám đốc để điều hành công ty hợp danh.

6. Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì khi chuyển đổi loại hình các Doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi loại hình Doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở. Chi tiết như sau:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu)

- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về việc thay đổi của:

+ Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên)
+ Hội đồng thành viên của công ty (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên)
+ Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)

- Điều lệ công ty (đối với công ty TNHH và công ty cổ phần)

- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần)

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư mới: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác còn hiệu lực

- Đối với nhà đầu tư là pháp nhân thì cần có: Bản sao hợp lệ quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác;

- Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì những giấy tờ cá nhân cần phải được Hợp pháp hóa lãnh sự

Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cần một số giấy tờ:

- Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

- Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;

- Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;

- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho vốn của doanh nghiệp tư nhân; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số thông tin về các loại hình doanh nghiệp. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức và quản lý tài chính có hiệu quả bạn có thể tham khảo học phân tích báo cáo tài chính tại địa chỉ đào tạo uy tín.

>> Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Hệ Số Tự Tài Trợ Là Gì? Cách Tính Hệ Số Tự Tài Trợ

Hệ Số Tự Tài Trợ Là Gì? Cách Tính Hệ Số Tự Tài Trợ

Bài viết tiếp theo

Chiến Lược Đầu Tư Dài Hạn Hiệu Quả Trong Thị Trường Chứng Khoán

Chiến Lược Đầu Tư Dài Hạn Hiệu Quả Trong Thị Trường Chứng Khoán
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo