Cách Lập Và Nộp Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 107 phút đọc

Thuyết minh báo cáo tài chính là một phần của Hệ thống báo cáo tài chính dùng để mô tả hoặc phân tích các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bài viết sau Phân tích tài chính hướng dẫn bạn đọc cách lập và nộp thuyết minh báo cáo tài chính.

1. Thuyết minh báo cáo tài chính là gì? Ý nghĩa của thuyết minh báo cáo tài chính là gì?

Thuyết minh Báo cáo tài chính được lập để mô tả hoặc phân tích chi tiết các thông tin, số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chuẩn xác hơn về tình hình hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.

Thuyết minh BCTC gồm các nội dung căn bản sau:

- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.

- Kỳ kế toán, tổ chức tiền tệ sử dụng trong kế toán.

- Các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đang áp dụng.

- Các chính sách kế toán áp dụng.

- Thông tin bổ sung cho những khoản mục được trình bày trong bảng cân đối kế toán.

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Thông tin bổ sung cho khoản mục được trình trong BCTC lưu chuyển tiền tệ.

2. Có bắt buộc nộp thuyết minh báo cáo tài chính?

Không nộp thuyết minh báo cáo tài chính có bị phạt không? Đây chính là băn khoăn, thắc mắc của các doanh nghiệp hiện nay.

Thuyết minh báo cáo tài chính là một trong những thành phần bắt buộc của báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cần nộp đầy đủ. Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 và thông tư 200 bắt buộc phải nộp thuyết minh BCTC cho cơ quan thuế.

Trường hợp đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 132/2018/TT-BTC. Đối tượng doanh nghiệp này chỉ cần nộp: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng cân đối tài khoản; Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN

Các doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 132 thì không cần nộp thuyết minh báo cáo tài chính.

Không nộp thuyết minh báo cáo tài chính sẽ bị phạt theo hành vi không nộp BCTC quy định tại điều 11, điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Hành vi Mức phạt
Lập thiếu Thuyết minh BCTC (lập không đầy đủ BCTC theo quy định) 10.000.000 đ – 20.000.000 đ
Nộp chậm BCTC dưới 3 tháng so với thời hạn 5.000.000 đ – 10.000.000 đ
Nộp chậm BCTC trên 3 tháng so với thời hạn 10.000.000 đ – 20.000.000 đ
BCTC sai sự thật hoặc số liệu trên các BCTC thiếu đồng nhất trong cùng kỳ kế toán 20.000.000 đ – 30.000.000 đ
Không nộp BCTC 40.000.000 đ – 50.000.000 đ

3. Kết cấu thuyết minh báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính sẽ gồm:

- Bảng cân đối kế toán: là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó.

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: hay báo cáo dòng tiền mặt là một loại báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hay năm tài chính).

- Thuyết minh báo cáo tài chính (BCTC) là một phần trong báo cáo tài chính được dùng để phân tích, làm rõ hơn về các số liệu trình bày trong trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

4. Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính

4.1. Nguyên tắc lập và trình bày thuyết minh báo cáo tài chính

Khi lập báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải lập bản thuyết minh báo cáo tài chính theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán “Trình bày báo cáo tài chính” và hướng dẫn tại chế độ báo cáo tài chính này.

- Nếu lập báo cáo tài chính giữa niên độ (cả dạng đầy đủ và tóm lược), doanh nghiệp phải lập bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc theo quy định của chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ” và thông tư hướng dẫn chuẩn mực.

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung dưới đây:

+ Thông tin về cơ sở lập và trình bày BCTC và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng với các giao dịch và sự kiện quan trọng.

+ Thông tin trọng yếu theo quy định của chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính.

+ Thông tin bổ sung chưa được trình bày trong BCTC nhưng lại cần thiết cho việc thể hiện tính trung thực và hợp lý của tình hình tài chính doanh nghiệp.

- Hình thức của bản thuyết minh BCTC” Trình bày có hệ thống, sắp xếp theo cách thức phù hợp nhất với đặc thù của mình theo nguyên tắc mỗi khoản mục cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong bản thuyết minh.

4.2. Cơ sở lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính

- Căn cứ theo bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo.

- Căn cứ theo sổ kế toán tổng hợp, sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.

- Căn cứ theo bản thuyết minh BCTC của năm trước.

- Căn cứ theo tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.

4.3. Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu

Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Trong phần này doanh nghiệp nêu rõ:

a. Hình thức sở hữu vốn: Là công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thuyết minh rõ: Tên quốc gia và vùng lãnh thổ của từng nhà đầu tư trong doanh nghiệp (bao gồm chủ đầu tư có quốc tịch VN và quốc tịch nước ngoài) và biến động về cơ cấu vốn chủ sở hữu giữa các nhà đầu tư (tỷ lệ % góp vốn) tại thời điểm kết thúc năm tài chính.

b.Lĩnh vực kinh doanh: Nêu rõ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh.

c. Ngành nghề kinh doanh: Nêu rõ hoạt động kinh doanh chính (Nội dung thuyết minh về hoạt động kinh doanh chính dẫn chiếu theo quy định về hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam) và đặc điểm sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp.

d. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường: Trường hợp chu kỳ kéo dài hơn 12 tháng thì thuyết minh thêm chu kỳ sản xuất kinh doanh bình quân của ngành, lĩnh vực.

đ. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính: Nêu rõ những sự kiện về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý, tài chính, các sự kiện sáp nhập, chia, tách, thay đổi quy mô… có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

e. Cấu trúc doanh nghiệp

- Danh sách các công ty con: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ, tỷ lệ quyền biểu quyết, tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ tại từng công ty con;

- Danh sách các công ty liên doanh, liên kết: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ, tỷ lệ quyền biểu quyết, tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ lợi ích của doanh nghiệp tại từng công ty liên doanh, liên kết;

- Danh sách các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ từng đơn vị

Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

a. Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toán năm theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01/… đến 31/12/… Nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

b. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng Việt Nam, hoặc một đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán.

Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

a. Chế độ kế toán áp dụng: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán nào: Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chế độ kế toán doanh nghiệp đặc thù được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản, Chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.

b. Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Nêu rõ Báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hay không? Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam nếu Báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán hiện hành mà doanh nghiệp đang áp dụng. Trường hợp không áp dụng chuẩn mực kế toán nào thì phải ghi rõ.

Các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

(1) Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam:

Việc áp dụng tỷ giá khi chuyển đổi Báo cáo tài chính có tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Chế độ kế toán doanh nghiệp không (tài sản và nợ phải trả theo tỷ giá cuối kỳ, vốn đầu tư của chủ sở hữu theo tỷ giá tại ngày góp vốn, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo tỷ giá thực tế hay tỷ giá bình quân).

(2) Các loại tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán

- Ngân hàng lựa chọn tỷ giá để áp dụng trong kế toán;

- Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận và đánh giá lại tài sản;

- Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận và đánh giá lại nợ phải trả;

- Các loại tỷ giá áp dụng trong giao dịch khác.

(3) Nguyên tắc xác định lãi suất thực tế (hay còn gọi là lãi suất hiệu lực) dùng để chiết khấu dòng tiền đối với các khoản mục được ghi nhận theo giá trị hiện tại, giá trị phân bổ, giá trị thu hồi… (Mục thuyết minh này chỉ cần thực hiện khi doanh nghiệp đã áp dụng các loại lãi suất để chiết khấu dòng tiền):

- Căn cứ xác định lãi suất thực tế (là lãi suất thị trường hay lãi suất ngân hàng thương mại hay lãi suất áp dụng đối với các khoản doanh nghiệp đi vay hoặc căn cứ khác);

Lý do lựa chọn lãi suất thực tế.

(4) Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:

- Nêu rõ tiền gửi ngân hàng là có kỳ hạn hay không kỳ hạn;

- Nêu rõ vàng tiền tệ gồm những loại nào, có sử dụng như hàng tồn kho hay không;

- Nêu rõ các khoản tương đương tiền được xác định trên cở sở nào? Có phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” hay không?

(5) Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính

a) Đối với chứng khoán kinh doanh:

- Thời điểm ghi nhận (đối với chứng khoán niêm yết thuyết minh rõ là T+0 hay thời điểm khác)

- Giá trị ghi sổ được xác định là giá trị hợp lý hay giá gốc;

- Căn cứ trích lập dự phòng giảm giá.

b) Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn:

- Giá trị ghi sổ được xác định là giá trị hợp lý hay giá gốc;

- Căn cứ xác định khoản tổn thất không thu hồi được;

- Có đánh giá lại các khoản thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không?

c) Đối với các khoản cho vay:

- Giá trị ghi sổ được xác định là giá gốc hay giá trị phân bổ;

- Có đánh giá lại các khoản thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không?

- Căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi đối với các khoản cho vay.

d) Đối với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết:

- Đối với các công ty con, công ty liên doanh, liên kết được mua trong kỳ, thời điểm ghi nhận ban đầu là thời điểm nào? Có tuân thủ CMKT Hợp nhất kinh doanh đối với công ty con được mua trong kỳ không? Có tuân thủ CMKT Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết không?

- Nguyên tắc xác định công ty con, công ty liên doanh, liên kết (dựa theo tỷ lệ quyền biểu quyết, tỷ lệ vốn góp hay tỷ lệ lợi ích);

- Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty con được xác định theo giá gốc, giá trị hợp lý hay giá trị khác? Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được xác định theo giá gốc, phương pháp vốn chủ sở hữu hay phương pháp khác?

- Căn cứ lập dự phòng tổn thất đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết; Báo cáo tài chính để xác định tổn thất (Báo cáo tài chính hợp nhất hay Báo cáo tài chính riêng của công ty con, công ty liên doanh, liên kết);

đ) Đối với các khoản đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác:

- Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào đơn vị khác được xác định theo giá gốc hay phương pháp khác?

- Căn cứ lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác; Báo cáo tài chính để xác định tổn thất (Báo cáo tài chính hợp nhất hay Báo cáo tài chính riêng của đơn vị được đầu tư);

e) Các phương pháp kế toán đối với các giao dịch khác liên quan đến đầu tư tài chính:

- Giao dịch hoán đổi cổ phiếu;

- Giao dịch đầu tư dưới hình thức góp vốn;

- Giao dịch dưới hình thức mua lại phần vốn góp;

- Phương pháp kế toán đối với khoản cổ tức được chia bằng cổ phiếu;

(6) Nguyên tắc kế toán nợ phải thu

- Tiêu chí phân loại các khoản nợ phải thu (phải thu khách hàng, phải thu khác, phải thu nội bộ)

- Có được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn gốc, kỳ hạn còn lại tại thời điểm báo cáo, theo nguyên tệ và theo từng đối tượng không?

- Có đánh giá lại các khoản thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không? Tỷ giá dùng để đánh giá lại là gì?

- Có ghi nhận nợ phải thu không vượt quá giá trị có thể thu hồi không?

- Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi.

(7) Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nêu rõ hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào (Bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; hay tính theo giá đích danh, phương pháp giá bán lẻ).

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ.

- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên cơ sở chênh lệch lớn hơn của giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho có được xác định theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” hay không? Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là lập theo số chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay với số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết dẫn đến năm nay phải lập thêm hay hoàn nhập.

(8) Nguyên tắc kế toán và khấu hao TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính, Bất động sản đầu tư

a) Nguyên tắc kế toán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình:

- Nêu rõ giá trị ghi sổ của TSCĐ là theo nguyên giá hay giá đánh giá lại.

- Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu (chi phí nâng cấp, cải tạo, duy tu, sửa chữa) được ghi nhận vào giá trị ghi sổ hay chi phí sản xuất, kinh doanh;

- Nêu rõ các phương pháp khấu hao TSCĐ; Số phải khấu hao tính theo nguyên giá hay bằng nguyên giá trừ giá trị có thể thu hồi ước tính từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ;

- Các quy định khác về quản lý, sử dụng, khấu hao TSCĐ có được tuân thủ không?

b) Nguyên tắc kế toán TSCĐ thuê tài chính:

- Nêu rõ giá trị ghi sổ được xác định như thế nào;

- Nêu rõ các phương pháp khấu hao TSCĐ thuê tài chính.

c) Nguyên tắc kế toán Bất động sản đầu tư.

- Giá trị ghi sổ BĐS đầu tư được ghi nhận theo phương pháp nào?

- Nêu rõ các phương pháp khấu hao BĐS đầu tư.

(9) Nguyên tắc kế toán các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

a) Đối với bên góp vốn

- Các khoản vốn (bằng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ) góp vào BCC được ghi nhận như thế nào;

- Ghi nhận doanh thu, chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận như thế nào?

b) Đối với bên nhận vốn góp (bên thực hiện việc điều hành, phát sinh chi phí chung)

- Nguyên tắc ghi nhận vốn góp của các bên khác

- Nguyên tắc phân chia doanh thu, chi phí, sản phẩm của hợp đồng.

(10) Nguyên tắc kế toán thuế TNDN hoãn lại

a) Nguyên tắc kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại

- Căn cứ ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (chênh lệch tạm thời được khấu trừ, lỗ tính thuế hay ưu đãi thuế chưa sử dụng);

- Thuế suất (%) được sử dụng để xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại;

- Có bù trừ với thuế thu nhập hoãn lại phải trả không?

- Có xác định khả năng có thu nhập chịu thuế trong tương lai khi ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại không? Có đánh giá lại tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận không?

b) Nguyên tắc kế toán thuế TNDN hoãn lại phải trả

- Căn cứ ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (chênh lệch tạm thời chịu thuế);

- Thuế suất (%) được sử dụng để xác định giá trị thuế thu nhập hoãn lại phải trả;

- Có bù trừ với tài sản thuế thu nhập hoãn lại không?

(11) Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước

- Nêu rõ chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh bao gồm những khoản chi phí nào.

- Phương pháp và thời gian phân bổ chi phí trả trước;

- Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại, lợi thế kinh doanh phát sinh khi cổ phần hóa;
- Có theo dõi chi tiết chi phí trả trước theo kỳ hạn không?

(12) Nguyên tắc kế toán nợ phải trả

- Phân loại nợ phải trả như thế nào?

- Có theo dõi nợ phải trả theo từng đối tượng, kỳ hạn gốc, kỳ hạn còn lại tại thời điểm báo cáo, theo nguyên tệ không?

- Có đánh giá lại nợ phải trả thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không?

- Có ghi nhận nợ phải trả không thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán không?

- Có lập dự phòng nợ phải trả không?

(13) Nguyên tắc ghi nhận vay và nợ phải trả thuê tài chính

- Giá trị khoản vay và nợ thuê tài chính được ghi nhận như thế nào?

- Có theo dõi theo từng đối tượng, kỳ hạn, nguyên tệ không?

- Có đánh giá lại các khoản vay và nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ không?

(14) Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay:

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Nêu rõ chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.

- Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ: Nêu rõ tỷ lệ vốn hoá này là bao nhiêu (Tỷ lệ vốn hoá này được xác định theo công thức tính quy định trong Thông tư hướng dẫn kế toán Chuẩn mực số “Chi phí đi vay”.

(15) Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Nêu rõ các khoản chi phí chưa chi nhưng được ước tính để ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ là những khoản chi phí nào? Cơ sở xác định giá trị của những khoản chi phí đó.

(16) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:

- Nguyên tắc ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng phải trả đã ghi nhận có thoả mãn các điều kiện quy định trong Chuẩn mực kế toán “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” không?.

- Phương pháp ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng phải trả được lập thêm (hoặc hoàn nhập) theo số chênh lệch lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay so với số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng đang ghi trên sổ kế toán.

(17) Nguyên tắc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện

- Doanh thu chưa thực hiện được ghi nhận trên cơ sở nào?

- Phương pháp phân bổ doanh thu chưa thực hiện.

(18) Nguyên tắc ghi nhận trái phiếu chuyển đổi

- Có được ghi nhận riêng cấu phần nợ và cấu phần vốn không?

- Lãi suất sử dụng để chiết khấu dòng tiền có tin cậy không?

(19) Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:

- Vốn góp của chủ sở hữu có được ghi nhận theo số vốn thực góp không; Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận như thế nào? Khoản quyền chọn trái phiếu chuyển đổi được xác định như thế nào?

- Lý do ghi nhận khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá hối đoái?

- Lợi nhuận chưa phân phối được xác định như thế nào? Nguyên tắc phân phối lợi nhuận, cổ tức.

(20) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu, thu nhập khác:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Có tuân thủ đầy đủ các điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán “Doanh thu và thu nhập khác” hay không? Các phương pháp nào được sử dụng để ghi nhận doanh thu.

- Doanh thu hợp đồng xây dựng: Có tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Hợp đồng xây dựng” không? Các phương pháp nào được sử dụng để ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng).

- Các phương pháp ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính.

- Các nguyên tắc ghi nhận thu nhập khác.

(21) Nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

- Các khoản giảm trừ doanh thu gồm những gì?

- Có tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm” để điều chỉnh doanh thu không?

(22) Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán

- Có đảm bảo nguyên tắc phù hợp với doanh thu không?

- Có đảm bảo nguyên tắc thận trọng, ghi nhận ngay các chi phí vượt trên mức bình thường của hàng tồn kho không?

- Các khoản ghi giảm giá vốn hàng bán là gì?

(23) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Có ghi nhận đầy đủ chi phí lãi vay (kể cả số trích trước), lỗ chênh lệch tỷ giá của kỳ báo cáo không?

(24) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Có ghi nhận đầy đủ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ không?

- Các khoản điều chỉnh giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

(25) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN. Không bù trừ chi phí thuế TNDN hiện hành với chi phí thuế TNDN hoãn lại.

(26) Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác: Nêu rõ các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác với mục đích giúp cho người sử dụng hiểu được là Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được trình bày trên cơ sở tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.

Các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

a) Chính sách tái phân loại tài sản và nợ phải trả dài hạn thành ngắn hạn

b) Nguyên tắc xác định giá trị

- Các khoản đầu tư tài chính;

- Các khoản phải thu;

- Các khoản phải trả;

- Hàng tồn kho;

- TSCĐ, Bất động sản đầu tư;

- Các tài sản và nợ phải trả khác.

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng Cân đối kế toán

- Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng Cân đối kế toán” là đơn vị tính được sử dụng trong Bảng Cân đối kế toán. Số liệu ghi vào cột “Đầu năm” được lấy từ cột “Cuối năm” trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Cuối năm” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:

+ Bảng Cân đối kế toán năm nay;

+ Sổ kế toán tổng hợp;

+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.

- Doanh nghiệp được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Bảng Cân đối kế toán và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.

- Trường hợp doanh nghiệp có áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước thì phải điều chỉnh số liệu so sánh (số liệu ở cột “Đầu năm”) để đảm bảo nguyên tắc có thể so sánh và giải trình rõ điều này. Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Đầu năm” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Cuối năm” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.

- Đối với các khoản mục yêu cầu thuyết minh theo giá trị hợp lý, trường hợp không xác định được giá trị hợp lý thì phải ghi rõ lý do.

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung của các khoản mục doanh thu, chi phí.

- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm nay;

+ Sổ kế toán tổng hợp;

+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.

- Doanh nghiệp được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.

- Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Đầu năm” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Cuối năm” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.

Thông tin bổ sung cho Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong kỳ của doanh nghiệp.

- Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp có mua hoặc thanh lý các khoản đầu tư vào công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác thì những luồng tiền này phải được trình bày thành những chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong phần này phải cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến việc mua hoặc thanh lý các khoản đầu tư vào công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác.

- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước; Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay

+ Sổ kế toán tổng hợp;

+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.

Những thông tin khác

- Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin quan trọng khác (Nếu có) ngoài những thông tin đã trình bày trong các phần trên nhằm cung cấp thông tin mô tả bằng lời hoặc số liệu theo quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể nhằm giúp cho người sử dụng hiểu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được trình bày trung thực, hợp lý.

- Khi trình bày thông tin thuyết minh ở phần này, tuỳ theo yêu cầu và đặc điểm thông tin theo quy định từ điểm 1 đến điểm 7 của phần này, doanh nghiệp có thể đưa ra biểu mẫu chi tiết, cụ thể một cách phù hợp và những thông tin so sánh cần thiết.

- Ngoài những thông tin phải trình bày theo quy định từ phần 4.1 đến phần 4.8, doanh nghiệp được trình bày thêm các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh

4.4. Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 133

Cách lập Thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 133 gồm 2 phần chính.

- Phần thứ nhất là các mục I, II, III, IV là phần mô tả đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị tiền tệ trong báo cáo, chế độ hay chuẩn mực kế toán đang áp dụng, và một số nguyên tắc kế toán đang áp dụng. Ở phần này bạn điền các thông tin ngắn gọn dễ hiểu theo thông tin doanh nghiệp và chế độ kế toán đang thực hiện và theo sự hiểu biết của các bạn.

- Phần thứ hai là các mục còn lại: là phần giải thích chi tiết thông tin và bổ sung cho các khoản mục đã trình bày trong các báo cáo tài chính. Bây giờ chúng ta cùng tập trung tìm hiểu cách làm này nhé.

Giải thích chi tiết thông tin và bổ sung cho các khoản mục đã trình bày trong các báo cáo tài chính

a. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mục V.01)

Các chỉ tiêu trong phần này lấy số dư nợ cuối kỳ (NCK) và số dư nợ đầu kỳ (NĐK) của 111, 112 trên bảng cân đối tài khoản.

b. Các khoản đầu tư tài chính (Mục V.02)

Chứng khoán kinh doanh: lấy số dư Nợ cuối kỳ (NCK) và dư Nợ đầu kỳ (NĐK) của tài khoản 121
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: lấy số dư Nợ cuối kỳ và dư Nợ đầu kỳ của các tài khoản 1281, 1288.

Phòng chống tổn thất đầu tư tài chính: lấy số dư Nợ đầu kỳ và dư Nợ cuối kỳ của các tài khoản 2291, 2292.

c. Các khoản phải thu (Mục V.03)

Theo thông tư 133 thì tùy theo yêu cầu quản lý của DN, có thể thuyết minh chi tiết ngắn hạn, dài hạn. Ở đây chúng ta có thể làm theo cách đơn giản nhất là theo tài khoản.

- Phải thu khách hàng: Lấy số dư NCK và dư NĐK của tài khoản 131, trường hợp bạn liệt kê chi tiết theo đối tượng cũng được, nhưng không cần thiết.

- Phải thu khác: Bao gồm các khoản phải thu nội bộ và tài khoản khác, số liệu điền vào chỉ tiêu này là số dư NCK và dư NĐK của các tài 141, 1388.

- Tài sản thiếu chờ xử lý: lấy số dư NCK và dư NĐK của tài khoản 1381, các bạn phân biệt từng loại như về tiền, vật tư, TSCĐ … càng tốt nhé.

- Nợ xấu: là tổng giá trị các khoản phải thu, cho vay quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng khó có khả năng thu hồi. Số liệu nhập vào chỉ tiêu này do bạn tập hợp và thống kê báo cáo về công nợ phải thu.

d. Hàng tồn kho (Mục V.04)

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này nhằm giải thích chi tiết cho chỉ tiêu 141 trên bảng cân đối kế toán. Cụ thể lấy số dư NCK và dư NĐK của các tài khoản 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157.

e. Tăng, giảm TSCĐ (Mục V.05)

- Số dư đầu năm của TSCĐ: Nguyên giá đầu năm thì lấy số dư NĐK của các tài khoản 211, giá trị hao mòn lũy kế đầu năm lấy số dư có đầu kỳ (CĐK) của các tài khoản 214.

- Số tăng trong năm của TSCĐ: Nguyên giá tăng trong năm thì lấy số nợ phát sinh (NPS) của các tài khoản 211, giá trị hao mòn lũy kế tăng trong năm thì lấy có phát sinh (CPS) của các tài khoản 214.

- Số giảm trong năm của TSCĐ: Nguyên giá giảm trong năm thì lấy có phát sinh (CPS) của các tài khoản 211, giá trị hao mòn lũy kế giảm trong năm thì lấy nợ phát sinh (NPS) của các tài khoản 214.

- Số dư cuối năm của TSCĐ: Nguyên giá dư cuối năm thì lấy số dư NCK của các tài khoản 211, giá trị hao mòn lũy kế dư cuối năm thì lấy số dư CCK của các tài khoản 214

- Giá trị còn lại: bạn chỉ cần lấy hiệu số chênh lệch là được.

f. Tăng, giảm Bất động sản đầu tư (Mục V.06)

Số đầu năm, số tăng giảm trong năm, số dư cuối năm của bất động sản đầu tư: Phần nguyên giá thì lấy số dư và số phát sinh của tài khoản 217, giá trị hao mòn lũy kế thì lấy số dư và số phát sinh của tài khoản 2147.

g. Xây dựng cơ bản dở dang (Mục V.07)

Giá trị mua sắm, xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ thì lấy số dư NCK và dư NĐK của các tài khoản tương ứng là 2411, 2412, 2413.

h. Chi phí trả trước (Mục V.08)

Số liệu nhập vào chỉ tiêu này là số dư NCK và dư NĐK của tài khoản 242. Ngoài ra bạn có thể chi tiết hơn là sự ngắn hạn hoặc dài hạn theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

i. khoản phải trả (Mục V.09)

Phải trả người bán: Là số dư có cuối kỳ (CCK) và số dư có đầu kỳ (CĐK) của tài khoản 331

Người mua trả tiền trước: Là số dư NCK và dư NĐK của tài khoản 331
Các khoản phải trả: Là số dư CCK và dư CĐK của các tài khoản 335, 3368, 3388.

k. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (Mục V.10)

Số liệu để nhập các chỉ tiêu chi tiết là số dư có cuối kỳ của các tài khoản thuế như: 3331, 3332, 3333, 3334, 3335, 3336, 3337, 3338, 3339.

l. Vay nợ thuê tài chính (Mục V.11)

Các khoản vay ngắn hạn, dài hạn: Số liệu nhập vào chỉ tiêu này được căn cứ trên bảng tổng hợp các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn theo tài khoản 3411.
Các khoản nợ gốc thuê tài chính: Số liệu nhập vào chỉ tiêu này là số liệu trên tài khoản 3412.

m. Dự phòng phải trả (Mục V.12)

Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là số dư NCK và dư NĐK của các tài khoản: 3521, 3522, 3523.

n. Vốn chủ sở hữu (Mục V.13)

Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là số dư, số phát sinh của các tài khoản: 4111, 4112, 4113, 419, 413, 421.

o. Các khoản mục ngoài báo cáo tài chính (Mục V.14, V.15, V.16)

Phần này thông tin thêm chi tiết về: Tài sản thuê ngoài, giữ hộ, ngoại tệ các loại, các khoản nợ khó đòi đã xử lý, và các thông tin khác về các khoản mục ngoài Báo cáo tình hình tài chính.

p. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mục VI)

Phần này nhằm cung cấp số liệu chi tiết hơn cho từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Tổng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là số phát sinh có của tài khoản 5111, 5112, 5113, 5118 trong năm hiện tại và năm trước đó.

- Giá vốn hàng bán: Số liệu nhập vào các chỉ tiêu này là số phát sinh nợ của tài khoản 6321, 6322, 6323, 6328 trong năm lập báo cáo và năm trước đó.

- Doanh thu hoạt động tài chính: Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là số phát sinh có của các tài khoản 5151, 5152, 5158 trong năm lập báo cáo và năm trước đó.

- Chi phí tài chính: Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là số phát sinh nợ của các tài khoản 6351, 6352, 6358 trong năm hiện tại và năm trước đó.

- Chi phí quản lý kinh doanh: Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là số phát sinh nợ của các tài khoản 6421, 6422 trong năm lập báo cáo và năm trước đó.

- Thu nhập khác: Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là số phát sinh có của các tài khoản 7111, 7118 trong năm lập báo cáo và năm trước đó.

- Chi phí khác: Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là số phát sinh nợ của các tài khoản 8111, 8118 trong năm lập báo cáo và năm trước đó.

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là số phát sinh có của tài khoản 821 đối ứng với tài khoản 911 trong năm lập báo cáo và năm trước đó.

q. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và những thông tin khác (Mục VII và VIII)

Trong phần này bạn cần trình bày phân tích số liệu đã được thể hiện trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp người sử dụng báo cáo hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong kỳ của doanh nghiệp.

Ngoài các thông tin trình bày ở trên, những thông tin khác có liên quan đến báo cáo tài chính mà bạn xét thấy là cần thiết thì được trình bày bổ sung ở chỉ tiêu này.

5. Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính mới nhất

Dưới đây là 2 mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200 và 133

Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 133

Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: ……………………………
Mẫu số B09 – DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Năm ….
(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)

I.Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

1. Hình thức sở hữu vốn. thanh toán lc trả chậm

2. Lĩnh vực kinh doanh.

3. Ngành nghề kinh doanh.

4. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.

5. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.

6. Tuyên bố về khả năng so sánh thông tin trên Báo cáo tài chính (có so sánh được hay không, nếu không so sánh được phải nêu rõ lý do như chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chia, tách doanh nghiệp nêu độ dài về kỳ so sánh…) lớp học đầu tư chứng khoán

II.Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày…./…./…. kết thúc vào ngày…./…./….).

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. Trường hợp có sự thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán so với năm trước, giải trình rõ lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi.

III. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán áp dụng học kế toán tổng hợp thực hành

IV.Các chính sách kế toán áp dụng (chi tiết theo các nội dung dưới đây nếu có phát sinh)

– Tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán. học logistics online

– Nguyên tắc chuyển đổi BCTC lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

– Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền.

– Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính.

– Nguyên tắc kế toán nợ phải thu.

– Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho.

– Nguyên tắc ghi nhận và các phương pháp khấu hao TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư.

– Nguyên tắc kế toán nợ phải trả. fca

– Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay.

– Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu.

– Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu.

– Nguyên tắc kế toán chi phí.

V.Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính
…..

Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200

 

Đơn vị báo cáo:........
Mẫu số B 09 – DN
Địa chỉ:........
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Năm ....

Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

1. Hình thức sở hữu vốn.

2. Lĩnh vực kinh doanh.

3. Ngành nghề kinh doanh.

4. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.

5. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.

6. Cấu trúc doanh nghiệp

- Danh sách các công ty con;

- Danh sách các công ty liên doanh, liên kết;

- Danh sách các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.

7. Tuyên bố về khả năng so sánh thông tin trên Báo cáo tài chính (có so sánh được hay không, nếu không so sánh được phải nêu rõ lý do như vì chuyển đổi hình thức sở hữu, chia tách, sáp nhập, nêu độ dài về kỳ so sánh...)

II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày..../..../.... kết thúc vào ngày ..../..../...).

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. Trường hợp có sự thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán so với năm trước, giải trình rõ lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi.

III. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

1. Chế độ kế toán áp dụng

2. Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán

IV. Các chính sách kế toán áp dụng (trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động liên tục:

1. Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam (Trường hợp đồng tiền ghi sổ kế toán khác với Đồng Việt Nam); Ảnh hưởng (nếu có) do việc chuyển đổi Báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

2. Các loại tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán.

3. Nguyên tắc xác định lãi suất thực tế (lãi suất hiệu lực) dùng để chiết khấu dòng tiền.

4. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền.

5. Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính

a) Chứng khoán kinh doanh;

b) Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;

c) Các khoản cho vay;

d) Đầu tư vào công ty con; công ty liên doanh, liên kết;

đ) Đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác;

e) Các phương pháp kế toán đối với các giao dịch khác liên quan đến đầu tư tài chính.

6. Nguyên tắc kế toán nợ phải thu

7. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho;

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho;

- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

8. Nguyên tắc ghi nhận và các khấu hao TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư:

9. Nguyên tắc kế toán các hợp đồng hợp tác kinh doanh.

10. Nguyên tắc kế toán thuế TNDN hoãn lại.

11. Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước.

12. Nguyên tắc kế toán nợ phải trả

13. Nguyên tắc ghi nhận vay và nợ phải trả thuê tài chính.

14. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay.

15. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả.

16. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả.

17. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện.

18. Nguyên tắc ghi nhận trái phiếu chuyển đổi.

19. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:

- Nguyên tắc ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, quyền chọn trái phiếu chuyển đổi, vốn khác của chủ sở hữu.

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản.

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá.

- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối.

20. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:

- Doanh thu bán hàng;

- Doanh thu cung cấp dịch vụ;

- Doanh thu hoạt động tài chính;

- Doanh thu hợp đồng xây dựng.

- Thu nhập khác

21. Nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

22. Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán.

23. Nguyên tắc kế toán chi phí tài chính.

24. Nguyên tắc kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

25. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

26. Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác.

V. Các chính sách kế toán áp dụng (trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục)

1. Có tái phân loại tài sản dài hạn và nợ phải trả dài hạn thành ngắn hạn không?

2. Nguyên tắc xác định giá trị từng loại tài sản và nợ phải trả (theo giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị có thể thu hồi, giá trị hợp lý, giá trị hiện tại, giá hiện hành...)

3. Nguyên tắc xử lý tài chính đối với:

- Các khoản dự phòng;

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá (còn đang phản ánh trên Bảng cân đối kế toán – nếu có).

6. Cách nộp thuyết minh báo cáo tài chính

6.1. Lập báo cáo tài chính

Muốn nộp được báo cáo tài chính qua mạng. Thì bộ Báo cáo tài chính các bạn phải thực hiện trên phần mềm HTKK mới nhất. Và xuất file ra định dạng XML, cụ thể như sau:

– Truy cập vào P/M HTKK -> chọn mục “Báo cáo tài chính” -> chọn mục “Bộ báo cáo tài chính (theo thông tư 200 hoặc quyết định 48)”

– Sau đó, các bạn thực hiện lập báo cáo tài chính trên HTKK.

– Lập xong BCTC trên phần mềm HTKK rồi các bạn xuất ra dạng XML -> sau đó lưu lại trên máy tính.

Vậy là lập xong BCTC trên HTKK xong rồi chúng ta tiến hành nộp qua mạng:

Bước 1: Vào website nhantokhai.gdt.gov.vn -> Đăng nhập MST công ty cắm token vào.

Bước 2: Chọn mục “Nộp tờ khai” -> “Chọn tệp tờ khai” -> “Ký điện tử” -> “Nhập mã PIN” -> “Nộp tờ khai”

Thế là các bạn đã nộp xong Báo cáo tài chính qua mạng rồi nhé. Còn bản thuyết minh BCTC thì các bạn xem tiếp phần 2.

6.2. Hướng dẫn nộp thuyết minh BCTC qua mạng:

LƯU Ý: Trên HTKK không có bản thuyết minh BCTC vì vậy phải làm trên Excel để nộp qua mạng!

– Nộp xong BCTC, chọn “Tra cứu” -> chọn loại tờ khai. “Báo cáo tài chính” để tìm cho nhanh -> “Tra cứu”

– Sau đó bấm chuột trái vào mục “Gửi phụ lục” -> “Chọn tệp phụ lục” -> tiếp theo nộp tờ khai như thường.

Trên đây là một số thông tin về thuyết minh báo cáo tài chính. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức và quản lý tài chính có hiệu quả bạn có thể tham khảo học phân tích báo cáo tài chính tại địa chỉ đào tạo uy tín.

>> Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Huy Động Vốn Là Gì? Các Hình Thức Huy Động Vốn

Huy Động Vốn Là Gì? Các Hình Thức Huy Động Vốn

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Chứng Chỉ Đại Lý Thuế Uy Tín Nên Chọn Ở Đâu?

Khóa Học Chứng Chỉ Đại Lý Thuế Uy Tín Nên Chọn Ở Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo