Quỹ Đầu Tư Là Gì? Các Quỹ Đầu Tư Uy Tín Tại Việt Nam

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 17/07/2024 38 phút đọc

Quỹ đầu tư tài chính đang được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn để tăng thêm thu nhập. Bài viết sau Phân tích tài chính chia sẻ chi tiết đến bạn đọc khái niệm Quỹ đầu tư là gì? Các quỹ đầu tư uy tín tại Việt Nam.

Quỹ Đầu Tư Là Gì? Các Quỹ Đầu Tư Uy Tín Tại Việt Nam

1. Quỹ Đầu Tư - Những Khái Niệm Cần Biết

1.1. Quỹ đầu tư là gì?

Quỹ đầu tư (còn có tên gọi khác là quỹ tương hỗ) là hình thức kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư cùng chung tiền để hưởng lợi từ những hoạt động đầu tư đến từ khoản vốn góp chung. Danh mục đầu tư của quỹ tương đối đa dạng bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, vàng,… Các quỹ này sẽ được điều hành bởi công ty quản lý quỹ.

Tại công ty quản lý quỹ các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính sẽ đưa ra các quyết định đầu tư để mang về lợi nhuận cho quỹ. Nhà đầu tư đã góp vốn có thể nhận về khoản lãi tương ứng với số vốn góp của mình.

1.2. Quỹ đầu tư mạo hiểm là gì?

Quỹ đầu tư mạo hiểm là hình thức góp vốn vào những công ty mới của các nhà đầu tư. Các công ty mới này có thể là công ty mới khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp này vẫn chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng được đánh giá là có tiềm năng rất lớn.

Người góp vốn vào quỹ mạo hiểm có thể tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào của công ty. Từ lúc mới bắt đầu phát triển sản phẩm cho đến tạo được doanh thu bền vững. Nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư dài hạn và có vị trí quan trọng trong bộ máy hoạt động của công ty.

Quỹ đầu tư mạo hiểm có vai trò quan trọng đối với thị trường Việt Nam, giúp tạo ra nguồn vốn, điều kiện phát triển cho những công ty mới thành lập

1.3. Quỹ đầu tư trái phiếu là gì?

Quỹ đầu tư trái phiếu ( Bond fund) còn được gọi là quỹ nợ, là một phương tiện đầu tư tổng hợp đầu tư chủ yếu vào trái phiếu (chính phủ, thành phố , công ty, chuyển đổi ) và các công cụ nợ khác, chẳng hạn như chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp (MBS). Mục tiêu chính của quỹ trái phiếu thường là tạo ra thu nhập hàng tháng cho các nhà đầu tư. Cả quỹ tương hỗ trái phiếu và quỹ giao dịch trao đổi trái phiếu (ETF) đều có sẵn cho hầu hết các nhà đầu tư.

Quỹ trái phiếu đầu tư chủ yếu vào danh mục chứng khoán có thu nhập cố định. Các quỹ trái phiếu cung cấp sự đa dạng hóa tức thì cho các nhà đầu tư với mức đầu tư tối thiểu bắt buộc thấp. Do mối quan hệ nghịch đảo giữa lãi suất và giá trái phiếu, trái phiếu dài hạn có rủi ro lãi suất lớn hơn trái phiếu ngắn hạn.

– Quỹ trái phiếu chỉ đơn giản là một quỹ tương hỗ chỉ đầu tư vào trái phiếu. Đối với nhiều nhà đầu tư, quỹ trái phiếu là một cách đầu tư vào trái phiếu hiệu quả hơn là mua chứng khoán trái phiếu riêng lẻ. Không giống như chứng khoán trái phiếu riêng lẻ, quỹ trái phiếu không có ngày đáo hạn để trả nợ gốc, do đó, số tiền gốc được đầu tư có thể thay đổi theo thời gian.

1.4. Quỹ đầu tư mở là gì?

Quỹ mở (mutual fund) hay quỹ đầu tư mở là quỹ được góp vốn bởi nhiều nhà đầu tư với cùng mục tiêu đầu tư. Quỹ được quản lý bởi một công ty quản lý quỹ uy tín. Đội ngũ các chuyên gia tài chính, đầu tư giàu kinh nghiệm của quỹ sẽ rót tiền vào chứng khoán (gồm trái phiếu, cổ phiếu) dựa trên sự chọn lọc các yếu tố của doanh nghiệp và định giá trái phiếu hoặc cổ phiếu trên thị trường nhằm đem lại lợi nhuận từ khoản đầu tư của nhà đầu tư trong trung và dài hạn.

Quỹ mở có thời gian hoạt động không xác định. Quỹ đầu tư mở cũng được phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ không giới hạn. Trong lần ra mắt công chúng đầu tiên, chứng chỉ quỹ được các nhà đầu tư mua bán, giao dịch theo định kỳ và căn cứ vào NAV/CCQ (giá trị tài sản ròng/đơn vị quỹ).

Hiện nay ở Việt Nam, có hai loại quỹ mở cơ bản đó là quỹ cổ phiếu và trái phiếu. Trong đó, quỹ cổ phiếu có tính biến động liên tục đồng nghĩa với khả năng sinh lời và mức độ rủi ro cao. Ngược lại, quỹ trái phiếu có tính ổn định, ít rủi ro và thường là kênh đầu tư thay thế cho gửi tiết kiệm ngân hàng.

1.5. So sánh cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư

Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đều có những điểm giống nhau và khác nhau về cơ bản. Dựa vào những thông tin đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp để mang về lợi nhuận trong tương lai.

a. Điểm giống nhau

- Đều là tài sản thuộc chứng khoán (căn cứ theo bộ Luật chứng khoán năm 2019) và được giao dịch khi đã niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Là bằng chứng để xác nhận lợi ích hợp pháp và quyền sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn góp khi đầu tư.
- Nhà đầu tư cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đều nhận được lãi theo quy định. Cụ thể là cổ tức đối với cổ phiếu và nhận lãi đối với chứng chỉ quỹ
- Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là công cụ và phương tiện cho mục đích đầu tư nhằm thu về lợi nhuận mong muốn.

b. Điểm khác nhau

Đặc điểm so sánhChứng chỉ quỹ Cổ phiếu
Chủ thể phát hànhQuỹ đại chúng – quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện các hoạt động chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng

 

Công ty cổ phần

 

Bản chấtLà phương tiện để thành lập quỹ của một đơn vị quỹ đầu tư chứng khoán. Ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư chứng khoán

 

Cổ phiếu được xem là chứng khoán vốn.
Người sở hữu cổ phiếu là một chủ sở hữu của doanh nghiệp hay công ty phát hành
Quyền quyết định của nhà đầu tư Không có quyền quyết định và đều do công ty quản lý quỹ quyết địnhNhà đầu tư được tự do có quyết định và quản lý đầu tư cổ phiếu của mình
Lợi tức thu được Nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận trên phần vốn đã góp và– Nhà đầu tư nhận được cổ tức.
– Giá trị cổ tức không cố định, còn phụ thuộc vào hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Mức độ rủi ro khi đầu tư Chứng chỉ quỹ mang tính ít rủi ro hơn vì mọi quyết định đầu tư đều được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Họ sẽ có nhiệm vụ cơ cấu danh mục và quản lý tài sản cho nhà đầu tưĐộ rủi ro cao
Nhiệm vụ nhà đầu tư Công ty quản lý quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư thực hiện các hoạt động mua vào và bán ra cổ phiếu hay trái phiếu.Nhà đầu tư phải dựa vào sự đánh giá của mình để có quyết định đầu tư hợp lý. Đồng thời tự theo dõi khoản danh mục đầu tư.

2. Đặc điểm các dạng quỹ đầu tư tài chính

Quỹ đầu tư tài chính có những đặc điểm nổi bật như: đa dạng danh mục đầu tư, chi phí đầu tư thấp, các dự án đầu tư được quản lý trực tiếp từ công ty quản lý quỹ không phải một cá nhân bất kỳ, chịu sự kiểm soát trực tiếp từ nhà nước và các cơ quan có liên quan. Quỹ đầu tư bắt buộc phải thực hiện kế toán, kiểm toán độc lập hoặc gián tiếp hằng năm, công bố báo cáo tài chính công khai.

Ngoài ra, còn những đặc điểm nổi bật sau đây của quỹ đầu tư tài chính:

- Quỹ giúp phòng tránh sự mất giá của đồng tiền: bạn để dành tiền trong két sắt từ năm này qua năm khác, giá của đồng tiền sẽ bị giảm do tình hình lạm phát diễn ra trên thị trường, làm hao hụt tài sản của mình. Khi đó, một đồng trong tương lai sẽ thấp hơn so với một đồng hôm nay bạn có. Thay vì để tiền mất giá như vậy, tại sao bạn không đem chúng đi đầu tư thông qua các quỹ đầu tư để tiền đẻ ra tiền.

- Tăng cơ hội kiếm lời từ thị trường: Các chuyên gia tài chính sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư, nâng cao khả năng lợi nhuận và giảm rủi ro so với bạn tự làm.

- Kiếm tiền theo hình thức thụ động: Đầu tư thông qua chứng chỉ quỹ có đặc điểm là tiền lời bạn nhận được sẽ chuyển vào tài khoản khi đến kỳ hạn của mỗi loại chứng chỉ quỹ. Chỉ cần ngồi tại nhà thì tài khoản của bạn sẽ tăng số dư một cách thụ động theo chu kỳ. Từ đó mang lại cho bạn một khoản thu nhập tốt và duy trì để bạn phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của mình.

3. Tại sao lựa chọn quỹ đầu tư tài chính

Quỹ đầu tư tài chính sẽ giúp nhà đầu tư tiếp xúc với nhiều cơ hội đầu tư tốt trên thị trường. Bạn cũng không cần phải trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp tài giỏi trong việc phân tích thị trường tài chính. Không chịu áp lực từ những rủi ro từ thị trường, nhà đầu tư chỉ cần góp vốn và giao trách nhiệm đầu tư cho các nhà quản lý quỹ.

Nếu kết quả đầu tư không tốt, bạn hoàn toàn có thể rút lui khỏi quỹ, lấy lại tiền về túi bằng cách bán các chứng chỉ quỹ cho những nhà đầu tư khác hoặc bán trực tiếp cho quỹ. Đây là kênh đầu tư kiếm lời thụ động khá an toàn và uy tín trên thị trường. Công việc của bạn chính là tìm được một quỹ đầu tư tài chính tốt và trở thành một thành viên tham gia.

Ngoài ra, đây cũng là một cơ hội để bạn học tập cách hoạt động của các danh mục đầu tư, biết được nên làm như thế nào để trở thành nhà đầu tư độc lập.

cac-quy-dau-tu-uy-tin-tai-viet-nam

4. Các loại quỹ đầu tư

- Quỹ đóng: Phát hành một lần, thông qua quá trình huy động vốn cho quỹ và không thực hiện mua lại cổ phiếu hay chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Hình thức này nhằm mục đích giúp cho việc huy động vốn, các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

- Quỹ mở: Sau đợt phát hành lần đầu ra công chúng, giao dịch mua/bán của nhà đầu tư được thực hiện định kỳ căn cứ vào giá trị tài sản ròng. Giao dịch này được thực hiện trực tiếp với công ty Quản lý Quỹ hoặc tại các đại lý chỉ định.

- Quỹ đầu tư dạng công ty: Là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ.

Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác.

- Quỹ đầu tư dạng hợp đồng: Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải pháp nhân. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ và uỷ thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để đảm bảo khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ. Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư.

- Quỹ đầu tư tập thể: Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hoá đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư mang lại.

- Quỹ đầu tư cá nhân: Quỹ huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư. Có thể được lựa chọn trước. Là các cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường với lượng vốn lớn. Đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ.

5. Những quỹ đầu tư tài chính uy tín tại Việt Nam

5.1. Quỹ VCVOF – VinaCapital Vietnam Opportunity Fund

Là một quỹ đóng trên thị trường chính của Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn. Được thành lập vào năm 2003, VOF cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội trên nhiều lĩnh vực ngành và loại tài sản.

Mục tiêu của VOF là đạt được lợi nhuận trung và dài hạn thông qua đầu tư vào tài sản tại Việt Nam hoặc vào các công ty có phần lớn tài sản, hoạt động, doanh thu hoặc thu nhập của họ tại Việt Nam.

5.2. Quỹ Dragon Capital

Được khai sinh vào năm 1994 với 16 triệu USD. Dragon Capital là quỹ đóng được đăng ký trên quần đảo Cayman – mệnh danh là thiên đường thuế. Dragon được mệnh danh là quỹ lâu đời tại thị trường Việt Nam. Sau nhiều năm phát triển, Dragon Capital hiện quản lý số tài sản là 1,3 tỷ đô la Mỹ với số nhân viên là 100.

Dragon Capital tiên phong đầu tư vào lĩnh vực tư nhân của Việt Nam và tham gia vào việc cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Hiện quỹ đã xây dựng danh mục đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết blue chip tại Việt Nam.

5.3. Quỹ đầu tư Vietcombank – VCBF

Quỹ mở VCBF hay còn gọi là công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank. Ra đời trong kết quả của việc hợp tác giữa ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và tập đoàn đa quốc gia Franklin Templeton Investments (FTI). Cho những ai chưa biết thì FTI là tập đoàn đầu tư tài chính nổi tiếng toàn cầu.

VCBF quy tụ đội ngũ chuyên gia để cung cấp danh mục đầu tư cụ thể cho các tổ chức doanh nghiệp và các KH có tài sản lớn. Bộ phận quản lý tài sản hiện đang quản lý ba Quỹ mở là Quỹ đầu tư cân bằng chiến lược VCBF, quỹ đầu tư cổ phiếu hàng đầu VCBF và quỹ đầu tư trái phiếu. Trong năm 2020, VOBF đã được bình chọn là Công ty quản lý tài sản xuất sắc nhất thập ký tại Việt Nam do tạp chí Global banking và Finance Review bình chọn.

5.4. Quỹ đầu tư Techcombank

Đầu tư quỹ mở Techcombank là đầu tư vào quỹ iFund sáng lập bởi ngân hàng Techcombank. Gồm có 3 quỹ con đầu tư các loại hình khác nhau. Đều được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm. Quỹ mở đầu tư trái phiếu TCBF: lợi nhuận kỳ vọng > 8%/ năm

+ Quỹ mở đầu tư cổ phiếu TCEF: lợi nhuận kỳ vọng lớn hơn 12%/ năm
+ Quỹ đầu tư trái phiếu linh hoạt TCFF: lợi nhuận kỳ vọng 6%/ năm

Tùy vào mục tiêu và mong muốn đầu tư, KH có thể lựa chọn tham gia các quỹ này với số tiền đầu tư chỉ từ 1 triệu đồng. Và cũng có thể rút vốn hàng ngày.

5.5. Quỹ Vina Capital

Cũng nằm trong top những công ty đầu ngành trong lĩnh vực đầu tư tài chính ở Việt Nam. Được thành lập bởi Tập đoàn VinaCapital từ năm 2012 bởi sự cấp phép của ỦY ban chứng khoán Nhà nước. Lợi thế cạnh tranh của Vina Capital là đã kinh nghiệm đầu tư. Duy trì mối quan hệ kinh doanh rộng khắp, bao gồm các công ty, các dự án mà VinaCapital tham gia đầu tư và quản lý. Tổng tài sản lớn hiện ở con số 3.3 tỷ đô la Mỹ.

Các đối tác quan trọng của Vina Capital Việt Nam là các tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư chứng khoán như BIDV, Standard Chartered, MSB, ACB, OCB,..

6. Một số lưu ý khi đầu tư vào các Quỹ

Sau đây là một số tiêu chí mà nhà đầu tư cần lưu ý trước khi lựa chọn một quỹ đầu tư:

6.1. Công ty quản lý quỹ có năng lực, uy tín tốt trên thị trường

Có 5 yếu tố căn bản tạo nên một công ty quản lý quỹ uy tín và có năng lực:

- Ban lãnh đạo và các chuyên gia đầu tư quỹ là người có am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực tài sản đầu tư, quản lý danh mục đầu tư.
- Quy mô vốn mà Công ty quản lý quỹ đang quản lý. Tổng NAV khoảng tối thiểu 1 tỷ USD.
- Thời gian hoạt động của quỹ đầu tư đủ dài tối thiểu 5 năm.
- Hiệu suất đầu tư luôn đạt hiệu quả trên tiết kiệm Ngân hàng.
- Thông tin quỹ được công khai, minh bạch hoàn toàn online.

6.2.Lợi nhuận quá khứ của quỹ đầu tư

Khi tìm hiểu về lợi nhuận quỹ đầu tư có 2 vấn đề cần lưu ý:

a. Hiểu rõ về cách tính lợi nhuận quỹ đầu tư

Có 2 cách để tính lợi nhuận của quỹ đầu tư.

- Cách 1: Bạn tính lợi nhuận theo thời điểm.
- Cách 2: Bạn tính lợi nhuận tích lũy đều.

Hiệu quả của 2 cách tính này hoàn toàn khác nhau nên nhà đầu tư phải xác định mình đầu tư theo phương pháp nào để đưa ra quyết định đầu tư cho mình phù hợp nhất.

b. Xác định rõ được mức lợi nhuận kỳ vọng của mình đảm bảo phù hợp với hiệu quả đạt được của quỹ đầu tư.

“Rủi ro cao luôn đi kèm với lợi nhuận cao và Rủi ro thấp luôn đi kèm lợi nhuận thấp”. Bạn nên xác định trước mục tiêu lợi nhuận của mình trước khi chọn quỹ đầu tư và lựa chọn quỹ phù hợp với mình nhất.

Mức lợi nhuận từ 12%- 20% của một quỹ cổ phiếu là khá tốt.

c. Tính thanh khoản của quỹ đầu tư

Tính thanh khoản là khả năng bạn có thể dễ dàng giao dịch, mua bán trao đổi.

d. Danh mục quỹ đầu tư đang đầu tư

Danh mục của quỹ đầu tư luôn được thể hiện trong chiến lược của quỹ đầu tư. Nếu quỹ đầu tư thường xuyên đầu tư vào các tài sản rủi ro thì rủi ro của quỹ sẽ cao hơn.

e. Phí dịch vụ quản lý quỹ, phí giao dịch mua, bán quỹ

Các khoản phí giao dịch rất quan trọng trong việc xác định lợi nhuận đầu tư của bạn. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn công ty có phí quản lý quỹ phù hợp với bạn nhất.

Ngoài ra phí mua và phí bán cũng khá quan trọng. Khá nhiều công ty quản lý quỹ áp dụng phí bán trong thời gian 1 năm -2 năm.

Nếu các khoản phí giao dịch mua bán này được tối ưu cũng sẽ là điểm cộng giúp bạn đạt được hiệu quả đầu tư tốt hơn.

f. Sự thuận tiện trong việc giao dịch mở tài khoản đầu tư và thực hiện đầu tư.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về quỹ đầu tư? Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức và quản lý tài chính có hiệu quả bạn có thể tham khảo học phân tích báo cáo tài chính tại địa chỉ đào tạo uy tín.

>> Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Báo Cáo Tài Chính Gồm Những Gì? Ý Nghĩa Của Từng Loại Báo Cáo

Báo Cáo Tài Chính Gồm Những Gì? Ý Nghĩa Của Từng Loại Báo Cáo

Bài viết tiếp theo

Phân Tích Vốn Chủ Sở Hữu: Cấu Trúc, Vai Trò và Ý Nghĩa Tài Chính

Phân Tích Vốn Chủ Sở Hữu: Cấu Trúc, Vai Trò và Ý Nghĩa Tài Chính
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo