Tài Chính Quốc Tế Là Gì? Tổng Quan Về Tài Chính Quốc Tế

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 44 phút đọc

Hiện nay khi nền kinh tế đã tự do hoá toàn cầu, hoạt động giao thương buôn bán quốc tế ngày càng phát triển. Ngành học về Tài chính quốc tế được rất trường đào tạo và thu hút nhiều học viên. Bài viết sau Phân tích tài chính chia sẻ đến bạn đọc về Tài chính quốc tế là gì? Tổng quan về tài chính quốc tế.

I. Tổng Quan Về Tài Chính Quốc Tế

1. Khái niệm Tài chính quốc tế là gì?

Tài chính quốc tế trong tiếng Anh là International Finance.

Tài chính quốc tế là sự di chuyển tiền vốn giữa các quốc gia gắn liền với các quan hệ kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao, quân sự giữa các quốc gia… giữa các chủ thể của các quốc gia và các tổ chức quốc tế thông qua việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong các quan hệ quốc tế.

Tài chính quốc tế bao gồm tài chính đối ngoại của một quốc gia và tài chính quốc tế thuần túy.

Trong đó hoạt động tài chính quốc tế thuần túy được hiểu là hoạt động tài chính của các tổ chức quốc tế, các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ; hoạt động tài chính của các công ty đa quốc gia, hay còn gọi là các công ty quốc tế.

Ví dụ về tài chính quốc tế

"Giả sử rằng Công ty A ở Mỹ đã bắt đầu yêu cầu thanh toán cho dịch vụ được cung cấp cho Công ty B ở Việt Nam. Tại đây, bạn đã quan sát thấy rằng một giao dịch quốc tế được bắt đầu cho các dịch vụ do Công ty A cung cấp cho Công ty B. Các giao dịch như vậy được phân loại theo các giao dịch tài chính quốc tế và nó yêu cầu các luật tài chính quốc tế phải tuân theo đối với các giao dịch đó."

2. Đặc điểm của tài chính quốc tế là gì?

2.1. Phạm vi và môi trường hoạt động của các nguồn tài chính trong lĩnh vực tài chính quốc tế

Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, giữa các quốc gia, có rất nhiều chủ thể tham gia, nhiều đồng tiền của các quốc gia khác nhau, bị chi phối trực tiếp bởi các nhân tố như:

  • Rủi ro hối đoái

Hầu hết các nước trên thế giới đều có đồng tiền của riêng mình với giá trị khác nhau. Điều đó đòi hỏi để thanh toán trong các giao dịch quốc tế phải xác định tỷ lệ so sánh giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau. Giá cả của một đồng tiền được biểu hiện bằng một đồng tiền khác gọi là tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau như mức độ lạm phát của các đồng tiền của các quốc gia, quan hệ cung – cầu tiền tệ trên thị trường… Khi tỷ giá thay đổi thí lợi ích của các chủ thể tham gia các quan hệ tài chính quốc tế cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương, đầu tư, tín dụng, thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế…

Trong lĩnh vực tài chính quốc tế, các vấn đề về cơ chế xác lập tỷ giá giữa các đồng tiền, những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá và sự tác động trở lại của tỷ giá đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, đến tính hình tài chính của các tổ chức ngoại thương, các nhà đầu tư, các ngân hàng… là những vấn đề rất được quan tâm nghiên cứu.

  • Rủi ro chính trị

Rủi ro này rất đa dạng, bao gồm những sự thay đổi ngoài dự kiến các quy định về thuế nhập khẩu, hạn ngạch, về chế độ quản lý ngoại hối hoặc là một chính sách trưng thu hay tịch biên các tài sản trong nước do người nước ngoài nắm giữ…

Loại rủi ro này bắt nguồn từ những biến động về chính trị – xã hội của các quốc gia như: sự thay đổi về thể chế, những cuộc cải cách…, từ đó Chính phủ các nước có thể thay đổi các chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia mình; hoặc chiến tranh, xung đột sắc tộc… và các chủ thể nước ngoài phải gánh chịu rủi ro bất khả kháng.

2.2. Sự chi phối của các yếu tố chính trị trong lĩnh vực tài chính quốc tế

Trong phạm vi một quốc gia, tài chính quốc tế là một bộ phận trong tổng thể các hoạt động tài chính của quốc gia. Do đó, các hoạt động tài chính quốc tế phải gắn liền và nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – chính trị – xã hội của quốc gia.

Trên phương diện quốc tế, hoạt động tài chính quốc tế của các chủ thể của một quốc gia được tiến hành trong quan hệ với các chủ thể của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế; do đó, nó cũng chịu sự ràng buộc bởi chính sách của các quốc gia khác, bởi các thông lệ mang tình quốc tế hoặc quy định của các tổ chức quốc tế mà chủ thể đó có quan hệ.

Do vậy, trong hoạt động tài chính quốc tế các chủ thể của một quốc gia không những cần nắm vững các chính sách kinh tế, pháp luật của quốc gia mình mà còn phải thông hiểu chính sách, pháp luật của các quốc gia và các tổ chức quốc tế mà mình có quan hệ.

2.3. Xu hướng phát triển của lĩnh vực tài chính quốc tế

Nền kinh tế thế giới hiện nay đã mang tính toàn cầu hóa và thống nhất cao độ. Điều này đã trở thành nhân tố chủ yếu quyết định xu hướng phát triển của tài chính quốc tế.

Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các công ty đa quốc gia vừa tạo ra nhu cầu, vừa là yếu tố quan trọng thúc đẩy các quan hệ tài chính quốc tế phát triển.

Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của thị trường vốn quốc tế đã tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư, các Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế huy động vốn và đầu tư vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, trên nhiều nước khác nhau, bằng nhiều đồng tiền khác nhau làm cho các quan hệ tài chính quốc tế vốn đã đa dạng, phức tạp càng đa dạng và phức tạp hơn.

Sự hình thành và hoạt động với phạm vi và quy mô ngày càng mở rộng của các tổ chức kinh tế, tài chính – tín dụng khu vực và quốc tế đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính – tiền tệ của các nước thành viên.

Xu hướng phát triển mạnh mẽ của tài chính quốc tế cả về chiều rộng và chiều sâu đó đòi hỏi các chủ thể tham gia vào quan hệ tài chính quốc tế phải quan tâm và am hiểu nhiều vấn đề mà tài chính nội địa ít quan tâm như: Những hình thức đi vay và cho vay vốn trên thị trường vốn quốc tế; Tính toán cơ hội đầu tư và các biện pháp quản lý sử dụng vốn trong đầu tư quốc tế; Nghiên cứu các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa, hạn chế các rủi ro hối đoái có hiệu quả; Nắm vững chức năng, cơ chế hoạt động của các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế để có được lợi ích cao nhất trong quan hệ với các tổ chức này…

3. Vai trò của tài chính quốc tế

3.1. Khai thác các nguồn lực ngoài nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội trong nước

Thông qua các hoạt động tài chính quốc tế, các nguồn tài chính, công nghệ, kỹ thuật, lao động… được phân phối lại trên phạm vi thế giới. Mỗi quốc gia phải cân nhắc để có thể khai thác sử dụng nguồn lực của các quốc gia khác và sử dụng hiệu quả.

Đặc biệt, đối với các quốc gia nghèo và chậm phát triển thí vấn đề tranh thủ nguồn vốn nước ngoài càng cần phải coi trọng. Bằng việc mở rộng quan hệ tài chính quốc tế thông qua các hình thức vay nợ quốc tế, viện trợ quốc tế, đầu tư quốc tế, tham gia vào thị trường vốn quốc tế… các quốc gia có thể tận dụng tốt nguồn lực tài chính nước ngoài và các tổ chức quốc tế; cùng với nó là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

3.2. Thúc đẩy các nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới

Ngày nay, khu vực hóa và quốc tế hóa đời sống kinh tế đã trở thành xu thế mang tình thời đại. Các quốc gia đang tích cực mở rộng đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Việc mở rộng hợp tác quốc tế nhằm mục đích kết hợp các yếu tố trong nước với các yếu tố ngoài nước và khai thác có hiệu quả các nguồn lực ngoài nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.

Việc mở rộng các quan hệ tài chính quốc tế thông qua các hình thức như hoạt động tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế trực tiếp, tham gia vào thị trường tiền tệ… góp phần thúc đẩy mở rộng và phát triển các hoạt động kinh tế quốc tế, từ đó góp phần thúc đẩy các nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.

3.3. Tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính

Việc mở rộng và phát triển các hoạt động tài chính quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển các nguồn tài chính ra khỏi phạm vi của một quốc gia, với một phạm vi rộng hơn và môi trường khác hơn đó là trên bình diện quốc tế.

Trong môi trường đó các nhà đầu tư có thể lựa chọn môi trường và lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có lợi nhuận cao hơn đầu tư ở trong nước. Sự đầu tư có thể dưới hình thức hoạt động xuất khẩu, đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài, tham gia vào thị trường tài chính quốc tế…

Bên cạnh đó, các chủ thể kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia bao gồm cả các chính phủ có thể vay vốn của các chủ thể thuộc quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế để trang trải các nhu cầu chi tiêu của mình thông qua các hình thức của quan hệ tài chính quốc tế, đặc biệt là hình thức tín dụng quốc tế…

Như vậy với sự mở rộng và phát triển của tài chính quốc tế, các nguồn tài chính có thể được di chuyển từ nơi này sang nơi khác một cách dễ dàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể của các quốc gia có nguồn tài chính, để giải quyết những khó khăn tạm thời về nguồn tài chính và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực tài chính được đưa vào sử dụng.

4. Các trung tâm tài chính quốc tế

Trung tâm tài chính được IMF định nghĩa là bao gồm:

- Trung tâm tài chính quốc tế (IFC), như Thành phố New York, London và Tokyo;
- Trung tâm tài chính khu vực (RFC), như Frankfurt, Chicago và Sydney;
- Trung tâm tài chính nước ngoài (OFC), như Quần đảo Cayman, Dublin và Singapore.

Thành phố Luân Đôn ("Quảng trường Mile") là một trong những trung tâm tài chính lâu đời nhất. London được xếp hạng là một trong những Trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất ("IFC") trên thế giới.

Các IFC và nhiều RFC là các trung tâm tài chính dịch vụ đầy đủ với quyền truy cập trực tiếp vào các nguồn vốn lớn từ các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và thị trường vốn niêm yết và là thành phố lớn trên toàn cầu.

Các OFC, và một số RFC, có xu hướng chuyên về các dịch vụ dựa trên thuế, chẳng hạn như các công cụ lập kế hoạch thuế của công ty, phương tiện trung lập về thuế, và ngân hàng / chứng khoán vô hình, và có thể bao gồm các địa điểm nhỏ hơn (ví dụ: Luxembourg), hoặc các quốc gia thành phố (ví dụ Singapore). IMF lưu ý về sự chồng chéo giữa RFC và OFC (ví dụ Hồng Kông và Singapore là OFC và RFC). Từ năm 2010, các học giả coi OFC đồng nghĩa với thiên đường thuế.

nganh-tai-chinh-quoc-te

II. Ngành Tài Chính Quốc Tế

1. Ngành tài chính quốc tế là gì?

Tài chính quốc tế là ngành học chuyên nghiên cứu về hoạt động đầu tư quốc tế, tỷ giá hối đoái, các thể chế tài chính quốc tế. Khái quát hơn, ngành học này cung cấp bức tranh tổng quan về các mối quan hệ kinh tế nảy sinh giữa các quốc gia, giữa Nhà nước với các công dân nước ngoài, các tổ chức quốc tế, gắn liền với các dòng lưu chuyển hàng hóa và tiền vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất định.

Tài chính quốc tế được xem là sự vận động tiền tệ của nhà nước với các quốc gia khác, của công dân trong nước và công dân quốc tế, của tổ chức trong nước và nước ngoài. Tài chính quốc tế là mục tiêu của mỗi quốc gia về kinh tế quốc tế và các chính sách liên quan trong nước với các quốc gia khác.

2. Có nên học học tài chính quốc tế

Mở rộng và giao lưu kinh tế với thế giới là điều mà bất kỳ quốc gia nào cũng quan tâm và chú trọng, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Với những bước chuyển biến lớn về nền kinh tế trong nước, dòng tiền đầu tư theo đó mà chuyển dịch mạnh mẽ, tạo cơ hội cho ngành Tài chính quốc tế vươn mình, giữ các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Do đó, Tài chính quốc tế luôn đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo học ngành Tài chính quốc tế tại trường đại học tốt bạn sẽ được đào tạo với chương trình song ngữ chuẩn quốc tế, được học tập giáo trình chuẩn hóa, cập nhật theo nội dung và phương pháp của các trường danh tiếng.

3. Ngành tài chính quốc tế học trường nào?

Tài chính Quốc tế là chuyên ngành hẹp của nhóm ngành Tài chính ngân hàng. Muốn phát triển sự nghiệp trong mảng Tài chính quốc tế, người học có thể chọn ngành Tài chính-ngân hàng ở các trường có đào tạo ngành này sau đó học chuyên sâu về tài chính quốc tế.

Hoặc có thể đăng ký học từ đầu ngành Tài chính quốc tế, là ngành mới mở ở một số trường sau:

  • Đại học Ngoại thương.
  • Đại học Kinh tế quốc dân.
  • Đại học KT - Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Đại học Bách Khoa.
  • Đại học Thương mại.
  • Học viện Tài chính.
  • Học viện Ngân hàng.
  • Đại học Kinh tế TP.HCM.

4. Các chứng chỉ tài chính quốc tế

4.1. CFA (Chartered Financial Analyst) - Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính

CFA là một chứng chỉ chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính, do viện CFA (CFA Institute) cấp cho những nhà phân tích tài chính, những người đã xuất sắc vượt qua tất cả các kỳ thi và đáp ứng được các điều kiện của chương trình học CFA đề ra.

Chương trình CFA tập trung vào: kỹ năng quản lý danh mục đầu tư, phân tích tài chính, áp dụng cho các loại tài sản khác nhau và cung cấp kiến thức tổng quát trong lĩnh vực tài chính.

Điều kiện nhận chứng chỉ CFA
- Vượt qua cả 3 level của kỳ thi;
- Có tối thiểu 4 năm kinh nghiệm làm việc (tích lũy đủ trước, trong hoặc sau các kỳ thi);
- Trở thành thành viên của Viện CFA Hoa Kỳ.

4.2. FRM (Financial Risk Manager) - Chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính

FRM là chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính có uy tín cao và được công nhận trên toàn cầu, được tổ chức thi và cấp bởi GARP (Global Association of Risk Professionals – Hiệp hội các chuyên gia quản trị rủi ro).

FRM là chứng chỉ dành cho các chuyên gia quản trị rủi ro, đặc biệt là những người làm trong các chuyên môn liên quan tới phân tích rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và các loại hình rủi ro tài chính khác. Chứng chỉ FRM phù hợp với nghề nghiệp trong các lĩnh vực như: Ngân hàng, Đầu tư, Chứng khoán, Quản trị tài chính doanh nghiệp.

4.3. CFP (Certified Financial Planner) - Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính

Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính là sự công nhận chính thức về chuyên môn trong các lĩnh vực lập kế hoạch tài chính, thuế, bảo hiểm, kế hoạch bất động sản và nghỉ hưu.

Được sở hữu và trao tặng bởi Hội đồng Tiêu chuẩn chứng nhận hoạch định tài chính (Certified Financial Planner Board of Standards), chứng chỉ này được trao cho các cá nhân hoàn thành thành công các kỳ thi ban đầu của Hội đồng CFP, sau đó tiếp tục các chương trình giáo dục hàng năm để duy trì kĩ năng và bằng cấp của họ.

Để nhận được chứng chỉ CFP, ứng viên phải cầu đáp ứng yêu cầu trong bốn lĩnh vực: giáo dục chính quy, thực hiện bài kiểm tra CFP, kinh nghiệm làm việc có liên quan và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình công tác.

4.4. CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst) - Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế

CAIA là một chứng chỉ dành cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, tập trung vào các khoản đầu tư thay thế (Alternative Investments) như Đầu tư vào Quỹ đầu cơ (Hedge fund), Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital), Công ty tư nhân (Private Equity), Bất động sản, Hàng hóa, Sản phẩm cấu trúc (Structured Products) và các loại hình đầu tư khác. Alternative Investments thường được các nhà đầu tư lớn sử dụng để phân bổ tài sản, quản lý rủi ro và đạt lợi nhuận cao hơn thay vì chỉ đầu tư vào một hoặc hai loại tài sản.

4.5. ChFC (Chartered Financial Consultant) - Chứng chỉ tư vấn tài chính

Tương tự như CFP nhưng được bảo trợ bởi tổ chức American College, chương trình ChFC sẽ trang bị cho bạn các kiến thức để đáp ứng nhu cầu về lập kế hoạch tài chính chuyên nghiệp phục vụ nhu cầu của khách hàng cá nhân, chuyên gia và các chủ doanh nghiệp kinh doanh nhỏ.

Bạn sẽ đạt được các lợi thế khi lập kế hoạch tài chính trong các lĩnh vực chủ chốt như: bảo hiểm, thuế thu nhập, kế hoạch hưu trí, kế hoạch đầu tư và kế hoạch kinh doanh bất động sản.

5. Học tài chính quốc tế ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính quốc tế bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như:

- Chuyên viên tài chính, quản trị các dự án của ODA, FDI tại ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư.

- Đảm nhận công việc liên quan đến thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư tài chính, tín dụng, quốc tế tại ngân hàng thương mại, chứng khoán, bảo hiểm,…

- Phụ trách xuất nhập khẩu hoặc quản trị tài chính đa quốc gia tại các doanh nghiệp.

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới tài chính, ngân hàng tại các viện nghiên cứu, các bộ và cơ quan nhà nước, chính phủ.

III. Bài tập tài chính quốc tế có đáp án

Bài 1: Tính tỷ giá chéo Tại trung tâm giao dịch hối đoái của ngân hàng ngày 01/6/N vừa qua có một số tình hình như sau.

A. Tỷ giá niêm yết
USD/VND: 20.940/60
GBP/USD: 1,7350/55
EUR/USD: 1,2350/56
USD/SGD: 1,2460/65
GBP/HKD: 12,3200/15
SGD/JPY: 74,5000/50
CAD/VND: 19.640/80

B. Có một số giao dịch hối đoái
1. Một khách hàng bán 1.000.000 GBP lấy JPY
2. Một khách hàng mua 100.000.000 JPY trả bằng VND
3. Một khách hàng bán 800.000 EUR lấy HKD
4. Một khách hàng mua 5.000.000 CAD trả bằng HKD

C. Yêu cầu
Hãy cho biết số tiền mà khách hàng nhận được hoặc phải trả của mỗi giao dịch trên

=>> Bài giải

1.KH bán 1.000.000 GBP lấy JPY ( hay Ngân hàng mua GBP trả bằng JPY)
a) Xác định tỷ giá GBP/JPY = GBP/USD.SGD/JPY.USD/SGD
= 1,7350.74,5000.1,2460 = 161,0548

b) Số JPY khách hàng nhận được Ta Có 1 GBP = 161,0548 JPY
1.000.000GBP = (X)JPY? -> X = 161,0548 tr.JPY

2. KH mua 100.000.000 JPY trả bằng VND (hay NH bán JPY lấy VND)
a) Xác định tỷ giá JPY/VND = USD/VND.(1/SGD/JPY) (1/USD/SGD)
= 20960.(1774,5000). (1/1,2460) = 226
b) Số VND khách hàng phải trả
Ta Có 1 JPY = 226 VND
100.000.000 JPY = (X) VND? -> X = 22.600 tr. VND

3. KH bán 800.000 EUR lấy HKD (hay NH mua EUR trả bằng HKD)

a) Xác định tỷ giá
EUR/HKD = EUR/USD.
GBP/HKD (1/GBP/USD)
= 1,2350.12,3200.(1/1,7355) = 8,7670

b) Số HKD khách hàng nhận được
Ta có 1 EUR = 8,7670 HKD
800.000 EUR = (X) HKD? -> X = 7.0136 tr.HKD

4. KH mua 5.000.000 CAD trả bằng HKD (hay NH bản CAD lấy HKD)

a) Xác định tỷ giá CAD/HKD = CAD/VND. GBP/HKD. (1/USD/VND)(1/GBP/USD)
= 19680.12,3215.(1/20940).(1/1,7350) = 6,6744

b) Số HKD khách hàng phải trả
Ta có 1 CAD = 6,6744 HKD
5.000.000 CAD = (X) HKD? -> X = 33,372 tr. HKD

Bài 2: Nghiệp vụ kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn bán Ngày 01/4/N một khách hàng ký với ngân hàng S Hợp đồng kỳ hạn bán 01 triệu USD lấy VND cho thời hạn 90 ngày. Tỷ giá hợp đồng là tỷ giá kỳ hạn mua được xác định theo nguyên tắc cân bằng lãi suất. Tỷ giá giao ngay hiện tại trên thị trường của USD/VND là 20.900/20.950, Lãi suất trung bình năm của USD là 3% và 4%, của VND là 8% và 10%.

Yêu cầu: Hãy cho biết tỷ giá của hợp đồng này là bao nhiêu? Lỗ lãi như thế nào? Nếu tại điểm kỳ hạn tỷ giá mua giao ngay trên thị trường là: a)20.950; b)21.000; c)21.100; d)21.200.

=> Bài giải:

Tỷ giá kỳ hạn của hợp đồng là tỷ giá kỳ hạn mua (của NH) = 20.900

Lỗ lãi của hợp đồng kỳ hạn:

a, = 20.950
I Khách hàng lãi, mức lãi =21.107 – 20.950 = 157 I Số lãi (+) = 1 triệu x 157 = 157 triệu VND

b, = 21.000
Khách hàng lãi, mức lãi = 21.107 – 21.000 = 107 I Số lãi (+) = 1 triệu x 107 = 107 triệu VND

c, = 21.100

Khách hàng lãi, mức lãi = 21.107 – 21.100 = 7 I Số lãi (+) = 1 triệu x 107 = 7 triệu VND

d, = 21.200 >
Khách hàng lỗ, mức lỗ = 21.107 - 21.200 = - 93 I Số lỗ (-) = 1 triệu x 93 = 93 triệu VND

Trên đây là một số thông tin về tài chính quốc tế. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức và quản lý tài chính có hiệu quả bạn có thể tham khảo học phân tích báo cáo tài chính tại địa chỉ đào tạo uy tín.

>> Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Quỹ Đầu Tư Là Gì? Các Quỹ Đầu Tư Uy Tín Tại Việt Nam

Quỹ Đầu Tư Là Gì? Các Quỹ Đầu Tư Uy Tín Tại Việt Nam

Bài viết tiếp theo

Các Loại Chứng Khoán Phổ Biến Và Cách Phân Biệt

Các Loại Chứng Khoán Phổ Biến Và Cách Phân Biệt
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo