Báo Cáo Tài Chính Gồm Những Gì? Ý Nghĩa Của Từng Loại Báo Cáo

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 04/10/2022 14 phút đọc

Cuối mỗi kỳ, mỗi năm kế toán phải làm bộ báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế. Bài viết sau Phân tích tài chính chia sẻ đến bạn đọc Báo cáo tài chính là gì? Báo cáo tài chính gồm những gì? Ý nghĩa của từng loại báo cáo.

1. Báo Cáo Tài Chính Là Gì?

Báo cáo tài chính là báo cáo được trình bày dưới dạng các bảng biểu, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính tổng hợp về tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Qua báo cáo tài chính có thể thấy được khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)

Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý - trừ quý IV).

Tham khảo thêm: Video chia sẻ của T.S Lê Ánh (CEO trung tâm Lê Ánh hiện đang giảng dạy Khóa học phân tích báo cáo tài chính - Kế toán Lê Ánh chia sẻ về nội dung báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì? Báo cáo tài chính gồm những gì?)

2. Báo Cáo Tài Chính Có Mấy Loại?

Căn cứ theo mục đích sử dụng báo cáo tài chính thường chia thành 4 loại phổ biến như sau:

- Báo cáo kết quả kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

- Bảng cân đối kế toán

2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện các khoản doanh thu, thu nhập khác và chi phí của tổ chức, doanh nghiệp một cách tóm lược; thể hiện hoạt động của đơn vị trong 1 giai đoạn cụ thể như tháng/ quý/ năm cho một kỳ cụ thể.

Báo cáo kết quả kinh doanh mang tính chất độc lập, cho thấy kết quả kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp được tính bằng doanh thu trừ đi chi phí. Nếu phần chi phí nhỏ hơn doanh thu và thu nhập thì đơn vị đó sẽ lãi.

2.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện doanh nghiệp đã tạo ra, sử dụng dòng tiền như thế nào trong 1 kỳ nhất định. Báo cáo này cho thấy một cách cụ thể về hoạt động vào - ra của các dòng tiền trong một kỳ với ba loại hoạt động như sau:

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

- Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư

- Dòng tiền từ các hoạt động tài chính.

y-nghia-cua-bao-cao-tai-chinh

2.3. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu sẽ thể hiện sự thay đổi của vốn chủ sở hữu trong kỳ nhất định ngắn gọn, cụ thể nhất.

Vốn chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm:

- Tăng phát sinh do chủ sở hữu đầu tư và lãi thuần tăng trong kỳ

- Giảm do chủ sở hữu rút vốn hay từ lỗ thuần trong kỳ.

2.4. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán gồm 2 như sau:

- Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp dưới tất cả hình thái và ở mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh đến cuối kỳ hạch toán.

- Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ kế toán.

3. Thời Hạn Nộp Báo Cáo Tài Chính

Căn cứ theo Điều 109, Thông tư 200/2014/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định như sau:

3.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước

- Báo cáo tài chính quý:

+ Đơn vị kế toán: Nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.

+ Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước: Nộp BCTC chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.

+ Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

- Báo cáo tài chính năm

+ Đơn vị kế toán: Nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

+ Công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước: Nộp BCTC chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

+ Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

3.2. Doanh nghiệp khác không thuộc Nhà nước

- Đối với đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Thời hạn nộp BCTC của các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.

- Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về báo cáo tài chính? Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức và quản lý tài chính có hiệu quả bạn có thể tham khảo học phân tích báo cáo tài chính tại địa chỉ đào tạo uy tín.

>> Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Đất Quy Hoạch Là Gì? Cách Nhận Biết Đất Quy Hoạch

Đất Quy Hoạch Là Gì? Cách Nhận Biết Đất Quy Hoạch

Bài viết tiếp theo

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo