Khái niệm, chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là gì? Tài chính doanh nghiệp là làm gì? Hiểu được khái quát những vấn đề chung của tài chính doanh nghiệp. Chức năng cùng vai trò của nhà quản trị tài chính chứng chỉ hành nghề kế toán
Có thể bạn quan tâm: Khóa học phân tích báo cáo tài chính
Tài chính doanh nghiệp căn bản
Bản chất của tài chính doanh nghiệp hiện đại: Là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Từ đó làm hình thành và biến đổi các loại tài sản lưu động và tài sản cố định nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đó
1. Các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình SXKD
- Mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước: học xuất nhập khẩu ở đâu
- Doanh nghiệp hoạt động nộp thuế cho nhà nước
- Nhà nước đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp học xuất nhập khẩu
- Mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, với khác hàng:
- Các nhà đầu tư bỏ vốn vào doanh nghiệp và nhận về tiền lời từ hoạt động đầu tư
- Doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng và thu tiền về
- Mối quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
- Doanh nghiệp trả lương, thưởng cho người lao động
- Các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp có sự phân phối và điều chuyển vốn cho nhau…
2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp
- Tạo vốn và luân chuyển vốn: Là để bảo đảm vốn hoạt động của doanh nghiệp luôn có đủ và ổn đinh, đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh
- Phân phối lại thu nhập: Nhằm cân đối lại nguồn vốn cho hợp lý, biết cách sử dụng đồng tiền lời sao cho có hiệu quả nhất, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Kiểm tra giám sát quá trình luân chuyển vốn: Nhờ có chức năng này mà bộ phận tài chính doanh nghiệp có thể đưa ra được các đề xuất thích hợp tới người quản lý công ty liên quan đến các vấn đề nâng cao tính hiệu quả trong việc kiểm soát đồng vốn.
3. Vai trò của nhà quản trị tài chính
Trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để gia tăng giá trị doanh nghiệp
- Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp học xuất nhập khẩu tại tphcm
- Tìm kiếm, huy động nguồn vốn mới
- Phân chia cổ tức và lợi nhuận
Làm thế nào có thể huy động và sử dụng đồng vốn hiệu quả để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối đa
Vai trò của nhà quản trị liên quan tới các vấn đề
- Chi tiêu tiền: Doanh nghiệp nên tiêu tiền vào các dự án đầu tư nào trong doanh sách rất nhiều các dự án đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất. khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn tại tphcm
- Huy động vốn: Doanh nghiệp nên tìm nguồn cung cấp vốn từ đâu để đảm bảo nguồn vốn huy động luôn ổn định với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất và an toàn nhất
- Phân chia lợi nhuận: Doanh nghiệp có các chính sách phân chia cổ tức, lợi nhuận như thế nào để đảm bảo trung hòa lợi ích cho các nhà đầu tư và hiệu quả hoạt động khóa học xuất nhập khẩu thực tế tphcm
Sơ đồ hoạt động thể hiện vai trò của nhà quản trị tài chính
- (1) Công ty phát hành các tài sản tài chính ra ngoài thị trường tài chính để huy động vốn
- (2) Tiền huy động được sẽ được đầu tư mua sắm tài sản tài chính nhằm phục vụ cho hoạt động của công ty.
- (3) Dòng tiền thu về từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
- (4a) Một phần lợi nhuận được giữ lại tại DN nhằm để tái đầu tư. học chứng chỉ kế toán trưởng online
- (4b) Một phần lợi nhuận còn lại đem chia cho các cổ đông và các nhà đầu tư
4. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp
- Tôn trọng pháp luật: Mọi hoạt động tài doanh nghiệp từ khâu lập các dự án tài chính đến khâu tổ chức thực hiện các dự án đều phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật.
- Quản lý có kế hoạch: Mọi hoạt động tài chính từ khâu huy động vốn đến khâu sử dụng vốn đều phải được lập kế hoạch cụ thể, bao gồm các kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn.
- Hoạt động có hiệu quả:Bộ phận tài chính doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả thì mới tác động tích cực đến các hoạt động khác của doanh nghiệp. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thu chi của doanh nghiệp đó.
5. Thị trường tài chính
Phân loại thành 3 loại thị trường: Sơ cấp, thứ cấp, tập trung
Thị trường sơ cấp
- Nơi phát hành các tài sản tài chính lần đầu ra công chúng.
- Làm tăng lượng vốn huy động từ các nhà đầu tư. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu
- Làm tăng số lượng các cổ phần và các trái phiếu trên thị trường.
Thị trường thứ cấp
- Là nơi mua đi bán lại các TSTC đã phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp.
- Không làm tăng quy mô vốn của doanh nghiệp.
- Làm tăng tính thanh khoản của các loại chứng khoán.
- Làm tăng lượng tiền mặt khi cần thiết. học chứng chỉ kế toán trưởng
Thị trường tập trung
- Các loại chứng khoán không được giao dịch trên thị trường tập trung trong một thời điểm và địa điểm cụ thể.
- Các giao dịch thường được thực hiện thông qua mạng máy tính kết nối trên phạm vi rộng.
6. Các chế định tài chính
Là các trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng chu chuyển vốn hiệu quả nhất cho nền kinh tế
Các đinh chế tài chính nhận tiền gửi từ các cá nhân trong xã hội sau đó đầu tư hay cho các tổ chức và cá nhân biết sử dụng vốn có hiệu quả vay lớp học kế toán thuế tại hà nội
Vai trò của các chế định tài chính: Cơ chế thanh toán, hoạt động vay và cho vay, phân tán rủi ro
Nội dung của tài chính doanh nghiệp
Trước khi đi vào tìm hiểu về nội dung của Tài chính doanh nghiệp ta cần phải biết là một nhà quản trị tài chính thì bạn phải đưa ra những quyết định giá. Tìm hiểu vai trò và mục đích của việc nghiên cứu tài chính doanh nghiệp.
1. Nhà quản trị tài chính cần phải làm gì?
Mọi nhà quản trị tài chính đều phải thường xuyên đưa ra các quyết định liên quan đến ba vấn đề cơ bản sau:
1. Doanh nghiệp nên đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh nào? Dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là gì? Những trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu gì cần cho dự án đó? Khả năng sinh lời và những rủi ro của dự án đầu tư là gì? (Capital budgeting decision) học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tphcm
2. Doanh nghiệp phải làm thế nào để huy động vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư dài hạn đó? (Financing decision). Doanh nghiệp sẽ phát hành cổ phần (equity) hay vay nợ (debt) để huy động vốn? (Capital stucture).
3. Doanh nghiệp sẽ phải quản lý các hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào? Nội dung quản lý chủ yếu là xử lý những sai lệch (mismatch) giữa các luồng tiền vào (cash inflows) và các luồng tiền ra (cash outflows) trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Trong trường hợp luồng tiền ra lớn hơn luồng tiền vào, doanh nghiệp phải vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Trong trường hợp luồng tiền vào lớn hơn luồng tiền ra, doanh nghiệp cần xử lý để tránh tình trạng dòng tiền nhàn rỗi không sinh lời. khóa học chuyên viên tuyển dụng
2. Mục tiêu khi nghiên cứu Tài chính doanh nghiệp
Nghiên cứu về Tài chính doanh nghiệp là nhằm giải quyết tốt các vấn đề cơ bản nêu trên.
Mục tiêu cuối cùng mà tài chính doanh nghiệp hướng tới thông qua việc giải quyết các vấn đề trên có thể tóm tắt ở một câu “Tạo ra các dòng tiền vào lớn hơn các dòng tiền ra, qua đó làm tăng giá trị cho doanh nghiệp”. Nói cách khác, các nhà quản trị tài chính phải lựa chọn và thực hiện các dự án đầu tư sao cho luồng thu nhập tạo ra từ các dự án đó phải lớn hơn chi phí bỏ ra để huy động vốn tài trợ cho các dự án, qua đó làm gia tăng giá trị của các khoản đầu tư của các chủ đầu tư vào doanh nghiệp. học kế toán online miễn phí
Cần lưu ý là hoạt động tài chính trong doanh nghiệp được chia làm hai nhóm hoạt động cơ bản là kiểm soát (controller) và ngân quỹ (treasurer).
Bộ phận kiểm soát có nhiệm vụ theo dõi các chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán tài chính, thanh toán thuế và quản trị thông tin tài chính (là nhiệm vụ của các phòng Kế toán tài vụ tại doanh nghiệp).
Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ quản lý tiền mặt (các luồng vào, ra), quản lý các hoạt động tín dụng (cho vay và đi vay) của doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính và đầu tư. Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở phần quản lý ngân quỹ này. học kế toán tổng hợp thực hành
Do vậy, mục đích quan tâm của quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ không giống với kế toán quản trị.
Quản trị tài chính quan tâm nhiều hơn tới vấn đề thời điểm diễn ra luồng tiền (timing of cash flows) do tồn tại yếu tố giá trị thời gian của đồng tiền và rủi ro luồng tiền (risk of cash flows) vì số lượng và thời điểm luồng tiền nhận được không thể chắc chắn.
>>>Xem thêm: Thị trường tài chính khái niệm vai trò cấu trúc và thực trạng
3. Nội dung của tài chính doanh nghiệp
Ba nội dung cơ bản của tài chính doanh nghiệp có thể mô tả tóm tắt như sau:
3.1. Lập kế hoạch đầu tư (Capital Budgeting)
Đây là quá trình lập kế hoạch và quản lý các dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Nhà quản trị tài chính cần phát hiện ra các cơ hội đầu tư có khả năng đem lại thu nhập nhiều hơn chi phí tài trợ cho việc thực thi hoạt động đầu tư đó. Một cách cụ thể, nhà quản trị phải lên được kế hoạch mua sắm, chi tiêu cho dự án, không chỉ bao gồm những chi tiêu ban đầu mà cả các chi tiêu trong suốt quá trình thực hiện dự án, phải dự tính được những thay đổi trong chi phí. Đồng thời, nhà quản trị phải dự tính được doanh thu, lợi nhuận trong suốt vòng đời của dự án. Điểm quan trọng nhất là qua đó phải xác định được thời điểm (timing) diễn ra các luồng tiền vào ra doanh nghiệp, giá trị (size) của các luồng tiền đó cũng như những rủi ro (risk) gắn với các luồng tiền, trên cơ sở đó đánh giá được mức sinh lời của dự án cũng như có các biện pháp quản trị thích hợp nhằm kiểm soát rủi ro để có được những luồng tiền đúng như dự tính cả về giá trị lẫn thời điểm. học kế toán trực tuyến
3.2. Xác định cấu trúc vốn tài trợ (capital structure)
Đây là quá trình xác định cách thức để doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn đầu tư dài hạn cũng như quản lý nguồn vốn đó. Nguồn vốn huy động của doanh nghiệp cho các dự án đầu tư dài hạn tồn tại dưới hai dạng: vốn góp của các cổ đông và vốn vay.
Nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính ở đây là phải xác định được cấu trúc vốn huy động sao cho vừa đảm bảo giảm thiểu chi phí huy động, gia tăng giá trị cho doanh nghiệp đồng thời vẫn kiểm soát được những rủi ro cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp mà cao thì sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó có thể giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp. Chẳng hạn, lãi trả cho các khoản nợ được khấu trừ khi tính thuế nên nếu tỷ lệ phần nguồn vốn cho dự án dưới dạng nợ mà cao thì doanh nghiệp sẽ được lợi về thuế. Hơn nữa, trong khi khả năng tạo ra lợi nhuận của từng đồng vốn sử dụng thì được coi là như nhau nhưng lãi trả cho những đồng vốn huy động bằng vay nợ sẽ luôn cố định.
Như vậy cùng một mức sinh lời, nếu tỷ lệ nợ trong nguồn vốn đầu tư mà cao thì doanh nghiệp càng lợi. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu mà cao thì doanh nghiệp sẽ dễ gặp những khó khăn về tài chính khi dự án không sinh lời như mong muốn.
Hơn thế, các chủ nợ sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn khi thấy tỷ lệ nợ trong nguồn vốn huy động của doanh nghiệp quá cao vì sợ rủi ro. Thậm chí, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong vay vốn. học nghề kế toán
3.3. Quản trị vốn lưu động (Working Capital Management)
Nội dung của hoạt động quản trị vốn lưu động là kiểm soát các tài sản lưu động và nợ ngắn hạn (bao gồm cả nợ dài hạn đến hạn trả) nhằm đảm bảo doanh nghiệp có đủ tiền cho các chi tiêu cho hoạt động của mình. Các câu hỏi mà nhà quản trị tài chính thường phải trả lời là
1) Doanh nghiệp cần phải nắm giữ bao nhiều tiền (tiền mặt và tiền gửi ngân hàng), bao nhiêu hàng dự trữ (bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong kho)?
2) Trường hợp nào thì doanh nghiệp nên bán chịu, thời hạn bán chịu nên là bao lâu và đối tượng nào sẽ được doanh nghiệp bán chịu? tự học xuất nhập khẩu
3) Doanh nghiệp nên vay ngắn hạn hay mua chịu hay thanh toán ngay?
>>Xem thêm: Nội dung tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp
Trên đây là những thông tin về khái niệm, chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp đã được biên soạn bởi các chuyên gia của Phân tích tài chính. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc!
Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực phân tích tài chính có thể tham khảo bài viết Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất Hà Nội để lựa chọn được địa chỉ uy tín