Tín dụng và lãi suất tín dụng ngân hàng

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 26 phút đọc

I. Khái niệm tín dụng

“Tín dụng là một hệ thống các quan hệ phân phối theo nguyên tắc có hoàn trả giữa người đang tạm thời thừa vốn sang người tạm thời thiếu vốn và ngược lại”

  • Tín dụng thường kèm theo một khoản lãi
  • Căn cứ quan trọng nhất của tín dụng là sự tin tưởng
  • Có 3 giai đoạn trong quá trình thực hiện tín dụng
  • Việc hoàn trả trong tín dụng là vô điều kiện

Đặc trưng của quan hệ tín dụng

Tăng cường tính linh hoạt

  • Tín dụng tập trung vốn, do đó làm tăng khả năng huy động vốn khi cần thiết
  • Tín dụng phá bỏ các giới hạn về khả năng vốn cá nhân

Tiết kiệm chi phí lưu thông

  • Tín dụng không dùng tới tiền mặt nên hạn chế được các chi phí khi dùng tiền mặt
  • Việc dịch chuyển các quỹ tiền dưới dạng chuyển khoản luôn thuận tiện, nhanh chóng và an toàn hơn so với vận chuyển tiền mặt địa chỉ học kế toán tổng hợp

Các vai trò khác

  • Tín dụng hạn chế hiện tượng “nền kinh tế tiền mặt”
  • Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động tài chính

>> Xem thêm: Lãi suất là gì và các loại lãi suất

II. Các hình thức tín dụng

1. Tín dụng ngân hàng

Khái niệm: Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn vốn tiền tệ phát sinh giữa các ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế theo nguyên tắc của tín dụng

Đặc điểm: học xuất nhập khẩu ở hà nội

  • Huy động và cho vay vốn dưới hình thức tiền tệ. tài liệu kế toán sản xuất
  • Các ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng là người chủ động ra điều kiện vay và cho vay.

Ưu, nhược điểm:

  • Có khả năng huy động và cung ứng khối lượng vốn lớn; thời hạn linh hoạt, có khả năn đi vay ngắn hạn để cho vay dài hạn; thích hợp với nhiều đối tượng xin vay và cho vay
  • Hạn chế cơ bản là có độ rủi ro cao

2. Tín dụng thương mại

Khái niệm: Tín dụng thương mại là các quan hệ tín dụng giữa những người sản xuất kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá

Đặc điểm: học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm

  • Đối tượng TDTM là hàng hoá như vật tư, máy móc thiết bị
  • Chủ thể tham gia TDTM là những người sản xuất kinh doanh
  • Công cụ của TDTM là thương phiếu học kế toán thuế tại hà nội

Ưu, nhược điểm:

  • Góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá
  • Hạn chế cơ bản là có giới hạn về qui mô, thời hạn và phạm vi

3. Tín dụng nhà nước

Khái niệm: Tín dụng nhà nước là các quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể trong nền kinh tế để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý kinh tế- xã hội

Đặc điểm:

  • Nhà nước vừa là người đi vay vừa là người cho vay (đi vay là chủ yếu)
  • Công cụ sử dụng trong TD nhà nước: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ quốc tế

Ưu, nhược điểm: học kế toán ở đâu tốt nhất tphcm

  • Có mức độ an toàn cao, các công cụ huy động vốn có mức thanh khoản cao
  • Có thể gây sức ép tăng lãi suất khiến đầu tư tư nhân giảm

4. Tín dụng thuê mua

Khái niệm: Tín dụng thuê mua là các quan hệ tín dụng nảy sinh giữa công ty tài chính (công ty cho thuê tài chính) tài chính ngân hàng với những người sản xuất kinh doanh dưới hình thức cho thuê TS

Đặc điểm:

  • Đối tượng là tài sản như nhà xưởng, văn phòng, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị…
  • Chủ thể tham gia là các công ty tài chính và người sản xuất kinh doanh
  • Hình thức: thuê vận hành, thuê tài chính, Bán và thuê lại

Ưu, nhược điểm:

  • Giúp doanh nghiệp có vốn hạn chế có cơ hội hiện đại hoá sản xuất
  • Hạn chế về quy mô, thời hạn và phạm vi; chịu chi phí cao khóa học kế toán thực hành

5. Tín dụng tiêu dùng

Khái niệm: Tín dụng tiêu dùng là các quan hệ tín dụng nảy sinh giữa công ty tài chính với người tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Đặc điểm:

  • Đối tượng TDTD là hàng hoá tiêu dùng có giá trị lớn
  • Chủ thể tham gia TDTD là các công ty tài chính và người tiêu dùng

Ưu, nhược điểm:

  • Góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong khi thu nhập hiện tại còn hạn chế; thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm khóa học xuất nhập khẩu tại hà nội
  • Hạn chế: gây tâm lý tiêu dùng quá mức trong dân chúng

6. Tín dụng quốc tế

Khái niệm: Tín dụng là các quan hệ tín dụng phát sinh giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác và các tổ chức quốc tế.

Đặc điểm:

  • Đối tượng TDQT có thể là hàng hoá , cũng có thể là tiền tệ
  • Chủ thể tham gia TDQT Chính phủ, ngân hàng, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp….

Ưu, nhược điểm:

- Đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế khi mà nguồn vốn trong nước hạn chế

- Hạn chế: nguồn vốn bị động do phụ thuộc và yếu tố bên ngoài; chị ảnh hưởng của rủi ro tỉ giá

Lãi suất tín dụng

III. Lãi suất tín dụng

Tìm hiểu về lãi suất tín dụng qua khái niệm, phân loại lãi suất, hiểu rõ vai trò và các nhân tố làm ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng

1. Khái niệm lãi suất tín dụng

  • Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người đi vay trả cho người cho vay khi sử dụng tiền vay
  • Lãi suất tín dụng được hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng. Lãi suất được biểu hiện bằng quan hệ tỷ lệ giữa lợi tức tín dụng và tông số tiền vay trong một thời gian nhất định

Lãi suất tín dụng trong kỳ = (Tổng số lợi tức tín dụng trong kỳ /Tổng số tiền cho vay trong kỳ) × 100%

2. Phân loại lãi suất

Phân loại theo nguồn sử dụng: học nguyên lý kế toán

  • Lãi suất huy động: là loại lãi suất quy định tỉ lệ lãi phải trả cho các hình thức nhận tiền gửi của khách hàng
  • Lãi suất cho vay: là loại lãi suất quy định tỷ lệ lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay

Phân loại theo giá trị thực:

  • Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất được xác định cho mỗi kỳ hạn gửi hoặc vay, thể hiện trên quy ước giấy tờ được thoả thuận trước.
  • Lãi suất thực: là loại lãi suất xác định giá trị thực của các khoản lãi được trả hoặc thu được.

Lãi suất thực = Lãi suất dang nghĩa + Tỷ lệ lạm phát

Phân loại theo phương pháp tính lãi

  • Lãi suất đơn: là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số tiền vay ban đầu không gộp lãi vào tiền vay ban đầu để tính lãi thời hạn kế tiếp.
  • Lãi suất kép: là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số tiền vay, số tiền vay này tăng lên do có gộp lãi qua từng thời kỳ cho vay (lãi mẹ đẻ lãi con)

Phân loại theo loại tiền

  • Lãi suất nội tệ
  • Lãi suất ngoại tệ

Lãi suất ngoại tệ có ảnh hưởng đến việc khuyến khích xuất khẩu hay nhâp khẩu.

Để khuyến khích xuất khẩu, người ta thường áp dụng cơ chế lãi suất ngoại tệ cho vay thấp hơn, trong huy động thì cao hơn so với lãi suất nội tệ và ngược lại.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm: Khóa học xuất nhập khẩu.

3. Vai trò của lãi suất tín dụng

Xét ở tầm vĩ mô: Lãi suất tín dụng là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.Thể hiện:

  • Điều chỉnh lượng cung ứng tiền, từ đó tác động đến sự tăng giảm sản lượng để thực hiện điều tiết nền kinh tế (ổn định lạm phát, công ăn việc làm và phát triển sản xuất)
  • Tác động tới tổng cung và tổng cầu thông qua tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đến tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội
  • Làm công cụ điều hòa cung cầu ngoại tệ, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
  • Điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu khu vực nhằm đảm bảo sự thích ứng của nền kinh tế với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế

Xét ở tầm vi mô:

  • Lãi suất tín dụng là công cụ thực hiện các hoạt động của các trung gian tài chính trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh để đảm bảo tính tự chủ tài chính của các tổ chức này, tạo ra nguồn lực tài chính để các tổ chức này tồn tại và phát triển. học xuất nhập khẩu ở đâu
  • Lãi suất tín dụng tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và đời sống của dân cư

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất tín dụng

  • Cung cầu quỹ cho vay
  • Rủi ro và kỳ hạn
  • Lạm phát
  • Chính sách vĩ mô của nhà nước: Chính sách tài khóa (thuế và chi tiêu của chính phủ), chính sách tiền tệ
  • Các nhân tố kinh tế - xã hội khác

Tham khảo ngay: Khóa học kế toán tổng hợp tại tphcm

cách học xuất nhập khẩu hiệu quả

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp

Bài viết tiếp theo

Đầu Tư Ngắn Hạn Là Gì? Lợi Ích Và Rủi Ro Cần Biết

Đầu Tư Ngắn Hạn Là Gì? Lợi Ích Và Rủi Ro Cần Biết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo