Nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 16 phút đọc

Nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính được thực hiện trên cơ sở các chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS). Vậy có những nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính nào? Trong bài viết này, Phân Tích Tài Chính sẽ gửi đến các bạn

Tham khảo: Review Khóa Học Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Ở Đâu Tốt

Nguyên Tắc Trình Bày Báo Cáo Tài Chính (BCTC)

Nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính được thực hiện trên cơ sở các chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS). Theo đó, BCTC phải được trình bày trên cơ sở các nguyên tắc sau: xây dựng thương hiệu tuyển dụng

1. Nguyên tắc hoạt động liên tục

Nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính này đòi hỏi BCTC phải được lập trên cơ sở doanh nghiệp hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.

Nếu doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của mình, những điều không chắc chắn đó cần phải được làm rõ.

Trường hợp BCTC không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, cần phải nêu được cơ sở để lập BCTC và phải được công khai.

>>>Xem thêm: Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng

2. Nguyên tắc Cơ sở dồn tích

Nguyên tắc này đòi hỏi BCTC của doanh nghiệp phải được lập trên cơ sở dồn tích, ngoại trừ các thông tin về lưu chuyển tiền tệ. Theo đó mọi giao dịch hay sự kiện kinh tế, tài chính liên quan đến tài sản, NPT, VCSH, doanh thu,chi phí phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không cắn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền hoặc tương đương tiền.

Việc lập BCTC theo nguyên tắc này cung cấp cho người sử dụng thông tin không chỉ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá khứ mà còn liên quan đến trách nhiệm thanh toán cũng như dòng tiền sẽ thu trong tương lai. khóa học nhân sự online

3. Nhất quán trong trình bày

Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ kế toán này sang niên độ kế toán khác, trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong trình bày.

Điều này nhằm đảm bảo tính có thể so sánh được của thông tin trên BCTC.

Nguyên tắc nhất quán trong trình bày báo cáo tài chính

4. Nguyên tắc trọng yêu và tập hợp

Nguyên tắc này đòi hỏi đối với những khoản mục trọng yếu, doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt trên BCTC. Đối với những khoản mục không tương tự và không trọng yếu, có thể tập hợp lại để trình bày trong một khoản mục chung trên BCTC.

Một thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin đó hoặc thông tin đó thiếu chính xác thì có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC.

Tuy nhiên có những khoản không được coi là trọng yếu để có thể được trình bày riêng biệt trên BCTC, nhưng lại được coi là trọng yếu để phải trình bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

5. Nguyên tắc bù trừ

Theo nguyên tắc “Bù trừ”, tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi phí không được bù trừ với nhau trừ khi việc bù trừ này là theo yêu cầu hay cho phép của một phần chuẩn mực cụ thể.

Bởi vì nếu thực hiện bù trừ, các đối tượng sử dụng thông tin BCTC sẽ rất khó nắm bắt, đánh giá được thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh cũng như giảm thiểu khả năng hiểu biết các giao dịch của doanh nghiệp. học xuất nhập khẩu

6. Nguyên tắc thông tin có thể so sánh

Nguyên tắc này đòi hỏi các thông tin phản ánh trên BCTC phải đảm bảo tính có thể so sánh được. Theo đó các thông tin được công bố của các gia đoạn trước do tất cả các số liệu báo cáo phải hiện diện đầy đủ trên BCTC và trong BTMBCTC hiện hành trừ khi có quy định khác.

Để so sánh được giữa các kỳ kế toán với nhau, các thông tin bằng số liệu trong BCTC phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liêu trong BCTC của kỳ trước. khóa học xuất nhập khẩu thực tế

7. Nguyên tắc kỳ báo cáo

BCTC phải được lập ít nhất cho từng kỳ kế toán năm. Khi thay đổi kỳ báo cáo năm và BCTC được lập cho kỳ báo cáo khác, doanh nghiệp phải công khai nguyên nhân thay đổi và số liệu không thể so sánh được.

Trong trường hợp đặc biệt, một doanh nghiệp có thể thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập BCTC cho một niên độ kế toán có thể dài hơn hoặc ngắn hơn một năm dương lịch.

Trường hợp này doanh nghiệp cần phải thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm và các số liệu tương ứng nhằm để so sánh được trình bày trong BCKQHĐK, BCLCTT và phần thuyết minh BCTC có kiên quan, trong trường hợp này là không thể sánh được với các số liệu của niên độ hiện tại.

8. Coi trọng bản chất hơn hình thức.

Nguyên tắc này đòi hổi khi lập và trình bày BCTC, phải coi trọng việc phản ánh nội dung hay bản chất của các giao dịch và sự kiện phát sinh chứ không phải chỉ phán ánh hình thức pháp lý của chúng.

Quán triệt được nguyên tắc này là điều kiện để bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu và nguyên tắc lập, trình bày BCTC đã đề cập ở trên.

Trên đây là 08 nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính được thực hiện trên cơ sở các chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS). Hy vọng những chia sẻ của Phân Tích Tài Chính chia sẻ trong bài viết hữu ích với bạn đọc!

Xem thêm

hoc ve xuat nhap khau o dau

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Đánh giá khái quát tốc độ tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp

Đánh giá khái quát tốc độ tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp

Bài viết tiếp theo

Đầu Tư Ngắn Hạn Là Gì? Lợi Ích Và Rủi Ro Cần Biết

Đầu Tư Ngắn Hạn Là Gì? Lợi Ích Và Rủi Ro Cần Biết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo