Hướng dẫn phân tích hiệu quả kinh doanh
Phân tích hiệu quả kinh doanh là đánh giá hiệu quả hoạt động của CTCP trong quá trình hoạt động kinh doanh, bao gồm: hiệu quả của chi phí, hiệu quả của việc sử dụng vốn và hiệu quả của nguồn tài trợ. Trong bài viết dưới đây Phân tích tài chính sẽ hướng dẫn chi tiết cách phân tích hiệu quả kinh doanh.
>>> Tham khảo: Review khóa học tài chính cho người không chuyên
Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần
Phân tích hoạt động kinh doanh được thể hiện thông qua các nội dung phân tích cụ thể: Phân tích hiệu quả chi phí, phân tích hiệu suất sử dụng vốn, phân tích khả năng sinh lời, phân tích hiệu quả xã hội.
1. Phân tích hiệu quả của chi phí
Phân tích hiệu quả chi phí giúp cho các nhà quản lý đánh giá trình độ quản trị chi phí của CTCP và xác định được trọng điểm cần tăng cường quản lý chi phí ở từng bộ phận trong CTCP. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả chi phí thường được sử dụng là: khóa học quản trị nhân sự tại tphcm
* Tỷ suất giá vốn hàng bán
Tỷ suất giá vốn hàng bán (%) = (Trị giá vốn hàng bán/DTTBH&CCDV) x 100
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả quản trị các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần bán hàng thì CTCP phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán.
Trị số chỉ tiêu càng nhỏ hơn 100% thì hiệu quả quản trị các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng cao và ngược lại.
* Tỷ suất chi phí bán hàng
Tỷ suất chi phí bán hàng (%) = (Chi phí bán hàng/DTTBH&CCDV) x 100
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ quản trị các yếu tố chi phí trong quá trình bán hàng. Chỉ tiêu cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần bán hàng thì CTCP phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ CTCP đã tiết kiệm chi phí bán hàng và như vậy hiệu quả kinh doanh càng cao.
* Tỷ suất chi phí QLDN
Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp (%) = (Chi phí quản lý DN/ DTTBH&CCDV) x 100
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ quản trị các yếu tố chi phí trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần bán hàng thì CTCP phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý DN. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ CTCP đã tiết kiệm chi phí quản lý DN và như vậy hiệu quả kinh doanh càng cao. ngành xuất nhập khẩu
Quy trình thực hiện phân tích: Thu thập dữ liệu, xác định chỉ tiêu phân tích, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, so sánh chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu trung bình ngành (nếu có). Căn cứ căn cứ vào độ lớn và kết quả so sánh của từng chỉ tiêu, tình hình thực tế của CTCP để đánh giá hiệu quả chi phí của CTCP.
2. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn
Các nhà khoa học đã tiếp cận nội dung này đôi khi chưa thực sự thống nhất về “tiêu đề” và “tên” của chỉ tiêu phân tích. Mặc dù, cơ sở số liệu tính toán các chỉ tiêu và nội dung kinh tế của chỉ tiêu giống nhau. Cách gọi các chỉ tiêu phân tích thường gặp là sức sản xuất của tài sản, hiệu suất sử dụng tài sản, tốc độ luân chuyển tài sản, tốc độ luân chuyển vốn, hiệu suất sử dụng vốn. Đứng trên phương diện tiếp cận nghiên cứu có tính kế thừa và hoàn thiện, luận án cho rằng với mục đích phân tích tài chính CTCP để cung cấp thông tin tài chính thì có thể thống nhất cách gọi là phân tích hiệu suất sử dụng vốn hay tốc độ luân chuyển vốn tùy thuộc vào từng loại vốn cụ thể.
Phân tích hiệu suất sử dụng vốn nhằm cung cấp cho nhà quản trị CTCP và các nhà quản lý khác những thông tin về năng lực hoạt động của CTCP từ khái quát đến chi tiết. Do vậy, phân tích hiệu suất sử dụng vốn của CTCP được tiến hành từ khái quát đến chi tiết thông qua các nội dung cụ thể: Phân tích hiệu suất sử dụng VKD, phân tích hiệu suất sử dụng vốn dài hạn, phân tích tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn, phân tích tốc độ luân chuyển vốn dự trữ, phân tích tốc độ luân chuyển vốn trong thanh toán,… Cơ sở số liệu để tính toán chỉ tiêu phân tích là dựa vào số liệu của bảng CĐKT và báo cáo kết quả HĐKD.
* Phân tích hiệu suất sử dụng VKD
Phân tích hiệu suất sử dụng VKD nhằm đánh giá trình độ quản lý, sử dụng vốn trong kinh doanh của CTCP. Chỉ tiêu phân tích là hiệu suất sử dụng VKD.
Hiệu suất sử dụng VKD = Tổng doanh thu thuần/ VKD bình quân
Triển khai công thức tính hiệu suất sử dụng VKD theo mô hình Dupont, ta có: Chỉ tiêu này cho biết, bình quân một đồng VKD sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Hiệu suất sử dụng VKD = (Vốn ngắn hạn bình quân/ VKD bình quân) x (DTT/Vốn ngắn hạn bình quân)
Hiệu suất sử dụng VKD = Hệ số đầu tư ngắn hạn x Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn
Thông qua mô hình phân tích Dupont, cho thấy chính sách đầu tư và hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn tác động đến hiệu suất sử dụng VKD. Do vây, nhà quản trị sẽ có những biện pháp quản trị hợp lý làm tăng hiệu suất sử dụng VKD. học kế toán thuế
* Phân tích hiệu suất sử dụng vốn dài hạn
Phân tích hiệu suất sử dụng vốn dài hạn nhằm đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn dài hạn của CTCP. Chỉ tiêu phân tích: Hiệu suất sử dụng vốn dài hạn.
Hiệu suất sử dụng Vốn dài hạn = Tổng doanh thu thuần/Vốn dài hạn bình quân
Trong trường hợp, vốn dài hạn của CTCP chủ yếu là vốn cố định thì có thể sử dụng chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = DTTBH&CCDV/ Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu phản ánh bình quân một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
* Phân tích tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn
Phân tích tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn nhằm đánh giá trình độ quản lý, sử dụng vốn ngắn hạn của CTCP. Khi phân tích tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn, người ta sử dụng 2 chỉ tiêu: Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn và kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn.
(1) Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn phản ánh hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn. Chỉ tiêu cho biết trong kỳ vốn ngắn hạn quay được mấy vòng.
Số vòng luân chuyển của vốn ngắn hạn = Tổng doanh thu thuần/Vốn ngắn hạn bình quân
(2) Kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn phản ánh thời gian quay vòng của vốn ngắn hạn. Chỉ tiêu cho biết số ngày để vốn ngắn hạn quay được 1 vòng.
Kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn = Thời gian của kỳ phân tích/ Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn
Ngoài ra, phân tích hiệu suất sử dụng vốn trong thanh toán và vốn dự trữ sử dụng các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu | Công thức tính |
Số vòng luân chuyển vốn trong thanh toán | DTTBH&CCDV/ Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân |
Kỳ thu tiền bình quân | Số ngày trong kỳ phân tích/ Số vòng luân chuyển vốn trong thanh toán |
Số vòng luân chuyển vốn dự trữ | Giá vốn hàng bán/ Giá trị hàng tồn kho bình quân |
Kỳ luân chuyển vốn dự trữ bình quân | Số ngày trong kỳ phân tích/ Số vòng luân chuyển vốn dự trữ |
* Khái quát quy trình thực hiện phân tích hiệu suất sử dụng vốn: Thu thập dữ liệu, xác định các chỉ tiêu phân tích, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc qua đó thấy được sự biến động về hiệu suất sử dụng VKD nói chung và hiệu suất sử dụng từng loại vốn nói riêng; đồng thời phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hiệu suất sử dụng vốn của CTCP và xác định số vốn tiết kiệm hay lãng phí do hiệu suất sử dụng vốn thay đổi.
3. Phân tích khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời vừa là động cơ kinh doanh vừa là cơ sở để mỗi CTCP tồn tại và phát triển. Thông tin về khả năng sinh lời của CTCP là mối quan tâm chủ yếu của các chủ thể quản lý có liên quan đến CTCP. Phân tích khả năng sinh lời của CTCP được thực hiện theo những nội dung cụ thể: Khả năng sinh lời hoạt động, khả năng sinh lời của VKD, khả năng sinh lời của VCSH.
* Phân tích khả năng sinh lời hoạt động
Phân tích khả năng sinh lời hoạt động là xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu thuần. Các chỉ tiêu phân tích phổ biến là: Hệ số lợi nhuận thuần HĐKD trên doanh thu thuần HĐKD, hệ số lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu thuần hoặc hệ số lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu thuần.
(1) Hệ số lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần HĐKD phản ánh khả năng sinh lời từ HĐKD chính. Chỉ tiêu cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần HĐKD thì CTCP lãi (lỗ) bao nhiêu đồng.
Hệ số LN thuần từ HĐKD trên DTT = LN thuần từ HĐKD/ Doanh thu thuần HĐKD
(2) Hệ số lợi nhuận trước thuế (sau thuế) trên tổng doanh thu thuần phản ánh khả năng sinh lời từ các hoạt động. Chỉ tiêu cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng LNTT (LNST).
Hệ số LNTT (LNST) trên DTT = LNTT (LNST)/Tổng doanh thu thuần
* Phân tích khả năng sinh lời VKD
Phân tích khả năng sinh lời của VKD thường sử dụng hai chỉ tiêu: Hệ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD và hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn VKD.
- Hệ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD (Ký hiệu BEP)
Hệ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD = Lợi nhuận trước lãi vay và trước thuế/Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của VKD không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của VKD. Chỉ tiêu này là căn cứ để đánh giá khả năng sinh lời cơ bản của CTCP trong việc sử dụng vốn.
- Hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn VKD (Ký hiệu ROA)
ROA = Lợi nhuận sau thuế/VKD bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Triển khai công thức tính ROA theo mô hình Dupont, ta có:
ROA = LNST/DTT x DTT/VKD bình quân
ROA = Hệ số LNST trên DTT x Hiệu suất sử dụng VKD
Thông qua mô hình phân tích Dupont, nhà quản trị sẽ có những biện pháp tác động hợp lý làm tăng hệ số lợi nhuận sau thuế trên VKD như tăng tỷ suất LNST trên tổng doanh thu thuần bằng cách tiết kiệm chi phí, tăng tổng doanh thu, phấn đấu tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu và tăng hiệu suất sử dụng VKD bằng cách tăng tổng doanh thu và đầu tư, dự trữ tài sản hợp lý.
* Phân tích khả năng sinh lời VCSH
Phân tích khả năng sinh lời của VCSH thông qua chỉ tiêu hệ số lợi nhuận sau thuế trên VCSH (Ký hiệu ROE).
ROE = Lợi nhuận sau thuế/ VCSH bình quân
ROE = (Lợi nhuận sau thuế/ VKD bình quân) x (VKD bình quân/VCSH bình quân)
ROE = Hệ số LNST/VKD (ROA) x Hệ số VKD/VCSH
Hoặc ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu thuần) x (Tổng doanh thu thuần/VKD bình quân) x (VKD bình quân/VCSH bình quân)
ROE = Hệ số LNST trên doanh thu thuần x Hiệu suất sử dụng VKD x Hệ số VKD/VCSH
Thông qua mô hình phân tích Dupont, nhà quản trị sẽ có những biện pháp tác động hợp lý làm tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn vốn chủ sở hữu như tăng hệ số LNST/DTT bằng cách tiết kiệm chi phí, tăng tổng doanh thu, phấn đấu tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu và tăng hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tăng sử dụng đòn bẩy tài chính (tăng hệ số VKD/VCSH).
- Các chỉ tiêu sinh lời đặc thù của CTCP
Khi phân tích khả năng sinh lời của CTCP, ngoài những chỉ tiêu sinh lời cơ bản, chung cho mọi DN thì người ta còn sử dụng các chỉ tiêu có tính đặc thù riêng cho các CTCP. Các chỉ tiêu phân tích đặc thù thường được sử dụng là: Thu nhập của một cổ phiếu thường, cổ tức của một cổ phiếu thường, hệ số cổ tức trên thu nhập của một cổ phiếu thường, hệ số giá thị trường trên thu nhập của cổ phiếu thường, hệ số cổ tức trên giá thị trường, hệ số giá trị sổ sách của cổ phiếu thường...
(1) Thu nhập 1 cổ phiếu thường (Ký hiệu EPS): Chỉ tiêu cho biết, trong kỳ mỗi cổ phiếu thường tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập.
Thu nhập 1 cổ phiếu thường = (LNST – Cổ tức trả cổ phiếu ưu đãi)/Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành bình quân
(2) Cổ tức 1 cổ phiếu thường (Ký hiệu DPS): Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ mỗi cổ phiếu thường nhận được bao nhiêu đồng cổ tức.
Cổ tức 1 cổ phiếu thường = LNST dành trả cổ tức cho cổ phiếu thường/Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành bình quân
(3) Hệ số chi trả cổ tức 1 cổ phiếu thường (Hệ số cổ tức trên thu nhập): Chỉ tiêu này phản ánh CTCP đã dành ra bao nhiêu phần thu nhập để trả cổ tức cho cổ đông. Qua đó cũng cho thấy CTCP dành ra bao nhiêu phần thu nhập để tái đầu tư.
Hệ số chi trả cổ tức = Cổ tức 1 cổ phiếu thường/ Thu nhập 1 cổ phiếu thường
(4) Hệ số giá thị trường trên thu nhập của cổ phiếu thường (P/E). Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng để xem xét lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu của các CTCP. Chỉ tiêu này phản ánh nhà đầu tư thị trường trả giá bao nhiêu cho 1 đồng thu nhập của công ty.
Hệ số giá thị trường trên thu nhập = Giá thị trường 1 cổ phiếu thường/ Thu nhập 1 cổ phiếu thường
(5) Hệ số cổ tức trên giá thị trường của cổ phiếu thường (Hệ số sinh lời của cổ phiếu thường): Chỉ tiêu này phản ánh, nếu nhà đầu tư bỏ ra một đồng vốn đầu tư vào cổ phiếu của công ty trên thị trường thì có thể thu được bao nhiêu đồng cổ tức.
Hệ số sinh lời của cổ phiếu thường = Cổ tức 1 cổ phiếu thường/Giá thị trường 1 cổ phiếu thường
(6) Hệ số giá trị sổ sách của cổ phiếu thường: Chỉ tiêu này phản ánh giá trị của một cổ phiếu thường theo số liệu sổ sách của CTCP. Đây là chỉ tiêu quan trọng được các nhà đầu tư sử dụng để so sánh với giá thị trường của cổ phiếu.
Hệ số giá trị sổ sách của cổ phiếu = (Tổng tài sản – Nợ phải trả - Vốn cổ phần ưu đãi)/Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành
Các chỉ tiêu trên thể hiện hiệu quả vốn cổ phần thường, chính sách cổ tức của CTCP. Sử dụng các chỉ tiêu phân tích trên giúp cho nhà quản trị CTCP, chủ sở hữu CTCP và các nhà đầu tư có cơ sở đưa ra các quyết định quản lý, quyết định đầu tư hợp lý.
* Khái quát quy trình thực hiện phân tích khả năng sinh lời: Thu thập dữ liệu; xác định chỉ tiêu phân tích, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc hoặc so với chỉ tiêu trung bình ngành (nếu có); căn cứ vào trị số và sự biến động của các chỉ tiêu để đánh giá tình hình sinh lời của CTCP; sử dụng phương pháp Dupont để biến đổi các chỉ tiêu tổng hợp (ROA, ROE) thành tích số của chuỗi các hệ số tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau; sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự biến động của các chỉ tiêu tổng hợp.
4. Phân tích hiệu quả xã hội
Phân tích hiệu quả xã hội là đánh sự đóng góp của CTCP đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung. Hiệu quả xã hội cũng có thể được đánh giá một cách định tính hoặc định lượng. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội có thể định lượng, đã được các nhà khoa học nghiên cứu là:
Hiệu quả sử dụng lao động = Doanh thu hoặc lợi nhuận/Tổng số lao động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh, bình quân 1 lao động trong CTCP đóng góp cho xã hội bao nhiêu đồng doanh thu hay lợi nhuận.
Mức đóng góp cho NSNN = Số tiền nộp NSNN/Tổng số VKD bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh, khi CTCP sử dụng một đồng VKD thì nộp NSNN bao nhiêu đồng.
Quy trình thực hiện phân tích: Thu thập dữ liệu, xác định chỉ tiêu phân tích, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước hoặc so với các chỉ tiêu của đơn vị khác qua đó đánh giá hiệu quả xã hội của CTCP.
Xem thêm: