Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 24/03/2021 20 phút đọc

Tình hình công nợkhả năng thanh toán của CTCP ảnh hưởng đến sự tồn tại của CTCP. Tình hình công nợ hợp lý về quy mô và thời gian sẽ tác động tích cực đến tình hình tài chính của CTCP và ngược lại. Khả năng thanh toán phù hợp với nhu cầu thanh toán đảm bảo cho CTCP đạt được những mục tiêu: Uy tín, chủ động và hiệu quả.

Tình hình công nợ và khả năng thanh toán có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, nhà phân tích thường tiến hành phân tích đồng thời tình hình công nợ và khả năng thanh toán. Trong bài viết này Phân tích tài chính sẽ hướng dẫn các bạn phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

>>> Tham khảo: Review khóa học tài chính cho người không chuyên

1. Phân tích tình hình công nợ

Phân tích tình hình công nợ là đánh giá quy mô, mức độ của các khoản công nợ, xem xét tính chất hợp lý của các khoản công nợ của CTCP. Phân tích tình hình công nợ giúp cho các nhà quản lý biết được tình trạng công nợ của CTCP. Qua đó, các nhà quản lý tùy theo mục tiêu quan tâm cụ thể sẽ đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhất. Trong đó, nhà quản trị CTCP sẽ đưa ra các biện pháp quản lý công nợ hợp lý nhất, đảm bảo cho tình hình tài chính lành mạnh và hiệu quả. Cơ sở số liệu để tính các chỉ tiêu dựa vào số liệu bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Kỳ phân tích thường là quý và năm.

Phân tích tình hình công nợ, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu phản ánh về quy mô và các chỉ tiêu hệ số. Các chỉ tiêu phân tích chủ yếu là: học kế toán trưởng

  • Các chỉ tiêu các khoản phải thu (Tổng số, chi tiết);
  • Các khoản phải trả (Tổng số, chi tiết);
  • Hệ số các khoản phải thu;
  • Hệ số các khoản phải trả;
  • Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân;
  • Số vòng quay các khoản phải trả và kỳ trả nợ bình quân.

(1) Chỉ tiêu tổng các khoản phải thu phản ánh tổng số vốn mà CTCP đang bị chiếm dụng.

Tổng các khoản phải thu = Các khoản phải thu ngắn hạn + Các khoản phải thu dài hạn

(2) Chỉ tiêu tổng các khoản phải trả phản ánh tổng nguồn vốn mà CTCP đang đi chiếm dụng.

Tổng các khoản phải trả = Các khoản phải trả ngắn hạn + Các khoản phải trả dài hạn

(3) Chỉ tiêu Hệ số các khoản phải thu phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn của CTCP. Chỉ tiêu cho biết trong tổng tài sản của CTCP có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tphcm

Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu/Tổng tài sản

(4) Chỉ tiêu Hệ số các khoản phải trả phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của CTCP. Chỉ tiêu cho biết trong tổng tài sản của CTCP có bao nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.

Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả/Tổng tài sản

Trong đó: Các khoản phải trả = Nợ phải trả - Vay và nợ ngắn hạn, dài hạn.

(5) Chỉ tiêu Số vòng quay các khoản phải thu (Hệ số thu hồi nợ) phản ánh tình hình luân chuyển các khoản phải thu ngắn hạn. Chỉ tiêu cho biết trong kỳ các khoản phải thu ngắn hạn quay được mấy vòng.

Số vòng quay các khoản phải thu = DTTBH&CCDV/ Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân

(6) Chỉ tiêu Kỳ thu hồi nợ bình quân (Thời gian thu hồi nợ bình quân) phản ánh thời gian bình quân để thu hồi nợ là bao nhiêu ngày. quản trị nhân sự chuyên nghiệp

Kỹ thu hồi nợ bình quân = Thời gian trong kỳ báo cáo/Số vòng thu hồi nợ

(7) Chỉ tiêu Số vòng quay các khoản phải trả (thường gọi là Hệ số hoàn trả nợ) phản ánh tình hình hoàn trả nợ của CTCP.

Hệ số hoàn trả nợ = Giá vốn hàng bán/Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân

(8) Chỉ tiêu Kỳ trả nợ bình quân (Thời gian trả nợ bình quân) phản ánh thời gian bình quân để hoàn trả nợ là bao nhiêu ngày.

Kỳ trả nợ bình quân = Thời gian trong kỳ báo cáo/Hệ số hoàn trả nợ

Ngoài các chỉ tiêu trên, các nhà phân tích còn sử dụng các chỉ tiêu phân tích chi tiết, như là: Số vòng quay phải thu khách hàng, thời gian 1 vòng quay phải thu khách hàng, số vòng quay phải trả người bán và thời gian 1 vòng quay phải trả người bán.

Quy trình thực hiện phân tích: Thu thập dữ liệu, xác định các chỉ tiêu phân tích, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, so với chỉ tiêu trung bình ngành (nếu có). Căn cứ vào kết quả so sánh, căn cứ vào độ lớn của từng chỉ tiêu, tình hình thực tế của CTCP để đánh giá tình hình công nợ của CTCP về: Tình hình quy mô công nợ và mức độ chiếm dụng, tình hình thu hồi và hoàn trả nợ.

Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

2. Phân tích khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá khả năng ứng phó của CTCP với các khoản nợ mà CTCP có nghĩa vụ thanh toán. Phân tích khả năng thanh toán giúp cho các nhà quản lý biết được CTCP có khả năng thanh toán hay không? CTCP có khả năng thanh toán tốt thì tình hình tài chính của CTCP càng lành mạnh và ngược lại, khả năng thanh toán kém thì tình hình tài chính sẽ không lành mạnh. Qua đó, các nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý phù hợp.

Khả năng thanh toán của CTCP phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán với các khoản nợ phải thanh toán. Khi phân tích khả năng thanh toán, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

(1) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán = Tổng tài sản/Nợ phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản hiện có để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của CTCP. Chỉ tiêu cho biết mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ. Hệ số khả năng thanh toán càng lớn hơn 1 thì CTCP càng chủ động trong thanh toán nợ.

(2) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu cho biết mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của CTCP. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng lớn hơn 1 thì CTCP càng đảm bảo về khả năng thanh toán. Nhưng nếu hệ số quá lớn thì lại tác động đến tình hình chi phí vốn và hiệu quả kinh doanh của CTCP.

(3) Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán = Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền. Chỉ tiêu cho biết mức độ đảm bảo khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của CTCP.

(4) Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn đến hạn và quá hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng ứng phó nhanh nhất với các khoản nợ đến hạn, quá hạn của CTCP. Chỉ tiêu cho biết mức độ đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đã đến hạn, quá hạn.

(5) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay)/Chi phí lãi vay

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán lãi tiền vay của CTCP và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà CTCP có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ. Một CTCP vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng kỳ hạn.

Quy trình thực hiện phân tích: Thu thập dữ liệu, xác định các chỉ tiêu phân tích dựa vào số liệu bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, so sánh chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu trung bình ngành (nếu có). Căn cứ vào độ lớn và kết quả so sánh của từng chỉ tiêu, tình hình thực tế của CTCP để đánh giá tình hình thanh toán của CTCP.

Xem thêm các bài viết:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Điểm tin chứng khoán ngày 22/03/2021: Thị trường vượt 1200, giải ngân cổ phiếu tốt

Điểm tin chứng khoán ngày 22/03/2021: Thị trường vượt 1200, giải ngân cổ phiếu tốt

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo