Trình bày báo cáo tài chính

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 19/07/2024 19 phút đọc

Khi trình bày báo cáo tài chính người trình bày và lập báo cáo tài chính cần tuân thủ các yêu cầu về tính trung thực, hợp lý, tính thích hợp, đáng tin cậy...cùng những nguyên tắc về trình bày đảm bảo thực hiện theo các cơ sở của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế học xuất nhập khẩu tại tphcm

Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính nhằm mục đích chủ yếu cung cấp thông tin hữu ích, tin cậy, phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như: Chủ nợ, nhà đầu tư, nhà cung cấp tín dụng, khách hàng,… trong việc đề ra các quyết định tài chính

Thông tin mà báo cáo tài chính hướng tới bao gồm khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

  • Thông tin về tình hình tài chính: Nguồn lực, mà doanh nghiệp kiểm soát vă khả năng thay đổi nguồn lực, cầu trúc tài chính, khả năng thanh toán và khả năng thích ứng của doanh nghiệp khi môi trường kinh doanh thay đổi học xuất nhập khẩu tại tphcm
  • Thông tin về kết quả hoạt động: Doanh thu, thu nhập, lợi nhuận
  • Thông tin về dòng tiền: Dòng tiền từ HĐKD, dòng tiền từ HĐĐT, dòng tiền từ hoạt động tài chính
  • Các thông tin giải trình: Các chính sách kế toán, các số liệu chi tiết,…

Để thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính phát huy được tác dụng, báo cáo tài chính cần đáp ứng các yêu cầu:

Tham khảo >> Những yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính

Tính trung thực, hợp lý (Faithfull representation)

Đối với yêu cầu này đòi hỏi thông tin trên báo cáo tài chính phải phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính và kết quả kinh doanh và các dòng tiền của doanh nghiệp theo đúng nội dung xảy ra hay dự đoán hợp lý mà không được xuyên tác hay bóp méo vì bất kỳ lý do gì

Điều đó có nghĩa là toàn bộ thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Thông tin trung thực là thông tin phải có đủ 3 tính chất: Đầy đủ, khách quan, không sai sót

Thông tin trên báo cáo tài chính được coi là đầy đủ khi người sử dụng thông tin hiểu được bản chất hình thức, và rủi ro của các giao dịch và sự kiện học kế toán tổng hợp ở đâu tốt

Ngoài ra, đối với một số khoản mục, trình bày đầy đủ còn phải bao gồm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục

Thông tin khách quan là thông tin bảo đảm tính trung lập, không thiên vị, không chú trọng nhấn mạnh hay giảm nhẹ hoặc có hành vi khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin theo hướng có lợi hay bất lợi cho người sử dụng báo cáo tài chính

Mặt khác, thông tin trên báo cáo tài chính phải đảm bảo chính xác, không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng: Thông tin sai sót không đồng nghĩa với việc hoàn toàn chính xác các tất cả các khía cạnh học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Việc trình bày một ước tính trên báo cáo tài chính sẽ được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô trả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính

Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, doanh nghiệp phải tiến hành lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp, trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy so sánh được và dễ hiểu, cung cấp các thông tin bổ sung khu quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Muốn vậy các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và quy định có liên quan hiện hành ke toan le anh

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam, không được coi là tuân thủ chuẩn mực kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ chính sách kế toán cũng như trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

Trình bày báo cáo tài chính

Tính thích hợp (Relevance)

Yêu cầu đòi hỏi thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính phải thích hợp với nhu cầu ra quyết định của những người sử dụng, giúp họ đánh giá được các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai, xác định hay điều chỉnh các đánh giá của người sử dụng, dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế

Do vậy, thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính vừa phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất sự việc đảm bảo tính trọng yếu, tính đầy đủ và tính kịp thời, dễ hiểu, dễ so sánh, thích hợp cho việc ra quyết định của người sử dụng. Thông tin sẽ kém hữu ích nếu không thích hợp với người sử dụng

Tính đáng tin cậy (Reliability)

Thông tin trên báo cáo tài chính phải đáng tin cậy thì mới hữu cho người sử dụng

Thông tin đáng tin cậy là những thông tin bảo đảm chất lượng, không có sai sót, gian lận, và phải được trình bày một cách khách quan, trung thực, hợp lý, phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện phát sinh

Thông tin sẽ không còn đáng tin cậy nếu bị xuyên tạc, bóp méo, nếu thiếu tính khách quan, trung thực

Thông tin trên báo cáo tài chính chỉ đáng tin cậy khu được trình bày trung thực, hợp lý về tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Mặt khác, thông tin đó phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch, các sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng học kế toán thực tế ở đâu tốt

Những thông tin này phải được trình bày một cách khách quan, không thiên vị, tuân thủ nguyên tắc thân trọng và đề cập đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu, đảm bảo có thể kiểm chứng và thông tin phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh được

Tính kịp thời (Timelines)

Đòi hỏi thông tin do báo cáo tài chính cung cấp phải kịp thời, không chậm trễ, thích hợp cho việc đề ra những quyết định của người sử dụng thông tin

Điều này là do nhiều quyết định kinh doanh thường mang tính thời điểm, đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh

Vì thế nếu chậm trễ trong cung cấp, thông tin có thể không còn giá trị sử dụng hoặc trở nên lạc hậu

Tính dễ hiểu (Understandability)

Yêu cầu dễ hiểu đòi hỏi thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với số đông người sử dụng

Trong thực tế, đa số người sử dụng thông tin báo cáo tài chính không phải là chuyên gia. Vì vậy thông tin trên báo cáo tài chính ít nhất phải đáp ứng được đối với những người hiểu biết tối thiểu ở mức trung bình về kinh doanh, kinh tế, tài chính và kế toán, Nên học kế toán ở đâu tốt tại TPHCM

Đối với những thông tin mang tính phức tạp, cần được giải trình cụ thể trong phần thuyết minh

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

Việc trình bày báo cáo tài chính được thực hiện trên cơ sở các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS

Theo đó, báo cáo tài chính phải được trình bày trên cơ sở các nguyên tắc sau

  • Hoạt động liên tục
  • Cơ sở dồn tích
  • Nhất án trong trình bày
  • Trọng yếu và tập hợp
  • Bù trừ
  • Thông tin có thể so sánh
  • Kỳ báo cáo
  • Coi trọng bản chất hơn hình thức

Nội dung trình bày báo cáo tài chính theo thông tư 200

  • Thông tin chung về doanh nghiệp
  • Trình bày báo cáo tình hình tài chính
  • Trình bày báo cáo thu nhập toàn diện
  • Trình bày báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
  • Trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Trình bày thuyết minh báo cáo tài chính

Tham khảo ngay: học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội

học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam

Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam

Bài viết tiếp theo

Phân Tích Vốn Chủ Sở Hữu: Cấu Trúc, Vai Trò và Ý Nghĩa Tài Chính

Phân Tích Vốn Chủ Sở Hữu: Cấu Trúc, Vai Trò và Ý Nghĩa Tài Chính
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo