Vai trò của phân tích báo cáo tài chính đối với hệ thống ngân hàng ( phần 1)

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 08/06/2020 21 phút đọc

Để được chấp thuận vay vốn hay không khách hàng Doanh nghiệp cần có một bộ báo cáo tài chính “ĐẸP”. Mục đích của việc phân tích tài chính của khách hàng là xem xét khả năng tiềm lực tài chính thực tế của doanh nghiệp, thông qua đó ngân hàng đánh giá được vị thế, tình trạng và kết quả tài chính của doanh nghiệp.

Bài viết sau các chuyên gia Tài chính sẽ chỉ rõ Vai trò của phân tích báo cáo tài chính đối với hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hiện nay. Bài viết chia làm 2 phần. Các bạn chú ý theo dõi nhé!

>>> Xem thêm: Phân biệt báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất

Ý nghĩa của phân tích tài chính khách hàng

Các ngân hàng trước khi quyết định cho doanh nghiệp (DN) vay vốn cần phải đảm bảo được khả năng thu nợ nếu không muốn bị tồn nợ xấu. Thu nhập tài chính của DN chính là lãi suất từ vốn DN đã vay. Với các khoản vay vốn dài hạn và vay vốn ngắn hạn cần những phân tích tài chính khác nhau, cụ thể:

- Với các khoản vay vốn ngắn hạn, các ngân hàng thường quan tâm tới khả năng thanh toán của DN khi đến hạn trả nợ vay. khóa học xuất nhập khẩu online

- Với các khoản vay vốn dài hạn, các ngân hàng cấp vốn vay sẽ phải thẩm định và đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư của DN. Họ cần phải quản lý tốt quá trình giải ngân để nắm bắt được khả năng thanh toán nợ vay của DN thông qua khả năng sinh lời của dự án DN.

Xem thêm: Khóa học tài chính cho người không chuyên

Phân tích báo cáo tài chính trong phân tích tài chính khách hàng

Phân tích báo cáo tài chính chính (BCTC) được xem như là một nghệ thuật phân tích và giải thích các BCTC. Đó là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu tài chính trong kỳ hiện tại với kỳ đã qua. Với mục tiêu là cung cấp các thông tin tài chính hữu ích cho người ra quyết định, việc phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với các quyết định cho vay hay từ chối cho vay, kế hoạch thu nợ… Thông qua các thông tin từ BCTC và một số nguồn khác, ngân hàng có thể đánh giá vị thế, tình trạng và kết quả tài chính của DN. cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

=> Cụ thể là: Phân tích BCTC DN giúp ngân hàng trả lời các câu hỏi như: DN vay nợ để làm gì? DN đang nợ bao nhiêu? phương án trả nợ của DN thế nào? Nguồn trả nợ DN từ đâu? DN kinh doanh trong thời điểm hiện tại có tốt không?… Từ đó ngân hàng cân nhắc, xem xét đưa ra quyết định cho vay vốn theo các nội dung sau:

1. Kiểm tra tình hình sử dụng vốn của DN:

Mọi sự thay đổi về tài sản của DN trong kỳ kế toán đều được thể hiện trên BCTC của DN. Vì vậy, phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn sẽ giúp ngân hàng biết được tình hình sử dụng vốn vay của DN.

DN vay vốn lưu động để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Vốn vay sẽ được sử dụng để trang trải cho các khoản chi phí như: Nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý DN, chi phíbán hàng… Vì vậy, tài sản hình thành từ vốn vay và các nguồn vốn khác để thực hiện phương án SXKD bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu của khách hàng.

Để tài trợ số tài sản trên, DN phải sử dụng các nguồn từ vốn tự có, vay vốn ngân hàng và chiếm dụng của bên thứ ba cụ thể là nhà cung cấp và khách hàng. Theo đó, có thể kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của DN qua chỉ tiêu sau: kế toán online

Nhu cầu vốn thực hiện SXKD = Hàng tồn kho (Mã số 141 Bảng cân đối kế toán - CĐKT) + Các khoản phải thu của khách hàng – Các khoản phải trả nhà cung cấp, người lao động

Nếu ngân hàng không cho vay vốn để tài trợ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì cần phải loại bỏ thuế GTGT ra khỏi các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải trả nhà cung cấp, người lao động. Trong công thức trên, các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải trả nhà cung cấp, người lao động được tính như sau: học xuất nhập khẩu online

Các khoản phải thu của khách hàng = Phải thu của khách hàng (Mã số 131 Bảng CĐKT) - Người mua trả tiền trước (Mã số 312 Bảng CĐKT)

Các khoản phải trả nhà cung cấp, người lao động = Phải trả người bán (Mã số 311 Bảng CĐKT) + Phải trả người lao động (Mã số 314 Bảng CĐKT) - Trả trước cho người bán (Mã số 132 Bảng CĐKT)

Lưu ý, là khi DN có các khoản phải trả nhà cung cấp nhà thầu xây dựng, nhà cung cấp máy móc thiết bị và các khoản trả trước… phải loại bỏ các khoản mục phải thu và phải trả cho nhu cầu sử dụng vốn của DN. Vì các khoản phải thu và phải trả này không phục vụ hoạt động SXKD của DN trong ngắn hạn. Nếu DN giải ngân theo hình thức tạm ứng, tại ngày lập bảng cân CĐKT nếu số vốn vay chưa được sử dụng, thì công thức trên có thể sẽ không còn phản ánh được chính xác tình hình sử dụng vốn vay của DN, bởi vì khi đó phần vốn DN vay được từ ngân hàng vẫn tồn tại dưới dạng tiền mặt. nhân viên nhân sự

Khi dư nợ vốn vay tại ngân hàng lớn hơn nhu cầu vốn thực hiện SXKD, nghĩa là DN đã sử dụng vốn vay vào mục đích khác ngoài mục đích SXKD. Nếu ngân hàng cho DN vay vốn để chi trả cho các khoản chi phí trả trước ngắn hạn như mua công cụ, dụng cụ, tiền thuê nhà… thì phải cộng thêm khoản mục chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151 Bảng CĐKT) vào nhu cầu vốn để SXKD, khi kiểm tra mục đích sử dụng vốn của DN. Nếu ngân hàng chấp nhận cho DN vay vốn để tài trợ thuế GTGT thì phải cộng thêm phần thuế GTGT đầu vào tương ứng với mã số 152 Bảng CĐKT vào trong công thức trên.

Trong thực tế, tình huống sử dụng vốn vay của DN rất phong phú và đa dạng nên ngân hàng khó có thể khái quát thành lý thuyết chung. Bài viết chỉ xem xét một số trường hợp phổ biến như:

- Khi DN vay vốn để trả trước cho nhà thầu xây dựng, nhà cung cấp máy móc thiết bị và các chi phí khác để hình thành nên tài sản dài hạn, giá trị của khoản mục tài sản “Chi phí trả trước cho người bán” trên bảng CĐKT sẽ tăng rất nhiều so với khoản mục tài sản này trong các kỳ kế toán trước. Giá trị khoản mục tài sản này phải lớn hơn phần trả trước cho người bán chưa được chuyển thành tài sản dài hạn của DN tại thời điểm lập bảng CĐKT. khóa học chứng chỉ kế toán trưởng

Ví dụ: DN giải ngân 5 tỷ đồng vốn vay và giải ngân 3 tỷ đồng vốn tự có để trả trước cho nhà cung cấp máy móc thiết bị. Như vậy, cuối kỳ kế toán nếu máy móc thiết bị vẫn chưa được DN nhập về, khoản mục trả trước cho người bán trên bảng cân đối kế toán sẽ phải lớn hơn 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, máy móc thiết bị và công trình xây dựng của các nhà cung cấp này chưa được nghiệm thu phần giá trị công trình xây dựng, hoặc máy móc thiết bị được thanh toán sẽ phải được thể hiện trên khoản mục tài sản “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” thuộc khoản mục “tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình” và phù hợp với sự biến động của khoản mục tài sản "Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” trên bảng CĐKT.

- Khi DN giải ngân để thanh toán cho nhà thầu xây dựng hoặc nhà cung cấp máy móc thiết bị và quyết toán nghiệm thu máy móc thiết bị hoặc nghiệm thu công trình xây dựng, phần thanh toán và phần chi phí xây dựng cơ bản dở dang được nghiệm thu phải phù hợp với phần tăng lên của khoản mục “Nguyên giá tài sản cố định TSCĐ”. quy chế lương thưởng

Ví dụ: Khi DN thanh toán 5 tỷ đồng và nghiệm thu cả một phần nhà xưởng đã được hoàn thành nhưng chưa được quyết toán với giá trị thanh toán là 25 tỷ đồng. Như vậy khoản mục “Nguyên giá TSCĐ” trong kỳ sẽ phải tăng lên tương ứng là 30 tỷ đồng.

=> Như vậy, tùy vào từng trường hợp sử dụng vốn vay mà ngân hàng có thể có các cách thức kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của DN cụ thể.

Xem thêm: Phân tích rủi ro của doanh nghiệp - Khóa học tài chính cho người không chuyên

2. Kiểm tra giá trị tài sản thế chấp:

- Trong việc tín dụng, DN và ngân hàng có thể sử dụng nhiều hình thức bảo đảm tiền như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ 3, tín chấp. Trong đó, thế chấp là hình thức bảo đảm tiền vay phổ biến nhất. DN có thể sử dụng tài sản của bên thứ 3 để thế chấp với sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản hoặc sử dụng tài sản của chính DN để thế chấp. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào khi thực hiện các thủ tục bảo đảm tiền vay, ngân hàng cũng thực hiện định giá tài sản. học kế toán online

- Giá trị định giá của tài sản thế chấp thường thấp hơn giá trị thực của tài sản thế chấp. Tuy nhiên, DN có thể sử dụng giấy tờ giả như: Hợp đồng giả, biên bản nghiệm thu giả để nâng giá trị tài sản thế chấp. Vì vậy, ngân hàng có thể sử dụng BCTC hay kiểm tra sổ sách kế toán phần “Nguyên giá TSCĐ” của DN để xác định giá trị thực của tài sản thế chấp. khóa học xuất nhập khẩu thực tế

Ví dụ: DN sử dụng TSCĐ trị giá 10 tỷ đồng theo biên bản nghiệm thu để thế chấp vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, nguyên giá TSCĐ của toàn DN thể hiện trong BCTC và trong sổ sách kế toán của DN trong kỳ kế toán lại chỉ tăng 5 tỷ đồng. Như vậy, DN đã sử dụng biên bản nghiệm thu giả để tăng giá trị tài sản thế chấp.

Trên đây Phân tích tài chính đã chỉ rõ những nội dung cần xem xét khi cho Doanh nghiệp vay vốn qua Phân tích báo cáo tài chính của chính Doanh nghiệp đó. Xem thêm: Vai trò của phân tích báo cáo tài chính đối với hệ thống ngân hàng ( phần 2 )

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Phân biệt báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất

Phân biệt báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo