Chính Sách Tín Dụng Là Gì? Tất Tần Tần Kiến Thức Cần Biết

Phân tích tài chính Tác giả Phân tích tài chính 18/07/2024 15 phút đọc

Tín dụng là nguồn thu nhập chính của ngân hàng nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Để hạn chế rủi ro và thiết lập một quy trình thống nhất cho các ngân hàng, các chính sách tín dụng đã ra đời.

Cùng Phân Tích Tài Chính tìm hiểu chính sách tín dụng là gì? Những thông tin cần biết về chính sách tín dụng trong bài viết dưới đây

1. Chính sách tín dụng là gì?

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng (Credit Policy) là thuật ngữ chung chỉ các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm định hướng, hướng dẫn nhân viên ngân hàng thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng.

Chính sách tín dụng được ngân hàng xây dựng và hoàn thiện trong nhiều năm, bao trùm tất cả các vấn đề liên quan đến tín dụng như quy mô, lãi suất, thời hạn, bảo lãnh, phạm vi, cấp tín dụng, hồ sơ có vấn đề hay các nội dung có liên quan khác,…

2. Vai trò của chính sách tín dụng là gì?

Khi vận hành hoạt động tín dụng một cách hiệu quả sẽ mang lại những vai trò sau:

- Phản ánh nền tảng tài chính của ngân hàng

- Tài liệu dành cho cán bộ và nhân viên ngân hàng

- Tăng cường chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tín dụng

- Xây dựng tính thống nhất trong hoạt động tín dụng

- Giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng

3. Mục tiêu của chính sách tín dụng

Mục tiêu của chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng giúp đảm bảo thị trường tài chính, thị trường bất động sản tăng trưởng bền vững, phát huy vai trò nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thực chất là đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của nền kinh tế.

Chính sách tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động phát triển, đáp ứng tối đa nhu cầu tài chính của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và thu hút nguồn nhân lực, giúp phát triển thị trường lao động.

Đồng thời, thông qua các chương trình tín dụng chính sách, cho vay giải quyết việc làm, cho sinh viên vay,... tạo công ăn, việc làm, tạo thu nhập cho các đối tượng chính sách.

Điều này không chỉ góp phần đảm bảo an sinh xã hội mà còn tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển bền vững giữa các vùng, các ngành kinh tế.

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng

Để lập ra chính sách tín dụng phù hợp và hiệu quả sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Nhu cầu về vay tín dụng của khách hàng

- Khả năng lãi cho khách hàng

- Chính sách tín dụng của chính phủ và ngân hàng

- Quy mô tiền gửi, cơ cấu, tính ổn định, khả năng cho vay của ngân hàng và vốn chủ sở hữu

https://phantichtaichinh.com/khoa-hoc-tai-chinh-cho-nguoi-khong-chuyen/

5. Nội dung chính sách tín dụng

- Chính sách khách hàng

Trong chính sách khách hàng cần làm rõ 3 vấn đề. Đó là chủ thể được cấp tín dụng, điều kiện cấp tín dụng và chính sách phân loại khách hàng.

Có nhiều loại chủ thể được cấp tín dụng, có thể là cá nhân có nhu cầu xin cấp tín dụng hoặc tổ chức. Ai mượn danh cả nhóm xin cấp tín dụng thì phải được cả nhóm cho phép. Ngoài ra, chính sách khách hàng cũng quy định rõ đối tượng hạn chế hoặc cấm cấp tín dụng.

Quy định rõ ràng các điều kiện tín dụng:

+ Khách hàng có năng lực hành vi dân sự

+ Sử dụng vốn vay hợp pháp

+ Có kế hoạch khả thi và hiệu quả

+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về đảm bảo tiền vay

+ Có khả năng tài chính vững chắc

- Quy mô và giới hạn vay tín dụng

Ngân hàng cam kết tài trợ cho khách hàng trong hạn mức nhất định tùy theo điều kiện, khả năng và nhu cầu của khách hàng. Mỗi ngân hàng đều có quy định về quy mô và giới hạn riêng, bên cạnh các giới hạn do pháp luật quy định.

- Phí và lãi suất tín dụng

Chính sách phí và lãi suất tín dụng quy định các thông tin sau:

+ Phương pháp tính lãi: Chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào, lãi sàn - lãi trần, lãi suất cơ bản,...

+ Mức độ rủi ro trong khoản vay

+ Thời hạn vay

+ Phí các dịch vụ liên quan

+ Mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng

- Thời hạn vay tín dụng

Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian người đi vay được phép sử dụng số tiền vay. Thời hạn vay tín dụng được xác định bằng cách lấy tổng số dư nợ đầu mỗi kỳ hạn trả nợ chia cho tổng số dư nợ ban đầu để được thời hạn cấp tín dụng bình quân.

- Chính sách về các khoản đảm bảo

+ Chính sách tín dụng yêu cầu đảm bảo bằng tài khoản

+ Loại tài sản đảm bảo

+ Danh sách bảo lãnh được ngân hàng chấp nhận

+ Tỷ lệ cho vay được đảm bảo

+ Định giá và quản lý tài sản vướng mắc

- Chính sách khi tài sản có vấn đề

Chính sách về tài sản có vấn đề quy định cách thức xác định các khoản nợ xấu và các tài khoản khách hàng có vấn đề khác, cũng như tỷ lệ nợ xấu, mức độ nghiêm trọng của các khoản nợ và trách nhiệm giải quyết, phạm vi thực hiện.

Chính sách tín dụng vận dụng hiệu quả chính sách tiền tệ sẽ đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô và có tác động tích cực đến thị trường tài chính, bất động sản, lao động và hàng hóa. Từ đó giúp nền kinh tế và hoạt động thị trường trong nước phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Trên đây là những kiến thức cần biết về CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG. Mong rằng những chia sẻ của Phân Tích Tài Chính trong bài viết hữu ích với bạn đọc!

Xem thêm:

Phân tích tài chính
Tác giả Phân tích tài chính Admin
Bài viết trước Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất

Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Chứng Chỉ Đại Lý Thuế Uy Tín Nên Chọn Ở Đâu?

Khóa Học Chứng Chỉ Đại Lý Thuế Uy Tín Nên Chọn Ở Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo