Coin LUNA Là Gì? Thông Tin Về Hệ Sinh Thái Terra (LUNA)

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 17/07/2024 21 phút đọc

Coin LUNA là gì? Hệ sinh thái Terra bao gồm những gì? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của phân tích tài chính.

>>Tham khảo ngay: Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất

I. LUNA coin là gì?

Để tìm hiểu Luna coin là gì, mời bạn đọc tìm hiểu thông tin về hệ sinh thái Terra là gì?

Terra là một nền tảng thương mại điện tử blockchain trong hệ sinh thái Cosmos được phát triển bởi Terraform Labs. Terra ra đời nhằm mục đích cung cấp các stablecoin để mang lại sự ổn định hơn khi tiến hành các thanh toán. Terra dựa vào token tiện ích và token được stake là LUNA, giống như cách mà một số stablecoin khác được gắn với nhiều loại tiền pháp định hàng đầu thế giới bao gồm cả TerraUSD. Nhà đầu tư có thể kiếm từ stablecoin và thanh toán bằng tiền điện tử dễ dàng với người bán. Hệ sinh thái tiền mã hoá của Terra sẽ cung cấp mức phí giao dịch thấp, thanh toán nhanh và trao đổi xuyên biên giới để thúc đẩy các giao dịch bán lẻ.

Luna coin là một mã thông báo bản địa của mỗi khối Terra blockchain. Nói cách khác Luna coin là tài sản dùng để thế chấp cho các loại coin bình ổn giá được phát hành trên giao thức của Terra. Vì vậy mà việc phát hành Luna token sẽ phụ thuộc vào tính toán dựa trên nhu cầu sử dụng Stablecoin trên thị trường thực tế. Khi phát hành hay đốt coin thì cũng sẽ phát sinh phí, nhà đầu tư giữ mã thông báo Luna sẽ được nhận một phần phí từ phí phát sinh này.

Coin Luna là gì

II. Điểm nổi bật của Terra

  • Hệ sinh thái

Đứng sau Terra là công ty TMON là một trong 10 công ty thương mại điện tử lớn nhất Hàn Quốc. Vì vậy hệ sinh thái Terra hoàn toàn có thể là hệ sinh thái vững chắc. Terra mang đến cho người dùng ứng dụng của tiền điện tử mà không sinh ra để cạnh tranh với các Blockchain khác.

  • Tính ổn định cao

Cách thay đổi nguồn cung cấp tiền tệ giúp Terra ổn định giá. Để đảm bảo giá trị cho Terra thì token Luna có thể sử dụng để ký hợp đồng. Terra còn hoạt động dưới sự bảo vệ phi tập trung theo khả năng thanh toán nhằm loại bỏ rủi ro và các cuộc tấn công từ hacker.

  • Chi phí thấp

Mức phí giao dịch của Terra thấp hơn rất nhiều so với các stablecoin khác. Phí giao dịch trên Terra chỉ khoảng 0.1% cho việc thanh toán.

  • Tài sản không bị thanh lý

Terra sẽ cho phép người dùng sở hữu token stake và kiếm lợi nhuận từ chính phí giao dịch trên Terra.

  • Phi tập trung

Mạng lưới của Terra không cho phép bị thao túng bởi cá nhân hay tổ chức và mang tính độc lập.

III. Hệ sinh thái Terra

Hệ sinh thái terra

Hệ sinh thái Terra đang trên đà phát triển mạnh với nhiều dự án mới tiềm năng trong tương lai, dưới đây là các mảnh ghép của hệ sinh thái Terra

1. Stablecoin

Terra – Stablecoin là điểm nổi bật nhất của hệ sinh thái này. Đây là sản phẩm đầu của Terra.

Stablecoin của Terra được cố định ở giá $1 là do sự tăng giảm cung cầu của LUNA.

Các đồng stablecoin có thể hoán đổi với nhau và sử dụng trực tiếp khi thanh toán hàng hóa, dịch vụ trong thương mại điện tử.

  • SolunaDAO

SolunaDAO là dự án stablecoin được tạo nên từ sự kết hợp của Solana và UST. Stablecoin này được đánh giá là phương tiện là cầu nối tài sản sang Solana trong khi nhận nguồn yield từ Anchor Protocol.

Tỉ lệ backed của solUST và UST là 1:1. Tất cả UST được deposit vào Soluna đều sẽ được stake vào Anchor Protocol để tạo lợi nhuận cho SolunaDAO.

2. AMM – DEX

  • TerraSwap

Mượn ý tưởng của Uniswap kết hợp với hợp đồng thông minh để giao dịch các tài sản on-chain. Hệ sinh thái Terra Astroport – AMM trên Terra đóng vai trò giao dịch giữa Anchor, Mirror và lớn hơn là cả hệ sinh thái Terra Local Terrra – P2P marketplace cho các tài sản Terra Lending – Borrowing Anchor Protocol – một giao thức tiết kiệm cung cấp lợi suất biến động thấp trên tiền gửi stablecoin Terra.

  • Astroport

Sàn phi tập trung theo cơ chế tạo lập thị trường tự động (AMM) trên hệ sinh thái Terra. Dự án được xem như một bản hoàn thiện hơn của Terraswap. Đây là một giao thức DEX có khối lượng giao dịch đang thuộc hàng khá nhất trong 3 sàn DEX trên Terra.

Astroport gần đây thu hút người dùng hơn qua các Vaults và ApolloDao. Qua đó tăng tính cạnh tranh giữa các giao thức DEX và thúc đẩy các dự án cùng phát triển.

  • Loop Market

Loop Markets list nhiều tài sản trên Terra cũng như token ERC20 và SPL khác nhờ vào cầu nối Wormhole ETH-Terra-Solana.

3. Wallet

  • Terra Station

Terra Station như một phiên bản Metamask nhưng dành cho hệ sinh thái Terra.

Bitkeep Wallet – một ví tài sản kỹ thuật số phi tập trung được thiết kế để cung cấp cho người dùng dịch vụ one-stop chuyên nghiệp, hỗ trợ quản lý đa ví, kết nối tài sản giao dịch và cho vay cũng như thanh toán,…

Mirror Wallet – đầu tư và giao dịch các tài sản crypto và Mirror, được bảo mật với các tùy chọn Face ID, Touch ID,..

Ngoài ra hệ sinh thái Terra còn tích hợp nhiều ví như C98 Wallet, Wallet Oxis… để thuận lợi cho việc lưu trữ token và thanh toán.

4. Payments

Đây là một mảng đang phát triển rất mạnh trên Terra. Đa phần các dự án án đều hoạt động theo một cấu trúc là khuyến khích người dùng sử dụng UST, gửi vào ứng dụng. Sau đó, ứng dụng sẽ đưa số tiền này vào Anchor Protocol để nhận về lãi suất lên đến khoảng 20%/năm.

Số tiền lợi nhuận này sẽ được dùng để thực hiện các hoạt động khác nhau như trả phí, mua sắm, từ thiện (Angel Protocol),… hay thậm chí là farm token để tham gia IDO trên Pylon Protocol

5. Lending & Borrowing

  • Anchor Protocol

Anchor Protocol là một nền tảng gửi tiết kiệm và cho vay phi tập trung được xây dựng trên Terra. Anchor cung cấp cho người dùng một giải pháp an toàn trong việc gửi tiết kiệm. Mức lãi suất ổn định, biến động thấp trên tiền gửi stablecoin Terra (UST) lên đến 20%/năm.

  • Mars Protocol

Dự án này tương tự Anchor Protocol. Đây là nơi người dùng có thể gửi tiền để nhận lãi suất và gửi tài sản thế chấp để được vay. Khác với các dự án Lending thông thường, Mars Protocol cho phép thế chấp bằng tài sản.

6. Bridge

Secret Terra Bridge: cầu nối giữa 2 nền tảng Secret Network và Terra. Thông qua cầu nối, các tài sản có thể di chuyển qua lại thông qua cầu nối.

Wormhole: một trong những cầu nối chuỗi đầu tiên của Solana, có hỗ trợ trên Terra

Cơ sở hạ tầng

Bison Trails: Cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái

Alchemy: Nền tảng phát triển blockchain hàng đầu thế giới

7. Yield Farming

  • Apollo DAO (APOLLO)

Đây là dự án làm về mảng Yield Farming với tính năng đặc biệt là tự động cộng gộp lãi suất vào vốn để tạo ra mức lợi nhuận tối ưu.

ApolloDAO đã thêm các Vaults đến từ Astroport, giúp mở khóa thanh khoản rất nhiều cho sàn Dex này. Đây là một trong những nền tảng yield aggregator lớn nhất trên hệ Terra.

  • Spectrum Protocol

Spectrum Protocol là nền tảng tối ưu hóa yield đầu tiên trên hệ sinh thái Terra. Tự động kết hợp và tự động staking phần thưởng Mirror, Anchor và Pylon

8. NFT/Gaming

  • TerraWorld

Đây là dự án Metaverse NFT đầu tiên trong hệ sinh thái Terra. TerraWorld cho phép người dùng tạo tài khoản liên kết với ví Terra.

Dự án hướng tới việc cung cấp một hệ thống thanh toán, phần thưởng ổn định và minh bạch.

  • Derby Stars

Derby Stars là tựa game NFT thể thao đua ngựa Metaverse đầu tiên được xây dựng trên mạng lưới Blockchain Terra. Đây là một trò chơi DApp được UNOPND ươm tạo – studio khởi nghiệp được hỗ trợ mạnh mẽ bởi Hashed.

  • Talis Protocol

Talis là một nền tảng kết nối giữa nghệ sĩ, người mua, người bán và các doanh nghiệp in ấn nhằm giao dịch các sản phẩm NFT.

Talis giúp kết nối giữa các nghệ sĩ và các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn in thông qua Print on Demand- in theo yêu cầu (PoD). Dự án cam kết tạo nên thị trường giao dịch NFT tự trị phi tập trung, chính do các nghệ sỹ quản lý.

Ngoài ra, Talis Protocol là một trong những dự án có thể giải quyết vấn đề của các dự án NFT. Cụ thể là việc định giá, sử dụng NFT làm tài sản cho vay, đấu giá NFT,…

9. Synthetic

Mirror là dự án tài sản tổng hợp nổi bật nhất trên Terra cho đến thời điểm hiện tại. Mức TVL cao nhất của Mirror được ghi nhận vào T5/2021 lên là 2,18 tỷ đô. Tuy nhiên, TVL của Mirror đã sụt giảm rõ rệt, hiện tại còn 713 triệu đô, tức là đã bốc hơi 1,5 tỷ đô. Nên đây cũng là lý do giá token MIR dump từ ATH $12 xuống còn $1,66.

10. Launchpad

Pylon Protocol và StarTerra là hai cái tên đại diện trong mảng IDO Platform trên Terra. Dù trong khoảng cuối năm 2021 có ra mắt thêm hai cái tên mới. Đó là Atlo và FanSquad, nhưng thực tế hai dự án này vẫn chưa có gì.

Như vậy, qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu Luna coin là gì và các thông tin về hệ sinh thái Terra. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về Coin Luna và hệ sinh thái Terra.

>Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Cosmos Là Gì? Tất Tần Tật Về Hệ Sinh Thái Cosmos (ATOM)

Cosmos Là Gì? Tất Tần Tật Về Hệ Sinh Thái Cosmos (ATOM)

Bài viết tiếp theo

Các Kênh Đầu Tư Phổ Biến Hiện Nay - So Sánh Ưu, Nhược Điểm

Các Kênh Đầu Tư Phổ Biến Hiện Nay - So Sánh Ưu, Nhược Điểm
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo