Giao Dịch Liên Kết Là Gì? Cách Xác Định Giao Dịch Liên Kết

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 17/07/2024 50 phút đọc

Giao dịch liên kết là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Bài viết sau Phân tích tài chính chia sẻ chi tiết về Giao dịch liên kết là gì? Cách xác định giao dịch liên kết.

1. Giao dịch liên kết là gì? Các khái niệm liên quan

Khái niệm giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.

Ví dụ về giao dịch liên kết

Công ty A ở Mỹ, sở hữu 100% vốn đầu tư ở Công ty B ở Việt Nam & Công ty C ở Trung Quốc.
C chuyên sản xuất liên quan đến may mặc. B nhập hàng từ C, sau đó phân phối sản phẩm ở Việt Nam.

Khi B và C có giao dịch với nhau: Vì cả B và C đều bị A sở hữu 100% vốn nên rõ ràng giữa 3 công ty này có mối liên hệ với nhau về vốn. Mối quan hệ giữa A và B/C là mối quan hệ trực tiếp. Còn mối quan hệ giữa B và C là mối quan hệ gián tiếp vì cùng bị sở hữu bởi A. Chúng ta gọi chung mối quan hệ giữa A, B, C là “quan hệ liên kết”.

Do đó, khi B và C có giao dịch với nhau thì các giao dịch này sẽ được gọi là “giao dịch liên kết” (“related party transaction”). Và cái giá được xác định cho các giao dịch liên kết sẽ được gọi là “Giá chuyển nhượng” (“Transfer price”) – và đây cũng là cái đối tượng mà quy định về Giao dịch liên kết muốn quản lý.

Doanh nghiệp có giao dịch liên kết là gì?

Các bên có quan hệ liên kết là các bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn vào doanh nghiệp; các bên cùng chịu sự điều hành, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bởi một tổ chức hoặc cá nhân; các bên cùng có một tổ chức hoặc cá nhân tham gia góp vốn; các doanh nghiệp được điều hành, kiểm soát bởi các cá nhân có mối quan hệ mật thiết trong cùng một gia đình.

Các bên có quan hệ liên kết (bên liên kết) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

– Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;

– Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Quan hệ liên kết là gì?

Các bên có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

- Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;

- Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

2. Quy định về giao dịch liên kết hiện hành

Giao dịch liên kết có những quy định sau:

– Trách nhiệm kê khai kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN

– Doanh nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết và giải trình chi tiết việc lập, cơ sở lập khi kết thúc kỳ báo cáo tài chính

– Giá giao dịch liên kết sẽ được xác định theo nguyên tắc so sánh với giao dịch độc lập tương đồng và nguyên tắc bản chất quyết định hình thức để loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động.

– Doanh nghiệp nếu có phát sinh giao dịch liên kết thì phải kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết.

Doanh nghiệp cũng cần lưu ý thanh toán cho bên liên kết không được trừ vào chi phí tính thuế trong kỳ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Bên liên kết không thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào liên quan đến ngành nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.

– Bên liên kết có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng quy mô không tương xứng với giá trị giao dịch mà bên liên kết nhận được từ người nộp thuế.

– Bên liên kết không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho người nộp thuế.
– Bên liên kết là đối tượng cư trú của một nước hoặc vùng lãnh thổ không thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp, không góp phần tạo doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế.

3. Cách xác định giao dịch liên kết

– Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

– Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

– Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;

– Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

– Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;

– Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;

– Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;

– Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

– Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;

– Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;

– Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định.

4. Các trường hợp giao dịch liên kết

Căn cứ vào Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, các trường hợp phải kê khai giao dịch liên kết là:

– Tổ chức sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại điều 5 Nghị định này.

– Cơ quan thuế (Chi cục Thuế, Tổng cục Thuế và Cục Thuế).

– Cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến việc áp dụng quy định về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết.

5. Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết

Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định như sau:

a. Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:

Không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.

b. Phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định.

Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.

Lưu ý không áp dụng với:

- Các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm;

- Các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại;

- Các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững);

- Các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác).

Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo quy định mới nhất.

giao dịch liên kết

>>> Xem thêm: Học kế toán ở đâu tốt nhất tại Hà Nội và TPHCM?

6. [Q&A] về giao dịch liên kết

6.1. Giao dịch liên kết tiếng anh là gì

Giao dịch liên kết tên tiếng Anh là related party transaction

6.2. Mượn tiền giám đốc có phải giao dịch liên kết

Mượn tiền Giám đốc được coi là giao dịch liên kết khi thỏa mãn đồng thời 02 điều kiện:

- Giám đốc là người thực hiện điều hành, kiểm soát doanh nghiệp;

- Vay Giám đốc ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu.

Nếu không đáp ứng các điều kiện này thì giao dịch vay tiền giữa công ty với Giám đốc không được xác định là giao dịch liên kết.

6.3. Mượn tiền cá nhân có phải giao dịch liên kết

Phần lớn các giao dịch vay mượn tiền bản chất trong thực tế là giao dịch vay mượn tiền. Trừ trường hợp được xác định là mượn tiền thì quyền sở hữu đối với số tiền đó sẽ không thay đổi.

Như vậy, vay tiền của cá nhân có thể là giao dịch liên kết.

6.4. Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết không

Giao dịch vay phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết khi đáp ứng yêu cầu:

- Khoản vốn vay (bao gồm cả vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu;

- Chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn (bao gồm khoản vay trung và dài hạn, khoản nợ nhà cung cấp trung và dài hạn, nợ khác trung và dài hạn).

6.5. Vay ngắn hạn có phải là giao dịch liên kết

Vay ngắn hạn không phải là giao dịch liên kết

6.6.Hai công ty tnhh cùng 1 chủ thì có được gọi là giao dịch liên kết

Hai doanh nghiệp này thuộc giao dịch liên kết theo khoản này ở nghị định số 132/2020/NĐ-CP

6.7. Có giao dịch liên kết thì phải làm gì?

Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải thực hiện kê khai các giao dịch liên kết; loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.

Cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để không công nhận các giao dịch liên kết làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định.

6.8. Hồ sơ giao dịch liên kết gồm những gì

a. Nghị định 20 về giao dịch liên kết quy định, Hồ sơ giao dịch liên kết bao gồm:

  • Hồ sơ quốc gia theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20;
  • Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20;
  • Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20;

Công ty mẹ tối cao là gì?

Công ty mẹ tối cao của tập đoàn” là thuật ngữ sử dụng để chỉ pháp nhân có vốn chủ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp tại các pháp nhân khác của một tập đoàn đa quốc gia và không bị sở hữu bởi bất kỳ pháp nhân nào khác. Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty mẹ tối cao của tập đoàn không được hợp nhất vào bất kỳ báo cáo tài chính của một pháp nhân nào khác trên toàn cầu.

Nếu Công ty mẹ tối cao ở Việt Nam chỉ phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia khi Công ty mẹ ở Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18.000 tỷ đồng trở lên.

Nếu Công ty mẹ tối cao ở nước ngoài thì chỉ phải cung cấp bản sao Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Trường hợp không cung cấp được thì phải làm công văn giải trình với Cơ quan thuế.

Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia có thể có hoặc không có trong Hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết.

Ngoài các hồ sơ đã nêu ở trên, doanh nghiệp còn phải kê khai 04 tờ khai liên quan tới giao dịch liên kết gồm có:

  • Mẫu số 01: Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết;
  • Mẫu số 02: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia;
  • Mẫu số 03: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ toàn cầu;
  • Mẫu số 04: Kê khai thông tin Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.

b. Theo Nghị định 132

Hồ sơ về giao dịch liên kết theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP bao gồm:

  • Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132;
  • Hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 132;
  • Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132;
  • Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định 132 và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 132.

6.9. Thuê nhà của giám đốc có phải giao dịch liên kết

Theo quy định tại NĐ số 132/2020/NĐ-CP thì: Giao dịch thuê nhà của giám đốc làm văn phòng không phải là giao dịch liên kết.

7. Các trường hợp phải kê khai giao dịch liên kết

Căn cứ vào Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, các trường hợp phải kê khai giao dịch liên kết là:

  • Tổ chức sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại điều 5 Nghị định này.
  • Cơ quan thuế (Chi cục Thuế, Tổng cục Thuế và Cục Thuế).
  • Cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến việc áp dụng quy định về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết.

8. Kinh nghiệm bị thanh tra về giao dịch liên kết

8.1. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng bị thanh kiểm tra về GDLK

- Phát sinh lỗ trong nhiều năm liên tiếp vẫn mở rộng hoạt động kinh doanh

- Doanh nghiệp thực hiện nhiều giao dịch với các bên liên kết

- Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực có rủi ro cao về thuế và giá chuyển nhượng

- Những doanh nghiệp chủ chốt trong ngành

- Những doanh nghiệp chưa bị thanh tra thuế cho một khoảng thời gian dài

- Những doanh nghiệp được ưu đãi cao về thuế

- Những doanh nghiệp đã gặp những vấn đề về thuế hoặc bị điều chỉnh giảm lỗ lớn trong các cuộc thanh tra trước

8.2. Các vấn đề cơ quan thuế tập trung khi thanh kiểm tra

Khi cơ quan thuế thanh tra nhóm đối tượng có phát sinh về giao dịch liên kết thường sẽ tập trung vào việc tuân thủ, chính xác và nhất quán, nộp và giải trình thông tin. Cụ thể:

a. Việc tuân thủ

– Mẫu kê khai giao dịch liên kết (“GDLK”) (cụ thể là Mẫu số 01 theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và Mẫu GCN-01/QLT hoặc Mẫu 03-7/TNDN theo các quy định trước đây). Không nộp cho Cơ quan thuế hàng năm.

– Hồ sơ xác định giá GDLK không được chuẩn bị tại thời điểm quyết toán thuế hàng năm.

– Không nộp Hồ sơ xác định giá GDLK trong vòng 30 ngày làm việc kể từ nhận được yêu cầu bằng văn bản của Đoàn thanh/kiểm tra.

– Hồ sơ xác định giá GDLK cho từng năm không sẵn có tại Công ty.

b. Nộp và giải trình thông tin

– Không nộp bổ sung các thông tin hoặc giải trình theo yêu cầu của Cơ quan thuế trong quá trình thanh/kiểm tra

– Không có chứng từ, tài liệu hoặc hồ sơ hỗ trợ cho các thông tin kê khai trong “Mẫu kê khai GDLK hoặc Hồ sơ xác định giá GDLK”.

– Tính chính xác và nhất quán của “Mẫu kê khai giao dịch liên kết”

– Số liệu & Giá trị giao dịch kê khai không chính xác

c. Kê khai thiếu các giao dịch liên kết

– Phương pháp xác định giá thị trường của cùng một giao dịch được kê khai trên các Mẫu kê khai GDLK trong các năm có sự khác biệt.

– Phương pháp xác định giá thị trường được kê khai trên Mẫu kê khai GDLK và Hồ sơ xác định giá GDLK là khác biệt.

d. Tính chính xác & nhất quán của “Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết”

– Nội dung của Hồ sơ không đầy đủ theo yêu cầu được quy định.

– Các công ty / giao dịch được lựa chọn để so sánh không đảm bảo tính tương đương hoặc không đáng tin cậy theo quy định của Nghị định 132 (trước đây là nghị định 20 và Thông tư 41, Thông tư 66/2010/TT-BTC và Thông tư 117/2005/TT-BTC).

8.3. Các vấn đề thường gặp trong thanh kiểm tra

a. Thường gặp về kê khai giao dịch liên kết

-Giá trị giao dịch liên kết

– Phương pháp xác định giá

b. Thường gặp trong đối tượng so sánh độc lập

– Cấu trúc sở hữu/ Giao dịch liên kết của đối tượng so sánh độc lập

– Sản phẩm và phân khúc kinh doanh của đối tượng so sánh độc lập

– Đối tượng so sánh độc lập trong nước hoặc nước ngoài

c. Nguyên nhân phát sinh lỗ

– Không có số liệu chứng minh nguyên nhân phát sinh lỗ

– Doanh nghiệp không có nhiều cơ sở để giải thích nguyên nhân phát sinh lỗ, trừ một số trường hợp theo quy định bất khả kháng theo quy định hiện tại.

d. Một số vấn đề khác

– Thời điểm nộp hồ sơ

– Lựa chọn Tỷ suất lợi nhuận

– So sánh giá giao dịch độc lập

– Ảnh hưởng từ các yếu tố thị trường

e. Một số vấn đề khác

– Thời điểm nộp hồ sơ

– Lựa chọn Tỷ suất lợi nhuận

– So sánh giá giao dịch độc lập

– Ảnh hưởng từ các yếu tố thị trường

Những lưu ý khi bị thanh kiểm tra thuế

– Trách nhiệm thực hiện kê khai theo tờ khai quyết toán thuế TNDN

– Doanh nghiệp có GDLK thực hiện kê khai các mẫu theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP thay thế cho Mẫu số 03-7/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 20/2017/NĐ-CP của Bộ Tài chính và nộp kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN, như sau:

– Mẫu số 01 – Thông tin về quan hệ liên kết và GDLK theo hướng dẫn chi tiết tại nghị định 132/2020?NĐ-CP (Cũ Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính).

– Mẫu số 02 – Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia và Mẫu số 03 – Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ toàn cầu.

– Mẫu số 04 – Kê khai thông tin Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên có hoạt động tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ theo hướng dẫn (Cũ Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 41/2017/TT-BTC).

Doanh nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết và giải trình chi tiết việc lập, cơ sở lập khi kết thúc kỳ báo cáo tài chính.

Ngoài ra hãy:

– Kiểm tra đăng ký kinh doanh cũng như đưa ra mối quan hệ liên kết của bên liên kết để sếp của bạn đánh giá và xác nhận lại;

– Kiểm tra, tính toán cẩn thận số liệu của các giao dịch liên kết, đảm bảo rằng bạn đã xác định đúng và có thể hướng dẫn ai đó trong phòng làm và kiểm tra lại;

– Có thể nhờ người mà bạn quen biết chuyên về mảng giao dịch liên kết kiểm tra và đánh giá sơ bộ giúp bạn.

– Đối chiếu Hồ sơ GDLK của công ty đang lưu trữ với Hồ sơ do cơ quan thuế yêu cầu;

– Kiểm tra các số liệu mang ra so sánh;

– Khi giải trình với cơ quan thuế, các bạn cần lưu ý những vấn đề nào có thể trả lời được luôn (khi bạn chắc chắn biết đó là đúng), những vấn đề cần phải xem lại hồ sơ để giải trình để chuẩn bị câu trả lời hợp lý và an toàn nhất;

– Đăng ký cập nhật bản tin, thông tin mới nhất về kế toán, thuế…;

Trên đây là những kiến thức cần biết về Giao dịch liên kết. Mong rằng những chia sẻ của Phân Tích Tài Chính trong bài viết hữu ích với bạn đọc!

>> Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Chi Phí Lãi Vay Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa

Chi Phí Lãi Vay Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa

Bài viết tiếp theo

Đầu Tư Ngắn Hạn Là Gì? Lợi Ích Và Rủi Ro Cần Biết

Đầu Tư Ngắn Hạn Là Gì? Lợi Ích Và Rủi Ro Cần Biết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo