Chi Phí Lãi Vay Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 26 phút đọc

Chi phí lãi vay là một trong những khoản chi phí doanh nghiệp và được thể hiện trên báo cáo tài chính. Vậy chi phí lãi vay là gì? Cách tính chi phí lãi vay như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Phân tích tài chính.

1. Chi phí lãi vay là gì? Gồm những gì?

Chi phí lãi vay (Interest Expense) là khoản chi phí doanh nghiệp phải trả cho các khoản đi vay để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Hay là tổng số tiền mà doanh nghiệp dùng để trả lãi cho các khoản vay của mình (vay vốn, vay để mua tài sản, thiết bị, bổ sung hàng tồn kho, thanh toán hóa đơn...)

Về cơ bản, chi phí lãi vay được tính bằng lãi suất nhân với số tiền gốc chưa thanh toán của khoản nợ. Chi phí lãi vay trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện khoản lãi phát sinh trong kỳ được đề cập trong báo cáo tài chính, chứ không phải số tiền lãi phải trả trong kỳ đó.

Chi phí lãi vay bao gồm:

  • Lãi tiền vay ngắn hạn
  • Lãi tiền vay dài hạn
  • Lãi tiền vay trên các khoản thấu chi (hạn mức tín dụng)
  • Lãi suất trái phiếu, nợ chuyển đổi (kể cả chi phí phát hành trái phiếu của trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi)
  • Lãi suất từ các khoản vay khác.

2. Quy định về chi phí lãi vay mới nhất

2.1. Chi phí lãi vay khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ vào Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định:

“2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu”.

= > Như vậy, trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ sẽ được tính toàn bộ chi phí lãi vay là chi phí được trừ. Tuy nhiên nếu tồn quỹ tiền mặt trên sổ sách của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp không chứng minh được doanh nghiệp có dự án, hợp đồng cần huy động vốn lớn thì chi phí lãi vay cơ quan thuế có thể loại khỏi chi phí được trừ.

2.2. Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết

Căn cứ Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 quy định:

“3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.

Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.

Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).”

= > Như vậy, trường hợp doanh nghiệp có quan hệ liên kết phát sinh giao dịch vay với bên liên kết, chi phí lãi vay bị khống chế không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.

3. Chi phí lãi vay tính như thế nào?

3.1. Công thức tính chi phí lãi vay

Đây là công thức tính lãi trên báo cáo thu nhập:

Chi phí lãi vay = Số dư Nợ bình quân x Lãi suất

cách tính chi phí lãi vay

>>> Xem thêm: Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất

3.2. Cách tính chi phí lãi vay

a. Tính chi phí lãi vay ngân hàng

Công thức tính lãi vay phổ biến nhất các ngân hàng áp dụng chính là tính theo dư nợ giảm dần, cụ thể công thức như sau:

Lãi phải trả (Tháng) = ( Dư nợ vay hiện tại x Lãi suất vay x Số ngày thực tế duy trì dư nợ)/ 365

b. Tính chi phí lãi vay cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác

Công thức tính chung như sau:

Lãi phải trả = Lãi trả theo tháng + Lãi trả lẻ ngày

Trong đó:

Lãi phải trả theo tháng = [Dư nợ vay hiện tại x Lãi suất vay (năm) x Số ngày thực tế duy trì dư nợ] / 365

Lãi phải lẻ ngày = [ Dư nợ vay hiện tại x Lãi suất vay (năm) x Số ngày thực tế duy trì dư nợ hiện tại lẻ tháng] / 365

4. Chi phí lãi vay có bị khống chế không

Theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với các công ty có giao dịch liên kết, nếu chi phí lãi vay vượt trên mức 20% tổng lợi nhuận thuần thì khoản vượt đó không được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp (DN).

Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế (EBITDA).

Quy định trần lãi vay được trừ khi xác định thuế TNDN là một trong những giải pháp hạn chế tình trạng lạm dụng vốn mỏng và tài trợ vốn/tài trợ tài chính nội bộ giữa các thành viên trong tập đoàn đa quốc gia với mục đích tránh thuế.

Ngày 24/6/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay lên 30%. Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.

Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại nêu trên được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được

5. Nguyên tắc vốn hóa chi phí lãi vay

Vốn hóa chi phí lãi vay (CPLV) là việc ghi nhận chi phí lãi vay phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang vào giá trị của tài sản đó.

Các trường hợp chi phí lãi vay được vốn hóa như sau:

a. Chi phí lãi vay sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng cơ bản

Chi phí đi vay thực thế phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản sẽ được vốn hóa vào giá trị đầu tư. Nếu trong giai đoạn đầu tư đó phát sinh cả lãi tiền gửi thì khoản lãi tiền gửi sẽ bù trừ với lãi vay còn lại và ghi giảm giá trị đầu tư.

b. Chi phí lãi vay sử dụng để sản xuất tài sản dở dang

Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình xây dựng hay đang trong quá trình sản xuất mà có chu kỳ sản xuất trên 12 tháng. Chi phí lãi vay phát sinh trong thời gian này sẽ được ghi nhận vào nguyên giá của tài sản đó.

Ngoài ra, tương tự như trường hợp 1, nếu trong thời gian này vừa có phát sinh chi phí lãi vay, vừa phát sinh khoản lãi tiền gửi thì chi phí lãi vay sẽ được bù trừ với lãi tiền gửi còn lại và ghi tăng/giảm nguyên giá của tài sản.

c. Chi phí lãi vay dùng chung: sản xuất tài sản dở dang và đầu tư xây dựng cơ bản

Trong trường hợp này, chi phí lãi vay vẫn sẽ được vốn hóa, nhưng phần chi phí được vốn hóa được xác định căn cứ theo tỷ lệ vốn hóa đối với chi phí luỹ kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc ĐTXD hoặc sản xuất tài sản đó. Theo đó, tỷ lệ vốn hóa được xác định bằng lãi suất bình quân của các khoản vay chưa trả trong kỳ (sau khi đã loại trừ đi các khoản vay riêng biệt sử dụng nhằm mục đích sản xuất sản phẩm dở dang)

Chú ý: Phần chi phí đi vay được vốn hóa luôn nhỏ hơn tổng chi phí đi vay phát sinh trong kỳ.

Đối với các trường hợp khác, xét chi phí lãi vay được vốn hóa hay không tùy theo từng quy định cụ thể.

#Khi nào doanh nghiệp được phép vốn hóa chi phí lãi vay

Theo chuẩn mực của kế toán quy định về điều kiện để vốn hóa chi phí lãi vay như sau: các chi phí bạn đi vay sẽ được vốn hóa khi doanh nghiệp đã chắc chắn sẽ thu được một lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó cũng như chi phí đi vay hoàn toàn có thể xác định một cách đáng tin cậy.

6. Phân biệt chi phí tài chính và chi phí lãi vay

Chi phí lãi vay là khoản tiền lãi mà người vay phải trả tính theo lãi suất dựa trên số tiền đã vay. Lãi suất chính là một trong các chi phí tài chính phổ biến mà doanh nghiệp phải trả.

Chi phí tài chính được tính theo từng chu kỳ thanh toán dựa trên lãi suất hiện tại. Một khoản vay với lãi suất cố định thì phí tài chính ít có khả năng thay đổi, mặc dù nó vẫn có thể dao động dựa theo lịch sử thanh toán và tính kịp thời.

Đối với thẻ tín dụng, các lỗi thanh toán đã tranh chấp bằng văn bản không được coi là khoản phí tài chính trong khi công ty phát hành thẻ tín dụng điều tra tranh chấp.

Các chủ nợ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định chi phí tài chính. Các nhà phát hành thẻ tín dụng sử dụng số dư hàng ngày, số dư trung bình hàng ngày, số dư vào đầu hoặc cuối tháng, hoặc số dư sau khi các khoản thanh toán đã được áp dụng để tính chi phí tài chính.

Thỏa thuận thẻ tín dụng là một khoản phí tài chính tối thiểu khi số dư bị tính phí.

Trên đây là những kiến thức cần biết về Chi phí lãi vay. Mong rằng những chia sẻ của Phân Tích Tài Chính trong bài viết hữu ích với bạn đọc!

>> Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước GAAP Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa GAAP Và IFRS

GAAP Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa GAAP Và IFRS

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Chứng Chỉ Đại Lý Thuế Uy Tín Nên Chọn Ở Đâu?

Khóa Học Chứng Chỉ Đại Lý Thuế Uy Tín Nên Chọn Ở Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo