Nợ Xấu Là Gì? Cách Kiểm Tra Nợ Xấu Ngân Hàng

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 17 phút đọc

Nợ xấu là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Vậy nợ xấu là gì? Cách kiểm tra nợ xấu ngân hàng như thế nào sẽ được Phân Tích Tài Chính giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Nợ Xấu Là Gì? Nguyên Nhân Gây Ra Nợ Xấu Là Gì?

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi lại khi người đi vay không thả tiến hành trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như trong cam kết của hợp đồng tín dụng.

Thời hạn thanh toán quá hạn từ 90 ngày trở lên sẽ được coi là nợ xấu. Những người bị dính vào nợ xấu sẽ bị liệt kê trong danh sách khách hàng nợ xấu ở trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC).

Có thể bạn quan tâm: Khóa học Phân tích Báo cáo Tài chính Doanh nghiệp

2. Ảnh Hưởng Của Việc Nợ Xấu Là Gì?

Ảnh hưởng của việc nợ xấu ngân hàng là gì

Các khách hàng thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để có thể tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hoặc một công ty tín dụng nào khác.

Tất cả những thông tin về người vay nợ xấu gồm có các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên, địa chỉ vay vốn sẽ được lưu trữ lại trên hệ thống Trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 3 - 5 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ khoản gốc lẫn lãi.

Vậy nên, khách hàng khi đi vay nợ cần phải lưu ý các thông tin trên để tránh trường hợp rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

3. Phân Loại Các Nhóm Nợ Xấu

Căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2013/TT-NHNN, sửa đổi theo Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng phân loại nợ theo 5 nhóm dưới đây:

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm: Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng hạn, khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi quá hạn và thu hồi được đầy đủ nợ gốc và số lãi còn lại đúng hạn.

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý bao gồm: Khoản nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày và được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn.

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: Gồm có 5 loại khác nhau và trong đó phổ biến nhất và khoản nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày và khoản nợ đã được gia hạn lần đầu.

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: Gồm có 6 loại khác nhau và trong đó phổ biến nhất là khoản nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: Gồm có 8 loại khác nhau và trong đó phổ biến nhất là nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ lần thứ ba trở lên.

Nợ xấu nằm trong các nhóm nợ 3, 4 ,5 và có số ngày quá thời hạn thanh toán từ trên 90 ngày.

4. Quy Định Về Nợ Xấu Mới Nhất

Nợ xấu là gì

Quy định về xóa nợ xấu trên CIC được thực hiện theo như quy định của ngân hàng nhà nước. Khi có bất kỳ khoản nợ xấu nào, dù thuộc nhóm nào bạn đều cần phải thanh toán nợ ngay lập tức.

Sau thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm thanh toán nợ xấu thì nợ xấu ở trên CIC sẽ được xóa bỏ.

Trong thời hạn 12 tháng, hệ thống vẫn lưu trữ thông tin nợ xấu của người đi vay. Vậy nên trong giai đoạn 12 tháng này, bạn sẽ vẫn có nguy cơ bị từ chối cho vay.

5. Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD

Tiến hành truy cập vào hệ thống CIC để kiểm tra trực tuyến

Bước 1: Truy cập vào trang web CIC: cic.org.vn để thực hiện đăng ký thông tin.

- Trường hợp đã có tài khoản CIC thì bấm vào ô “đăng nhập”

- Trường hợp chưa có tài khoản CIC thì bấm vào ô “đăng ký” để tiến hành đăng ký tài khoản.

Cách kiểm tra nợ xấu

Bước 2: Điền tất cả các thông tin cá nhân như họ tên, số CMND/CCCD,...

Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND

Bước 3: hoàn tất thủ tục đăng nhập bằng cách nhập mã OTP được gửi đến số điện thoại mà bạn sử dụng để đăng ký.

Bước 4: Thông tin sẽ được CIC xác nhận từ 1 đến 3 ngày. Sau đó, hệ thống sẽ gửi email cho bạn về thông báo xác nhận thông tin. Truy cập vào mục “Khai thác báo cáo” để thực hiện kiểm tra nợ xấu của bản thân.

Kiểm tra nợ xấu

6. Danh Sách Ngân Hàng Cho Vay Nợ Xấu

Ngân hàng TPBank

Ngân hàng cho vay nợ xấu

Ngân hàng VPBank

Danh sách ngân hàng cho vay nợ xấu

Ngân hàng CitiBank

Danh sách nợ xấu ngân hàng

Ngân hàng Shinhan

Ngân hàng cho vay nợ xấu Shinhan

Ngân hàng Standard Chartered

Danh sách ngân hàng cho vay nợ xấu

7. Cách Xóa Nợ Xấu Ngân Hàng

Cách để xóa nợ xấu nhanh chóng, hiệu quả cho người vô tình rơi vào danh sách nợ xấu và bị lưu trữ trên CIC có thể thực hiện theo cách dưới đây:

- Đối với các khoản nợ dưới 10 triệu đồng: Người đi vay có thể nhanh chóng thanh toán hết số nợ. Sau khi hoàn tất, lịch sử giao dịch nợ xấu của khách hàng sẽ được xóa khỏi CIC

- Đối với các khoản nợ từ 10 triệu đồng trở lên: Người đi vay cần phải thanh toán sớm nhất khoản nợ cả gốc và lãi cho đơn vị cho vay. Sau khi hoàn tất, người đi vay sẽ thông báo với người quản lý khoản nợ, yêu cầu xác minh khoản nợ đã được thanh toán. Sau khi hoàn tất các bước ở trên, trong thời hạn 12 tháng tình trạng tín dụng của khách hàng sẽ đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, đối với những khoản nợ nằm trong nhóm 3, 4, 5 thì trong vòng 5 năm liên tiếp, khách hàng sẽ không được cho vay dưới bất kỳ hình thức nào theo đúng như quy định về nợ xấu. Sau 5 năm thì tình trạng tín dụng của khách hàng sẽ quay trở về bình thường và sẽ được duyệt các khoản vay vốn khi có nhu cầu.

Bài viết trên đây là những thông tin liên quan đến nợ xấu và cách thức kiểm tra nợ xấu ngân hàng. Mong rằng với những chia sẻ của Phân Tích Tài Chính trong bài viết hữu ích với bạn đọc!

Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Công Ty Tài Chính Là Gì? Nên Vay Tiền Công Ty Tài Chính Nào?

Công Ty Tài Chính Là Gì? Nên Vay Tiền Công Ty Tài Chính Nào?

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Chứng Chỉ Đại Lý Thuế Uy Tín Nên Chọn Ở Đâu?

Khóa Học Chứng Chỉ Đại Lý Thuế Uy Tín Nên Chọn Ở Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo