Lợi Nhuận Thuần Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Thuần

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 19/07/2024 21 phút đọc

Lợi nhuận thuần hay còn được gọi là lãi thuần là một trong những mục rất quan trọng trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Kiểm soát được tốt lợi nhuận thuần sẽ cải thiện được kết quả sản xuất kinh doanh.

Vậy lợi nhuận thuần là gì và cách tính lợi nhuận thuần như thế nào sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây của Phân Tích Tài Chính

»»»»» Review Khóa Học Tài Chính Cho Người Không Chuyên Tốt Nhất

1. Lợi Nhuận Thuần Là Gì?

Lợi nhuận thuần là thuật ngữ chỉ khoản lợi thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ số này nhằm phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, là khoảng chênh lệch của doanh thu thu được sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ.

2. Tầm Quan Trọng Của Lợi Nhuận Thuần

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là một trong các số liệu được theo dõi rất chặt chẽ. Lý do số liệu này được theo dõi chặt chẽ là vì đây là nguồn đền bù cho các cổ đông của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không thể tạo ra nhiều giá trị lợi nhuận để bù đắp cho cổ đông, khi đó giá trị cổ phiếu chứng khoán cũng giảm mạnh.

Mặt khác, nếu doanh nghiệp tạo ra được nhiều giá trị lợi nhuận, doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ theo chiến lược kinh doanh đã lên kế hoạch thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh thu về của các cổ đông cũng tăng đáng kể.

Nhiều người hiểu rằng tỷ suất lợi nhuận thuần là số tiền một doanh nghiệp tạo ra được trong một khoảng thời gian nhất định và nhận định này là chưa đúng. Vì một báo cáo thu nhập sẽ gồm có rất nhiều khoản chi phí không sử dụng đến tiền mặt như khấu hao.

Để biết được một doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu tiền mặt thì người ta dựa vào kiểm tra báo cáo lưu chuyển tiền mặt của mỗi doanh nghiệp chứ không phải dựa vào tỷ suất lợi nhuận thuần.

Những số liệu báo cáo về lợi nhuận thuần, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi, những thay đổi đó luôn được xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng.

Khi lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp, công ty bị thấp đi hoặc tiêu cực sẽ có nhiều vấn đề nêu ra như giảm doanh thu, trải nghiệm khách hàng kém, các vấn đề liên quan đến quản lý,...

Mỗi một doanh nghiệp, công ty, mỗi một ngành nghề sẽ có lợi nhuận thuần khác nhau. Lý do khác nhau là bởi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được tính bằng đôla mà mỗi doanh nghiệp, công ty, mỗi một ngành nghề lại có quy mô hoạt động và tổ chức khác nhau.

3. Cách Tính Lợi Nhuận Thuần

Cách tính lợi nhuận thuần

Công thức tính lợi nhuận thuần như sau:

- Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp + Doanh thu từ hoạt động tài chính - (Chi phí tài chính + Chi phí bán hàng

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp)

Trong đó:

- Lợi nhuận gộp là chỉ tiêu phản ánh sự chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo.

- Doanh thu từ hoạt động tài chính là chỉ tiêu phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo.

- Chi phí tài chính là những khoản chi phí của hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc là các khoản lỗ có liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào các đơn vị khác, lỗ tỷ giá hối đoái,...

- Chi phí bán hàng là chỉ tiêu phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cao.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí quản lý chung của doanh nghiệp có liên quan đến các bộ phận quản lý, các chi phí gián tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

4. Cách Xác Định Tỷ Suất Lợi Nhuận Thuần

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận thuần là:

- Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần

Các chỉ tiêu của tỷ suất lợi nhuận thuần thể hiện khả năng sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có vị trí cạnh tranh trên thị trường, dễ dàng kiểm soát được chi phí hoạt động so với những doanh nghiệp cạnh tranh khác.

Tỷ suất lợi nhuận thuần được coi là một trong những chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm đến nằm trên báo cáo tài chính. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá về khả năng sinh lợi trong doanh nghiệp thương mại và làm căn cứ để chủ đầu tư có thể dựa vào để ra quyết định có đầu tư hay không.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần cũng là một trong những yếu tố giúp cho nhà cung cấp vay tín dụng đánh giá đúng về hiệu quả sử dụng vốn vay, từ đó tính toán được khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Ngoài ra, chỉ số này cũng được các nhà quản trị doanh nghiệp dùng để kiểm soát các vấn đề liên quan đến kinh phí, các chi phí của doanh nghiệp để đưa ra quyết định quản lý phù hợp.

>>> Tham khảo: Học Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Ở Đâu Tốt?

5. Nguyên Tắc Tối Ưu Lợi Nhuận Thuần

5.1. Luôn giải quyết được bài toán tài chính: Thu > Chi

Để kinh doanh có lãi, tất cả các bài toán tài chính đều quy về dạng cơ bản là doanh thu - chi phí, nguồn thu - vốn đầu tư, lợi nhuận = doanh thu - chi phí, thu nhập ròng = thực thu - thực chi,... Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần lưu ý các nguyên tắc dưới đây:

- Quản lý nguồn thu, nguồn chi dựa trên ước lượng, dự đoán với sự phân tích đầy đủ thấy hết được nguồn thu, cắt giảm chi phí.

- Kiểm soát và cập nhật công nợ thường xuyên, chặt chẽ, có chính sách xử lý nợ triệt để, hợp lý để tránh gặp phải tình trạng mất khả năng thanh toán, tăng chi phí lãi vay.

- Kiểm soát chặt chẽ các loại hàng hóa, vật tư, xuất nhập tồn kho, hàng gửi làm ứ đọng vốn, đẩy mạnh khả năng xoay vòng vốn lưu động.

- Lập kế hoạch tài chính rõ ràng để kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả nợ.

5.2. Luôn nắm rõ nguyên tắc thu chi nhằm tối đa hóa lợi nhuận

Trong doanh nghiệp, nguyên tắc thu chi cần phải đảm bảo các vấn đề sau: Có kế hoạch (nhất là kế hoạch về dòng tiền), cân đối thu chi, thu hồi lại vốn đầu tư.

Tăng thu, giảm chi nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không có chi (đầu tư) thid sẽ không thể có nguồn thu. Chính vì thế, người đứng đầu doanh nghiệp cần tách bạch đầu tư và các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên mới có thể đánh giá được hiệu quả đầu tư cũng như là lợi nhuận của doanh nghiệp.

5.3. Xây dựng kế hoạch tài chính nhằm đảm bảo lưu thông dòng tiền

Việc lập kế hoạch tài chính cực kỳ quan trọng đối với một doanh nghiệp vì liên quan tới mục tiêu tài chính được xác lập cũng như cách thức sử dụng các nguồn lực để đạt được những mục tiêu này.

Lập kế hoạch tài chính là dùng một số giả định như dự báo doanh thu, chi phí và các báo cáo tài chính trong quá khứ để đưa ra các báo cáo tài chính trong tương lai nhằm vào các mục tiêu và ưu tiên của doanh nghiệp.

5.4. Luôn nắm rõ được sức mạnh của công cụ quản trị tài chính

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm sự hỗ trợ từ công cụ quản trị tài chính hay các phần mềm tích hợp quản lý tổng thể thay vì chỉ sử dụng một phần mềm kế toán rời rạc.

6. Sự Khác Nhau Giữa Lợi Nhuận Thuần Và Lợi Nhuận Gộp

Lợi nhuận gộp được xác định bằng doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán và chưa tính đến ảnh hưởng của chi phí hoạt động như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận thuần được xác định bằng doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Các khoản chi phí hoạt động như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận gộp sẽ giúp thấy rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp từ việc tiêu thị sản phẩm đến giá trị vốn hàng bán chưa tính đến những yếu tố gián tiếp.

Lợi nhuận thuần sẽ được tính trên tất cả những yếu tố gián tiếp, từ đó thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Hai doanh nghiệp có lợi nhuận gộp tương đồng, doanh nghiệp nào kiểm soát tốt hơn các chi phí gián tiếp thì sẽ có lợi nhuận thuần cao hơn và đồng nghĩa doanh nghiệp đó sẽ có tình hình tài chính tốt hơn.

Bài viết trên đây Phân Tích Tài Chính trình bày những thông tin liên quan đến lợi nhuận thuần và công thức tính lợi nhuận thuần.

Xem thêm các bài viết:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Biên Lợi Nhuận Gộp Là Gì? Cách Tính Biên Lợi Nhuận Gộp

Biên Lợi Nhuận Gộp Là Gì? Cách Tính Biên Lợi Nhuận Gộp

Bài viết tiếp theo

Các Kênh Đầu Tư Phổ Biến Hiện Nay - So Sánh Ưu, Nhược Điểm

Các Kênh Đầu Tư Phổ Biến Hiện Nay - So Sánh Ưu, Nhược Điểm
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo