Biên Lợi Nhuận Gộp Là Gì? Cách Tính Biên Lợi Nhuận Gộp
Khi thực hiện so sánh các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực thì biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích. Doanh nghiệp nào có chỉ số này cao hơn đồng nghĩa rằng doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát được chi phí hiệu quả hơn so với các đối thủ khác.
Vậy biên lợi nhuận gộp là gì và cách tính như thế nào sẽ được trình bày qua bài viết sau đây của Phân Tích Tài Chính
1. Biên Lợi Nhuận Gộp Là Gì?
Biên lợi nhuận gộp là một trong những chỉ số quan trọng khi xem xét lợi nhuận của doanh nghiệp. Biên lợi nhuận gộp cho biết số tiền lãi mà công ty kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định. Đây cũng là một yếu tố cơ bản đại diện cho khả năng sinh lời và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Xét về giá trị tuyệt đối, chỉ số này sẽ là sự đo lường khoảng chênh lệch giữa giá bán và chi phí cấu thành sản phẩm, dịch vụ.
Là một yếu tố cơ bản đại diện cho khả năng sinh lời và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, chỉ số này là cơ sở dùng để tính lợi nhuận gộp cận biên. Tỷ lệ này giúp theo dõi được sự tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp và so sánh nó với tỷ lệ lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh.
>>>>> Review Khóa học Phân tích Báo cáo Tài chính Doanh nghiệp
2. Cách Tính Biên Lợi Nhuận Gộp
Công thức tính biên lợi nhuận gộp là:
Biên lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu (đã trừ đi thuế) - Tổng chi phí nguyên vật liệu (đã trừ đi thuế)
Trong đó: Chi phí mua nguyên vật liệu được tính từ tiền mua hàng và thay đổi hàng tồn kho.
3. Ý Nghĩa Của Biên Lợi Nhuận Gộp
Tỷ lệ lợi nhuận là kết quả tính toán được sử dụng chủ yếu để đánh giá xem doanh nghiệp đang có lợi nhuận hay không, hoặc để so sánh trong nội bộ đơn vị. Doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hay không, lợi nhuận đã đủ thuyết phục yêu cầu kinh doanh hay chưa là những ý nghĩa của kết quả biên lợi nhuận.
Thông qua chỉ số này sẽ giúp so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, xác định được chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Khi đã xác định được điều đó, nếu có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng sẽ đưa ra mức tỷ suất lợi nhuận mong muốn theo hình thức hay quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, chỉ số này cũng giúp đánh giá được tỷ lệ lợi nhuận biên trong vòng tầm 3 năm gần đây của doanh nghiệp
4. Biên Lợi Nhuận Gộp Bao Nhiêu Là Tốt?
Việc đánh giá biên lợi nhuận gộp sẽ giúp doanh nghiệp có những thông tin và góc nhìn đầy đủ hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Biên lợi nhuận gộp mà càng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn càng có lãi và hiệu quả cao. Nhưng không đồng nghĩa là biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.
Do đó, để đánh giá xem chỉ tiêu này bao nhiêu là tốt cần phải đặt trong bối cảnh riêng của mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp.
5. Phân Biệt Biên Lợi Nhuận Ròng Và Biên Lợi Nhuận Gộp Là Gì?
Cơ sở sở sánh | Biên lợi nhuận ròng | Biên lợi nhuận gộp |
Ý nghĩa | Biên lợi nhuận ròng là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng trên doanh số bán hàng. | Biên lợi nhuận gộp là tỷ lệ phần trăm của mọi thứ lợi nhuận trong doanh thu |
Lợi ích | Cho biết được về phần trăm lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp thu lại. | Hữu ích khi biết về phần trăm lợi nhuận thu lại từ việc kinh doanh chính của doanh nghiệp. |
Mục tiêu | Để biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp. | Để biết về hiệu quả của doanh nghiệp trong sản xuất và phân phối. |
Công thức | Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận (đã trừ thuế) / Doanh thu | Biên lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu (đã trừ đi thuế) - Tổng chi phí nguyên vật liệu (đã trừ đi thuế) |
6. Điểm Khác Biệt Giữa Lợi Nhuận Gộp và biên lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp hay còn có tên gọi khác là lãi gộp được hiểu là lợi mà doanh nghiệp tạo ra sau khi thực hiện khấu trừ tất cả các chi phí liên quan đến việc tạo và bán các sản phẩm của doanh nghiệp mình. Hoặc có thể coi đây là chi phí có liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Vậy nên, lợi nhuận gộp chính là lợi nhuận bán hàng và tổng thu nhập của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hiểu đơn giản thì có thể nói lợi nhuận gộp cũng là lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi mức giá vốn bán hàng của một doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trong bảng sao kê thu nhập của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận gộp biên là chỉ số được dùng để đánh giá mô hình kinh doanh và các vấn đề tài chính của doanh nghiệp bằng cách tiết lộ số tiền còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên bán cáo thu nhập của doanh nghiệp và thường được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán.
Công thức tính lợi nhuận gộp như sau:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu bán hàng - Giá vốn hàng bán.
- Hệ số biên lợi nhuận gộp được coi là đại diện cho lợi nhuận gộp, do số nó còn gọi là hệ số tổng lợi nhuận hoặc là tỷ lệ lãi. Công thức tính hệ số biên lợi nhuận gộp cụ thể như sau:
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu
Hệ số này cho thấy được mỗi dòng doanh thu thu được sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập về cho doanh nghiệp. Hệ số biên lợi nhuận gộp được coi là một chỉ số hữu ích trong việc tiến hành so sánh khả năng tài chính của các doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực.
Bài viết trên đây Phân Tích Tài Chính đã trình bày các thông tin có liên quan đến biên lợi nhuận gộp và cách tính biên lợi nhuận gộp. Các bạn có thể tìm hiểu thêm các chỉ số tài chính khác qua các bài viết dưới đây:
- Ý Nghĩa Vòng Quay Tổng Tài Sản
- Cách Tính Vòng Quay Khoản Phải Thu
- Chỉ Số ROA Bao Nhiêu Là Tốt?
- P/E là gì? Chỉ số P/E thế nào là tốt
- Chỉ số ROE là gì? Ý nghĩa và cách tính ROE
- 3 chỉ số thanh khoản tốt nhất trong tài chính doanh nghiệp
- 20 chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến nhất