Cách Tính Vòng Quay Khoản Phải Thu
Vòng quay khoản phải thu là một trong những chỉ số tài chính cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp đo lường được hiệu quả trong việc thu hồi những khoản phải thu và tiền nợ của doanh nghiệp.
Vậy thực chất chỉ số vòng quay khoản phải thu là gì ? Và cách tính vòng quay khoản phải thu ra sao sẽ được trình bày ở bài viết dưới đây của Phân Tích Tài Chính
1. Vòng Quay Các Khoản Phải Thu Là Gì?
Vòng quay các khoản phải thu là một chỉ số tài chính được dùng để kiểm tra độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản phải thu và nợ phải trả của khách hàng.
Chỉ số này cho thấy mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp trong việc cấp tín dụng cho khách hàng cũng như là khả năng thu hồi nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đó. Một công ty mà có được hiệu quả trong việc thu thập các khoản thanh toán đến hạn sẽ có tỷ lệ vòng quay khoản phải thu cao hơn.
>>> Khóa học Phân tích Tài chính Doanh nghiệp
2. Ý Nghĩa Vòng Quay Khoản Phải Thu
Hệ số vòng quay các khoản phải thu cho thấy được số lần khoản thu được chuyển thành tiền mặt trong kỳ của doanh nghiệp. Từ đó sẽ đo lường được khả năng thu hồi khoản phải thu của doanh nghiệp hay hiệu quả của việc cấp tín dụng cho khách hàng.
- Số vòng quay khoản phải thu cao: Tỷ lệ này cao có nghĩa là các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ được nhanh chóng thanh toán, không chịu quá nhiều nợ xấu, dòng tiền được cải thiện, mang lại trạng thái tích cực trong tài chính cho doanh nghiệp.
Ngoài ra nó cũng phản ánh được công ty có tỷ lệ khách hàng chất lượng cao, có khả năng thanh toán các khoản nợ của họ nhanh.
Tuy nhiên nếu như hệ số này mà quá cao thì cũng có nghĩa là chính sách tín dụng của công ty chỉ quan tâm đến dòng tiền mà siết chặt tín dụng, khiến những khách hàng tiềm năng bị loại bỏ. Những khách hàng này sau đó có thể mua các sản phẩm từ đối thủ cạnh tranh, những bên sẽ cấp tín dụng cho họ.
Nếu như một doanh nghiệp mất khách hàng hoặc là tăng trưởng chậm, tốt nhất là nên nới lỏng chính sách về tín dụng để cải thiện doanh số bán hàng, mặc dù điều đó có thể sẽ dẫn đến tỷ lệ vòng quay các khoản phải thu sẽ thấp hơn.
- Số vòng quay khoản phải thu thấp: Ngược lại trường hợp trên, nếu như tỷ lệ vòng quay các khoản phải thu thấp có thể là do quy trình thu nợ của doanh nghiệp không phù hợp , chính sách tín dụng không tốt hay do khách hàng không có đủ khả năng tài chính.
Thông thường, tỷ lệ vòng quay thấp ngụ ý rằng công ty nên có những đánh giá lại về chính sách tín dụng của mình để đảm bảo thu hồi kịp thời các khoản phải thu.
3. Cách Tính Vòng Quay Khoản Phải Thu
Công thức tính hệ số vòng quay khoản phải thu là:
Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán chịu ròng / Trung bình các khoản phải thu.
Trong đó:
- Doanh thu bán chịu ròng chính là tổng doanh thu bán chịu trong kỳ đã trừ đi các khoản doanh thu bán chịu được doanh nghiệp hay khách hàng thanh toán.
- Trung bình khoản phải thu là tổng trung bình các khoản phải thu đầu kỳ và cuối kỳ.
Hệ số này cho thấy trong thời gian 1 năm , các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng thì mới đạt được mức doanh thu của năm đó. Tỷ lệ này mà càng lớn chứng minh được tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng cao.
Để dễ hiểu hơn về công thức tính vòng quay khoản phải thu, thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên cần xác định được doanh thu bán chịu ròng. Đây là doanh số bán hàng trong năm được tính bằng tín dụng/bán chịu, trái lại với tiền mặt.
Con số này sẽ được tính bằng việc sử dụng tổng doanh số trừ đi các khoản lãi, phụ cấp khác. Doanh nghiệp có thể tính được doanh thu bán chịu ròng bằng cách cân đối kế toán, báo cáo thu nhập của năm.
- Bước 2: Xác định trung bình khoản phải thu, đó là khoản phải thu liên quan đến số tiền khách hàng nợ. Từ đó sẽ tìm được khoản phải thu trung bình.
Cần lấy số lượng tài khoản phải thu của đầu năm rồi cộng giá trị các khoản phải thu vào thời điểm cuối năm của doanh nghiệp sau đó chia 2 để ra kết quả khoản phải thu trung bình. Cũng như doanh thu bán chịu ròng, có thể tìm các số liệu có liên quan ở bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập của năm.
- Bước 3: Chia doanh thu bán chịu ròng cho trung bình khoản phải thu. Khi đã có được 2 số liệu nêu trên thì dễ dàng tính được số vòng quay khoản phải thu.
Từ đó cho thấy hiệu quả tín dụng của doanh nghiệp vì không bao gồm tiền mặt do tiền mặt không tạo ra được các khoản phải thu.
4. Vòng Quay Khoản Phải Thu Bao Nhiêu Là Tốt
Tương ứng mỗi ngành nghề thì hệ số vòng quay sẽ có quy định khác nhau nên không thể xác định được hệ số một cách chính xác.
Muốn đánh giá được hiệu quả quản lý trong việc thu hồi các khoản phải thu và khoản nợ của khách hàng hay so sánh số ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán cho các khoản nợ phải thu mà doanh nghiệp quy định.
Hệ số vòng quay khoản phải thu sẽ đánh giá một cách tốt nhất hiệu quả của doanh nghiệp. Cần phải liên tục và kiên trì trong việc đánh giá hiệu quả vòng quay thì mới có thể định hướng được một cách tốt nhất sự phát triển của doanh nghiệp.
5. Hạn Chế Của Tỷ Số Vòng Quay Khoản Phải Thu
Một số doanh nghiệp có thể sử dụng tổng doanh thu thay vì doanh thu thuần khi tính tỷ lệ doanh thu của họ, điều đó sẽ làm tăng tỷ số vòng quay khoản phải thu. Các nhà đầu tư nên cố gắng xác định phương pháp tính của doanh nghiệp hay là tính toán tỷ lệ này một cách độc lập.
Các khoản phải thu sẽ có thể có sự thay đổi đáng kể trong năm. Chẳng hạn như các doanh nghiệp hoạt động theo thời vụ sẽ có thể có các giai đoạn mà các khoản phải thu cao cùng với hệ số vòng quay thấp và các giai đoạn các khoản phải thu ít hơn và có thể dễ dàng quản lý và thu thập hơn.
Do đó, việc tính toán mà dựa theo ngày bắt đầu và ngày kết thúc của năm sẽ không đảm bảo độ chính xác. Các nhà đầu tư có thể lấy trung bình các khoản phải thu mỗi tháng trong thời gian 12 tháng để giúp bù đắp được những khoảng trống theo mùa.
Hệ số này sẽ chỉ có ý nghĩa khi mà so sánh giữa các doanh nghiệp tương đồng.
Bài viết trên đây là những thông tin liên quan đến vòng quay khoản phải thu và cách tính khoản phải thu như thế nào. Mong rằng những chia sẻ của Phân tích tài chính chia sẻ trong bài viết hữu ích với bạn đọc!
Xem thêm:
- Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
- Cách nhận diện rủi ro tài chính qua các hệ số tài chính căn bản
- Cách tính ROS – Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?
- ROA Là Gì ? Chỉ Số ROA Bao Nhiêu Là Tốt?
- P/E là gì ? Chỉ số P/E thế nào là tốt
- Chỉ số ROE là gì ? Ý nghĩa và cách tính ROE