Quỹ Tương Hỗ Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Quỹ Tương Hỗ

Phân Tích Tài Chính Tác giả Phân Tích Tài Chính 18/07/2024 19 phút đọc

Cùng với cổ phiếu và trái phiếu, quỹ tương hỗ cũng là một loại sản phẩm tài chính được giới đầu tư ưa chuộng. Với lợi nhuận ổn định và an toàn, đây được coi là kênh hữu ích dành cho những nhà đầu tư có ít thời gian tìm hiểu thị trường. Các quỹ tương hỗ đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đây. Vậy quỹ tương hỗ là gì và những điều cần biết về quỹ tương hỗ? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Phân tích tài chính nhé!  

1. Quỹ tương hỗ là gì?

Khái niệm

Quỹ tương hỗ là một hình thức góp vốn tập thể của nhiều nhà đầu tư nhằm mục đích tạo nên một quỹ lớn chung. Thông qua việc kết hợp nguồn lực và tài chính, các thành viên của quỹ sẽ cùng hợp tác để đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, bất động sản, hoặc hàng hóa.

Trong quá trình hoạt động, số tiền lãi (hoặc số tiền lỗ) của quỹ tương hỗ sẽ được chia đều cho những người góp vốn. Những chuyên gia tài chính am hiểu về thị trường và có kinh nghiệm trong giới đầu tư sẽ quản lý và vận hành các quỹ tương hỗ để nhằm tạo ra lợi nhuận. Thông thường các danh mục đầu tư của quỹ tương hỗ sẽ được cấu trúc và duy trì sao cho phù hợp với mục tiêu đầu tư ban đầu và của các nhà đầu tư trong quỹ.

Ví dụ về quỹ tương hỗ

Ở Việt Nam, quỹ tương hỗ đang thể hiện được uy tín, ngày càng phổ biến và được nhà đầu tư lựa chọn. Dưới đây là một số các quỹ tương hỗ nổi bật trong nước hiện nay:

- Quỹ đầu tư VEOF của VinaCapital: Đây là một trong những quỹ tương hỗ lớn nhất tại Việt Nam. Tại thời điểm tháng 10 năm 2022, quy mô quản lý lên đến 10.000 tỷ đồng. Quỹ đầu tư VEOF tập trung vào các cổ phiếu tốt nhất tại các thị trường mới nổi tại châu Á như Việt Nam, Indonesia và Thái Lan.

- Quỹ đầu tư VCBF của Vietcombank: Đây là quỹ tương hỗ với quy mô lớn, quản lý hơn 4.000 tỷ đồng tại thời điểm tháng 10 năm 2022. Quỹ tập trung đầu tư vào các công ty niêm yết và có tiềm năng tăng trưởng lớn tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu DCDE của Dragon Capital: Với mục tiêu tăng trưởng dài hạn thông qua việc ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức tăng trưởng hằng năm vào danh mục. Quỹ DCDE tập trung đầu tư vào các cổ phiếu của các ngành cơ bản tại thị trường Việt Nam như khai khoáng, tài chính, ngân hàng.

- Quỹ đầu tư IPAAM: Đây là một quỹ tương hỗ ra đời năm 2008 do Công ty Chứng khoán VNDirect quản lý. Quỹ đầu tư IPAAM tập trung vào các cổ phiếu bluechip tại thị trường chứng khoán Việt Nam…

image-5

Đặc điểm của quỹ tương hỗ

Tính cộng đồng: Quỹ tương hỗ thường được tạo ra bởi một nhóm người hoặc tổ chức có mục tiêu chung và cụ thể

Chia sẻ rủi ro: Một trong những mục đích chính của quỹ tương hỗ là chia sẻ rủi ro. Khi một thành viên của nhóm gặp phải tình huống khẩn cấp hoặc chi phí lớn, quỹ có thể được sử dụng để hỗ trợ họ.

Tính linh hoạt: Quỹ tương hỗ thường linh hoạt và có thể điều chỉnh để phản ánh nhu cầu của các thành viên và mục tiêu của quỹ. Các thành viên có thể thay đổi hoặc thúc đẩy các quy tắc và điều kiện của quỹ theo thời gian.

Quản lý chuyên nghiệp: Các quỹ tương hỗ thường được quản lý bởi các chuyên gia tài chính có kinh nghiệm về đầu tư tài chính và am hiểu thị trường để đảm bảo việc vận hành và quản lý tài chính hiệu quả

Phí và chi phí: quỹ hỗ tương sẽ thu phí từ các nhà đầu tư để trang trải các hoạt động quản lý quỹ. Các khoản phí này có thể bao gồm phí quản lý, phí bán ra, phí mua vào. Nhà đầu tư cần tìm hiểu và xem xét các khoản phí này khi đánh giá lợi ích và chi phí của việc đầu tư vào một quỹ hỗ tương cụ thể.

Lợi ích của quỹ tương hỗ

- Không cần có quá nhiều kinh nghiệm để tham gia vào quỹ tương hỗ. Các nhà đầu tư có thể bàn giao toàn bộ quyết định đầu tư cho công ty quản lý quỹ thay vì phải tốn thời gian để học suy nghĩ các phương án đầu tư. Họ sẽ giúp bạn tìm ra các quyết định đầu tư phù hợp.

- Tham gia quỹ tương hỗ an toàn hơn so với đầu tư độc lập trên thị trường chứng khoán. Với sự hỗ trợ và đưa ra lời khuyên của các chuyên gia, bạn sẽ có những lựa chọn an toàn và tốt nhất để bảo vệ vốn và sinh lời, hạn chế những rủi ro, thua lỗ trong quá trình đầu tư.

- Danh mục đầu tư của quỹ tương hỗ rất đa dạng, bao gồm các loại tài sản như chứng khoán, hợp đồng quyền chọn, hàng hóa, tiền tệ và một số tài sản khác. Nhờ sự dẫn dắt và vận hành của các chuyên gia, nguồn vốn sẽ được phân bổ một cách hợp lý nhằm mục đích đa dạng danh mục, từ đó cơ hội sinh lời của bạn cũng sẽ tăng lên nhiều.

- Tính thanh khoản của quỹ tương hỗ khá tốt, bạn có thể dừng tham gia bất cứ lúc nào muốn. Tuy nhiên, trước khi ký hợp đồng, bạn nên đọc kỹ và hiểu rõ các quy định của quỹ để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Nhược điểm/rủi ro của quỹ tương hỗ

Khi tham gia đầu tư tài chính, không có phương thức nào là tuyệt đối an toàn. Quỹ tương hỗ cũng không phải là ngoại lệ.

- Rủi ro của quỹ tương hỗ nằm ở chỗ nhà đầu tư có thể mất một phần hoặc toàn bộ số tiền đầu tư nếu giá trị tài sản ròng trong danh mục đầu tư giảm đột ngột. Mỗi khi thị trường thay đổi, cổ tức và tiền lãi cũng sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, rủi ro mất hết vốn khá thấp vì các danh mục đầu tư thường được phân bổ đa dạng để bù trừ cho nhau, không đồng loạt giảm mạnh.

- Thị trường tài chính có tính biến động cao, và giá trị của quỹ tương hỗ có thể giảm đáng kể trong thời gian ngắn.

- Chi phí cao: Quỹ tương hỗ có các khoản phí và chi phí nhất định, chẳng hạn như phí quản lý, phí mua và bán, phí lưu ký... Nhà đầu tư có thể cần trả các khoản này khi tham gia vào quỹ tương hỗ

- Không có quyền kiểm soát: Các nhà đầu tư không có quyền kiểm soát trực tiếp đối với việc quản lý danh mục đầu tư. Quyền quản lý thuộc về quỹ tương hỗ. Vì thế có thể sẽ không phù hợp với mục tiêu đầu tư của từng nhà đầu tư.

2. Cách thức hoạt động của quỹ tương hỗ

Các thành phần nằm trong bộ máy hoạt động của quỹ tương hỗ bao gồm:

Nhà đầu tư: Là những người sẽ góp vốn và chi trả phí cho đội ngũ vận hành để quỹ hoạt động và sinh lời. Lợi nhuận thu được sẽ chia đều cho các nhà đầu tư.

Nhà quản lý quỹ: Đây là đội ngũ có nghĩa vụ pháp lý cao nhất và cần phải đảm bảo được lợi ích cho các nhà đầu tư.

Đội ngũ cố vấn: Là những người đã có kinh nghiệm đầu tư và am hiểu về thị trường tài chính. Họ có nhiệm vụ phân tích thị trường, mức giá cổ phiếu và giá tài sản nhằm bảo đảm lợi nhuận của cổ đông tham gia.

Như vậy, nhà quản lý quỹ và đội ngũ cố vấn là hai thành phần có “tiếng nói” nhất trong các quyết định đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu của một quỹ tương hỗ. Trong đó, người quản lý quỹ là những nhà quản lý tài chính có tính chuyên nghiệp. Nhiệm vụ chính của những nhà quản lý này là phân bổ các khoản đầu tư trong nguồn quỹ sao cho nó phù hợp với mục tiêu đầu tư đặt ra ban đầu. Thậm chí, các quỹ tương hỗ cũng có thể thực hiện IPO hoặc bán cổ phần khi cần đến tiền mặt.

Cách hoạt động cơ bản của quỹ tương hỗ sẽ đi theo quy trình dưới đây:

Bước 1: Nhà đầu tư sẽ góp tiền vào quỹ tương hỗ

Bước 2: Quỹ tương hỗ bắt đầu đầu tư vào thị trường tài chính

Bước 3: Tiến hành những hoạt động đầu tư mang về lợi nhuận

Bước 4: Chia và trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư

image-4

3. Phân biệt quỹ tương hỗ và quỹ ETF

image-2

image-3

>> Xem thêm: Cổ Phiếu Quỹ Là Gì? Ảnh Hưởng Của Việc Bán Cổ Phiếu Quỹ

4. Các loại quỹ tương hỗ ở Việt Nam

Trên thị trường đầu tư ở Việt Nam hiện nay đang có sự tham gia của nhiều loại quỹ tương hỗ khác nhau có thể kể đến như:

- Quỹ đầu tư theo chỉ số (Index Fund)

Được đánh giá là quỹ đầu tư có độ rủi ro cao nên sẽ phù hợp nhất với những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận các mạo hiểm để thu lại lợi nhuận cao. Đây là quỹ chỉ số khả năng phản ánh sâu sát nhất tình hình phát triển của thị trường. Quỹ không bỏ tất cả tiền vào một mã cổ phiếu mà sẽ đa dạng hóa danh mục cổ phiếu đầu tư mà chủ yếu là những mã của các công ty có vốn hoá trung bình. Tuy nhiên, rủi ro cao đồng nghĩa với lợi nhuận cũng cao hơn khi bắt đúng sự biến động của thị trường.

- Quỹ thu nhập cố định (Fixed income)

Quỹ này không tập trung vào các mã cổ phiếu mà sẽ chủ yếu nghiên cứu để đầu tư vào những loại tài sản mang đến lợi nhuận ổn định và đều đặn. Một số danh mục đầu tư chính của quỹ cố định có thể kể đến như trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu doanh nghiệp… Hầu hết những sản phẩm này khi bán ra thị trường đều có cam kết về mức lãi suất cố định hàng năm. Đây có thể coi là loại quỹ khá an toàn cho các nhà đầu tư

- Quỹ cân bằng (Balance Income)

Đây là mô hình quỹ hoạt động dựa trên sự kết hợp giữa quỹ chỉ số và quỹ cố định để đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng ở mức khá và mang lại ít rủi ro hơn cho nhà đầu tư. Quỹ cân bằng được đánh giá là mô hình được nhiều nhà đầu tư ưa thích vì chúng hội tụ đầy đủ những yếu tố kỳ vọng mà các nhà đầu tư mong muốn.

- Một số hình thức quỹ khác

Ngoài ba hình thức quỹ tương hỗ chính được nêu trên, còn có nhiều loại quỹ tương hỗ khác nhau cũng đang hoạt động. Tuy nhiên, các quỹ này chỉ đáp ứng một ngách nhỏ của giới đầu tư nên không thường xuyên được nhắc đến. Có thể kể đến một số quỹ như: Quỹ ngành (Sector funds), Quỹ thị trường tiền tệ (Money Market funds), Quỹ cổ phần (Equity funds),…

Các quỹ tương hỗ tại Việt Nam hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

- Công ty quản lý quỹ của ngân hàng Vietcombank VCBF, thành lập từ năm 2005;

- Quỹ Dragon Capital Việt Nam DCBC, có mặt tại Việt Nam từ năm 1994;

- Công ty quản lý quỹ IPAAM ra đời năm 2008 thuộc sở hữu toàn phần của VNDirect;

- Quỹ đầu tư cổ phiếu của ngân hàng Techcombank TCEF;

- Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng thịnh Vinawealth VEOF;

- Quỹ đầu tư Năng Động Việt Nam VFMVFA;

- Bảo Việt BVFED;

- Quỹ đầu tư định kỳ của ngân hàng MBBank MBVF;

- Quỹ đầu tư của VIC Partners;

- Công ty TNHH Angel 4 Us - cộng đồng các nhà đầu tư thiên thần cho startup tại Việt Nam

- Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội Hanoi Young Business Association;

- Quỹ đầu tư khởi nghiệp ONECAPITALWAY.

Nhìn chung, quỹ tương hỗ là một trong những mô hình an toàn và tiện lợi đáng để các nhà đầu tư tham gia nếu có một nguồn vốn nhàn rỗi nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu thị trường. Tuy nhiên, bất cứ hình thức đầu tư nào cũng sẽ có rủi ro. Vì thế, bạn cần tìm hiểu thật kỹ, đa dạng hóa danh mục đầu tư để lựa chọn được sản phẩm quỹ tương hỗ phù hợp nhất nhé.

Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về Quỹ tương hỗ là gì? Những điều cần biết về quỹ tương hỗ. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của Phân tích tài chính để có thể biết thêm nhiều kiến thức tài chính bổ ích nhé!
Xem thêm: Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất

Phân Tích Tài Chính
Tác giả Phân Tích Tài Chính BTVphantichtaichinh
Bài viết trước Tỷ Lệ Nợ Trên Tổng Tài Sản (Debt To Asset Ratio)

Tỷ Lệ Nợ Trên Tổng Tài Sản (Debt To Asset Ratio)

Bài viết tiếp theo

Chia Sẻ CÁCH BẮT ĐÁY Dựa Trên PRICEACTION Kết Hợp Xu Hướng Lớn

Chia Sẻ CÁCH BẮT ĐÁY Dựa Trên PRICEACTION Kết Hợp Xu Hướng Lớn
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo