Tỷ Lệ Nợ Trên Tổng Tài Sản (Debt To Asset Ratio)

Phân Tích Tài Chính Tác giả Phân Tích Tài Chính 18/07/2024 12 phút đọc
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (Debt To Asset Ratio) là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính và mức độ rủi ro của một doanh nghiệp. Việc theo dõi và phân tích chỉ số này giúp các nhà quản lý và nhà đầu tư đưa ra các quyết định tài chính hợp lý, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau của Phân tích tài chính.

Có thể bạn quan tâm: REVIEW Khóa Học Tài Chính Cho Người Không Chuyên Tốt Nhất 

1. Tỷ Lệ Nợ Trên Tổng Tài Sản (Debt To Asset Ratio) Là Gì?

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (DAR) là một loại tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhằm đo lường năng lực của doanh nghiệp. Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho phép so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các công ty khác nhau.

Tỷ lệ này càng cao cho thấy công ty có mức độ đòn bẩy càng cao vì vậy độ rủi ro tài chính càng lớn. Tỷ số nợ trên tài sản là một tỉ lệ để phân tích bảng cân đối kế toán của một công ty. Để tính chỉ số này, bạn có thể lấy thông tin trong bảng cân đối kế toán, tại các mục tài sản và nợ.

2. Công Thức Tính Tỷ Lệ Nợ Trên Tổng Tài Sản

Tỷ số nợ = Tổng nợ/ Tổng tài sản

Trong đó:

- Tổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn gồm: các khoản phải trả vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn.

- Tổng tài sản: toàn bộ tài sản của công ty.

3. Ý Nghĩa Của Tỷ Lệ Nợ Trên Tổng Tài Sản

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cho chúng ta biết được có bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay, từ đó cho chúng ta thấy được cấu trúc vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản càng lớn thì cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đi vay. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao có thể ảnh hưởng xấu đến an toàn tài chính, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều áp lực trả nợ khi các khoản vay đến hạn, cũng như sẽ khó huy động thêm các khoản vay và phải chịu lãi suất vay cao hơn.

Ngược lại, khi tỷ lệ nợ trên tổng tài sản mức thấp, thì doanh nghiệp sẽ có một cấu trúc tài chính an toàn và linh hoạt hơn. Ngoài ra, khi cần thêm nguồn lực tài chính, doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng huy động thêm các khoản vay mới với lãi suất thấp hơn.

4. Tỷ Lệ Nợ Trên Tổng Tài Sản Bao Nhiêu Là Tốt?

Để biết tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao hay thấp, nhà đầu tư cần phải so sánh với tỷ số nợ bình quân của toàn ngành..

- Khi tỷ lệ DAR quá nhỏ: 

Thể hiện doanh nghiệp đi vay ít, có thể thấy họ có khả năng về tự chủ tài chính rất cao, tuy nhiên nếu DAR nhỏ quá mức cũng phản ánh rằng công ty chưa biết khai thác tốt đòn bẩy tài chính, chưa biết huy động vốn từ nguồn đi vay. Nếu tỷ số DAR càng thấp, các chủ nợ sẽ được bảo vệ an toàn trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải thanh lý tài sản.

- Nếu DAR quá cao

+ Cho thấy doanh nghiệp không có đủ thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Việc đi vay nhiều khiến mức độ rủi ro cao hơn nhưng đối với các cổ đông thì đây có thể là cơ hội gia tăng lợi nhuận trong đầu tư.

+ Do vậy, tính toán chỉ số DAR rất quan trọng với các nhà đầu tư, đặc biệt đối với những người tham gia mua trái phiếu bởi chỉ số này đánh giá việc tổ chức phát hành trái phiếu có đủ khả năng trả lãi vay khi trái phiếu đáo hạn hay không.

Bởi thế, khi tham gia đầu tư trái phiếu bạn cần phải theo dõi gắt gao chỉ số DAR của tổ chức phát hành trong cả quá khứ cũng như thời điểm hiện tại để có quyết định kịp thời và hợp lý.

Tỷ Lệ Nợ Trên Tổng Tài Sản Bao Nhiêu Là Tốt

Tỷ Lệ Nợ Trên Tổng Tài Sản Bao Nhiêu Là Tốt?

Trong thực tế, chỉ số DAR của một công ty bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:

- Quy mô doanh nghiệp.
- Loại hình doanh nghiệp.
- Lĩnh vực doanh nghiệp đang kinh doanh
- Mục đích vay

Vì vậy, để kiểm soát chỉ số DAR không phải dễ dàng. Tuy vậy, các nhà quản lý nên kiểm soát DAR ở mức độ 60/40, tức 60% là số vốn vay và 40% số vốn có sẵn của doanh nghiệp.

Hệ số nợ bao nhiêu là tốt? Thông thường, DAR ở mức độ 60/40 được coi là chấp nhận được, nghĩa là vốn vay chiếm 60% tổng tài sản của doanh nghiệp.

5. Hạn Chế Của DAR

Mặc dù đây là chỉ số quan trọng để đánh giá tài chính của doanh nghiệp, thế nhưng nhà đầu tư không nên quá tin tưởng, chỉ sử dụng duy nhất một chỉ số để đánh giá mà cần kết hợp đan xen nhiều chỉ số khác. Như bất cứ chỉ số nào, DAR cũng có mặt hạn chế:

- Để tính DAR cần gộp toàn bộ tài sản vô hình và hữu hình lại với nhau nên khó biết được chất lượng tài sản của doanh nghiệp.

- Cần tính toán chỉ số này theo các mốc thời gian khác nhau xem doanh nghiệp có cải thiện chỉ số không hay ngày càng chuyển biến xấu.

- Nếu TD/TA ngày càng tăng có thể hiểu là doanh nghiệp đang không có sẵn tiền hoặc không trả hết được nợ do kinh doanh kém, có dấu hiệu phá sản trong tương lai.

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản là một công cụ quan trọng giúp đánh giá sức khỏe tài chính và khả năng quản lý nợ của doanh nghiệp. Hiểu rõ về khái niệm, công thức tính sẽ hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định đầu tư và quản lý tài chính hiệu quả.

Xem thêm:


 

 

 

 

 

 

 

Phân Tích Tài Chính
Tác giả Phân Tích Tài Chính BTVphantichtaichinh
Bài viết trước Dòng Tiền Là Gì? Tại Sao Nó Quan Trọng Đối Với Doanh Nghiệp?

Dòng Tiền Là Gì? Tại Sao Nó Quan Trọng Đối Với Doanh Nghiệp?

Bài viết tiếp theo

Phân Tích Vốn Chủ Sở Hữu: Cấu Trúc, Vai Trò và Ý Nghĩa Tài Chính

Phân Tích Vốn Chủ Sở Hữu: Cấu Trúc, Vai Trò và Ý Nghĩa Tài Chính
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo