Chỉ dẫn của chuyên gia về những việc nên và không nên khi giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử

Phân tích tài chính Tác giả Phân tích tài chính 18/02/2021 15 phút đọc

Với những ứng dụng của công nghệ thông tin và các thiết bị điện thoại thông minh, hoạt động thanh toán trực tuyến trở thành thói quen của người tiêu dùng và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.

Bên cạnh những lợi íchgiao dịch trực tuyến mang lại thì rủi ro về bảo mật cũng là nỗi lo lắng của người dùng. Bài viết này, các chuyên gia Phân Tích Tài Chính sẽ hướng dẫn các bạn những nguyên tắc bảo mật thông tin cần biết để phòng tránh những rủi ro không mong đợi. khóa học xuất nhập khẩu online

Những Việc NÊN Và KHÔNG Nên Khi Giao Dịch Trên Kênh Ngân Hàng Điện Tử

1. Rủi ro về bảo mật thông tin

Với việc thực hiện thanh toán qua các kênh giao dịch trực tuyến từ xa như mạng internet, điện thoại di động…, khách hàng có thể thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi.

Bằng một vài thao tác đơ n giản, khách hàng có thể tra cứu số dư, thanh toán hoá đơn điện, nước, cước điện thoại/ internet, mua vé máy bay… và ngân hàng sẽ thay mặt khách hàng làm tiếp những phần việc còn lại với nhà cung cấp.

Tham khảo: Review Khóa Học Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Ở Đâu Tốt

Rủi ro bảo mật thông tin khi giao dịch điện tử

Tuy nhiên, thời gian qua cũng đã xuất hiện một số hình thức tấn công trực tuyến do tội phạm công nghệ cao sử dụng để lừa đảo, gây thiệt hại cho khách hàng như: lừa đảo tài chính quốc tế, trộm danh tính… Phân Tích Tài Chính liệt kê một số loại hình tấn công trực tuyến mà tội phạm thường sử dụng hiện nay để bạn đọc biết.

- Lừa đảo tài chính quốc tế: Trò lừa đảo này thường bắt đầu bằng một bức thư hoặc email có hình thức như được gửi trực tiếp tới người nhận nhưng thực tế đã được gửi cho nhiều người với lời đề xuất người nhận email sẽ nhận được một khoản tiền lớn, nhưng thực tế thì người nhận sẽ không thể nhận được khoản tiền nào.

- Trộm danh tính: Là hành vi kẻ lừa đảo thu thập các thông tin cá nhân của khách hàng để trộm thông tin thẻ tín dụng, sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng để mua sắm, chuyển tiền vào tài khoản của kẻ lừa đảo, từ đó tạo ra các món nợ của khách hàng. học xuất nhập khẩu ở đâu

- Virus: Là những chương trình hay đoạn mã được kẻ lừa đảo thiết kế để tự nhân bản và sao chép chính nó vào các đối tượng lây nhiễm khác.

Virus thường phá hoại máy tính của nạn nhân bị lây nhiễm để lấy cắp các thông tin cả nhân nhạy cảm, mở cửa sau cho tin tặc đột nhập chiếm quyền điều khiển nhằm có lợi cho người phát tán virus.

Gần đây, hình thức virus qua email khá phổ biến, xâm nhập vào các thư điện tử và thường xuyên nhân bản để phát tán virus đến những người trong danh bạ của khách hàng.

- Phising: Kẻ lừa đảo sử dụng như một tên website giả mạo để đánh lừa khách hàng đăng nhập vào để từ đó lợi dụng, xâm phạm tài chính và thông tin của khách hàng.

- Hacking: Truy cập bất hợp pháp vào máy tính khách hàng bằng Internet.

Xem thêm: Internet Banking Là Gì? Cách Đăng Ký Internet Banking

2. Nguyên tắc bảo mật thông tin trên các kênh ngân hàng điện tử

* Khách hàng tuyệt đối KHÔNG:

- Mở tài khoản và đăng ký dịch vụ Ngân hàng điện tử cho người khác sử dụng;

Tiết lộ mã PIN, mật khẩu, tên truy cập (username) của bất kỳ dịch vụ Ngân hàng điện tử cho bất cứ ai qua bất kỳ kênh nào như điện thoại, email, đường link….

Giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử

- Click vào các đường link lạ và khai báo thông tin cá nhân cho bất kỳ địa chỉ email đã gửi đến hoặc điện thoại gọi tới. khóa học xuất nhập khẩu online

Hãy nhớ rằng ngân hàng không bao giờ chủ động yêu cầu Quý khách hàng khai báo cùng một lúc cả tên đăng nhập và mật khẩu truy cập của dịch vụ Ngân hàng điện tử qua điện thoại hoặc email;

- Chuyển tiền, nạp tiền vào số điện thoại chỉ định để làm thủ tục nhận thưởng. Các ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng chuyển tiền, nạp tiền vào số điện thoại để nhận thưởng bất kỳ chương trình khuyến mại nào của ngân hàng. lớp học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

*Khách hàng NÊN:

- Sử dụng mật khẩu đủ tin cậy là mật khẩu đủ độ dài (từ 7 ký tự trở lên), có sự kết hợp giữa chữ hoa với chữ thường, chữ số… (ngoại trừ mật khẩu truy cập các dịch vụ Mobile Banking là bao gồm 6 ký tự số);

- Đổi mật khẩu, mã PIN truy cập các dịch vụ Ngân hàng điện tử lần đầu trong vòng 24h kể từ khi nhận được;

- Thay đổi mật khẩu thường xuyên (tối thiểu định kỳ 03 tháng/lần) để đảm bảo an toàn cho tài khoản;

- Tránh sử dụng mật khẩu có chứa thông tin mang tính cá nhân mà người khác dễ dàng suy đoán như: ngày tháng năm sinh, số điện thoại, biển số xe, tên bản than, tên của người than như vợ, chồng/con, dãy số liên tục đơn giản như: 123456…; khoa hoc xuat nhap khau

- Tránh viết mật khẩu ra giấy hoặc ghi chép dưới hình thức khác;

- Thay đổi mật khẩu truy cập dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking ngay lập tức sau khi phát hiện ra mình vừa click vào các đường link nghi ngờ giả mạo hoặc vô tình trả lời thông tin cho người lạ gọi tới.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn tránh được những rủi ro khi thanh toán trực tuyến. Phân tích tài chính chúc các bạn gặp nhiều thành công!

Xem thêm:

Phân tích tài chính
Tác giả Phân tích tài chính Admin
Bài viết trước Tổng quan về phân tích tài chính công ty cổ phần

Tổng quan về phân tích tài chính công ty cổ phần

Bài viết tiếp theo

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo