Crypto Là Gì? Kiến Thức Cần Biết Về Thị Trường Crypto
Crypto hay còn gọi là tiền điện tử, tiền ảo đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Có kiến thức về Crypto sẽ giúp bạn lựa chọn được crypto coin phù hợp với khả năng kinh tế và không bị hoang mang trước những biến động của thị trường. Vậy Crypto là gì? Tham khảo bài viết sau của Phân tích tài chính.
1. Crypto Là Gì?
Crypto (Crypto Currency) trong tiếng Việt gọi là Tiền Kỹ thuật số, Tiền mã hóa,... là một chuỗi các thuật toán được bảo mật bằng mật mã ngẫu nhiên (Cryptography), khiến cho việc làm giả không thể nào xảy ra.
Nhiều loại Crypto hiện nay sử dụng các mạng phi tập trung dựa trên công nghệ blockchain - được xem như một sổ cái phân tán trên một mạng lưới nhiều máy tính khác nhau.
Đặc điểm nổi bật của tiền Kỹ thuật số là chúng thường không được cấp bởi bất kỳ cơ quan nhà nước nào, vậy nên crypto về mặt lý thuyết miễn nhiễm với sự can thiệp hoặc thao túng của chính phủ. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể bị thao túng bởi hành vi đầu cơ.
Crypto là một dạng tài sản kỹ thuật số dựa trên một mạng lưới được phân phối trên một số lượng lớn máy tính. Cấu trúc phi tập trung này cho phép crypto tồn tại ngoài sự kiểm soát của các chính phủ và chính quyền trung ương. Cụm từ “crypto” có nguồn gốc từ các kỹ thuật mã hóa được sử dụng để bảo mật an ninh mạng.
Blockchain là một thành phần thiết yếu của các loại tiền kỹ thuật số và là phương pháp đảm bảo tính toàn vẹn của các dữ liệu giao dịch. Nhiều chuyên gia cho rằng công nghệ blockchain và các công nghệ liên quan sẽ mang tính đột phá đến nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là tài chính và luật.
Crypto luôn đối mặt với những lời chỉ trích vì một số lý do bao gồm: Việc sử dụng crypto cho các hoạt động bất hợp pháp, biến động tỷ giá hối đoái và các lỗ hổng của cơ sở hạ tầng bên dưới chúng. Tuy nhiên, tiền kỹ thuật số cũng được ca ngợi vì tính tiện dụng, khả năng phân chia, chống lạm phát và tính minh bạch.
Tham khảo: Review Khóa Học Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tốt Nhất
2. Kiến Thức Cần Biết Về Thị Trường Crypto
2.1. Cơ chế hoạt động của Crypto
Crypto được thiết kế như một phương tiện trao đổi kỹ thuật số. Cơ chế hoạt động của crypto currency rất khác so với những loại tiền pháp định truyền thống.
a. Xây dựng trên nền tảng cốt lõi của Blockchain
Blockchain hoạt động tương tự như một cuốn sổ cái kỹ thuật số phân tán có nhiệm vụ ghi lại toàn bộ các giao dịch. Dữ liệu sẽ lưu lại theo từng khối và cứ khối sau lại liên kết với khối trước. Từ đó hình thành chuỗi liên kết dữ liệu khổng lồ. Khi muốn thực hiện thay đổi bất kỳ thông tin nào trên chuỗi khối đòi hỏi phải có sự đồng thuận của toàn bộ thành viên trong hệ thống.
Với công nghệ Blockchain, mọi người dùng tiền điện tử đều có bản sao của cuốn sổ cái này để tạo bản sao dữ liệu mang tính thống nhất. Phần này sẽ thực hiện chức năng ghi lại các giao dịch mới và tất cả bản sao của chuỗi khối đều cập nhật đồng thời.
Để ngăn chặn những gian lận có thể xảy ra, mỗi giao dịch đều được kiểm tra thông qua một trong hai cơ chế xác thực cơ bản. Bao gồm một cơ chế Proof of Work hoặc Proof of Stake.
b. Xác thực thông qua cơ chế Proof of Work hoặc Proof of Stake
Proof of Work và Proof of Stake là 2 cơ chế xác thực được ứng dụng nhiều nhất trong các dự án tiền điện tử hiện nay.
- Proof of Work: Đây là cơ chế xác minh giao dịch trên Blockchain. Thuật toán này đưa ra các bài toán để đội ngũ thợ đào cùng cạnh tranh nhau để giải quyết. Hệ thống máy tính nào giải đư sớm hơn sẽ nhận thưởng bằng chính loại tiền mã hóa của hệ thống họ đã tham gia. Tuy nhiên, chính quá trình cạnh tranh này lại vô tình tiêu tốn một lượng lớn năng lượng và tài nguyên máy tính.
- Proof of Stake: So với Proof of Work, thuật toán Proof of Stake đã khắc phục được nhược điểm tiêu tốn năng lượng. Thông qua cơ chế đặt cược, số lượng giao dịch mà mỗi bên tham gia xác minh đã bị giới hạn. Cách thức hoạt động của nó gần giống như việc bạn vay thế chấp ở ngân hàng. Mỗi bên thể tham gia đặt cược tiền điện tử để xác minh giao dịch. Khi đã thu thập đủ cổ phần, nhóm xác thực sẽ được xếp vào nhóm giao dịch mới.
Các dự án tiền điện tử ra đời sau Bitcoin có xu hướng ứng dụng Proof of Work thay vì Proof of Stake. Chẳng hạn như Ethereum, ban đầu họ cũng sử dụng cơ chế xác minh PoW nhưng sau đó đã chuyển sang PoS.
c. Yếu tố đồng thuận trong thế giới tiền điện tử
Cả Proof of Work và Proof of Stake đều tiến hành xác minh thông qua cơ chế đồng thuận. Có nghĩa mỗi khi một cá nhân tham gia xác minh giao dịch thì giao dịch đó phải trải qua kiểm tra, xác minh của đa số thành viên cùng tham gia vào mạng lưới cùng tham gia vào mạng lưới.
Ví dụ như: Một hacker không thể tự mình thay đổi sổ cái Blockchain nếu không tập hợp ít nhất 51% các thành viên khác trong hệ thống cùng đồng thuận gian lận. Tuy nhiên trong thực tế để nhân về 51% đồng thuận gian lận là gần như không thể.
d. Tính chất đặc trưng của Crypto
Nếu so sánh với tiền pháp định, tiền điện tử sẽ sở hữu tính chất đặc trưng cơ bản.
- Tính chất số hóa: Các loại Crypto sẽ chỉ có thể lưu trữ trên thiết bị điện tử, giao dịch trên môi trường internet. Như vậy, người dùng không thể cầm nắm tiền điện tử theo dạng vật lý.
- Tính phi tập trung: Tiền điện tử bị quản lý bởi bất kỳ một cơ quan hay hệ thống máy tính tập trung nào. Thay vào đó chúng phân bổ trên mạng lưới nhất định chính là hệ thống máy tính ngang hàng. Mạng máy tính này không hề có máy chủ điều phối.
- Tính chất ngang hàng: Giao dịch tiền điện tử không cần thông qua bên trung gian, người mua và người bán sự kết nối trực tiếp với nhau. Nhờ đó tốc độ xử lý giao dịch sẽ nhanh hơn hẳn đồng thời không phát sinh thêm phí.
- Tính chất ẩn danh: Chủ sở hữu tiền điện tử không cần phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào. Giao dịch Crypto không bị quản lý bởi bên thứ 3 nên rất khó để xác định danh tính của người mua và người bán.
- Không cần dựa trên sự tin cậy: Giao dịch tiền điện tử chuyện gia tự động, không cần thông qua bên trung gian. Kể cả người mua và người bán cũng không cần thiết phải tin tưởng lẫn nhau.
- Tính bảo mật cao: Mỗi loại Cryptocurrency khi đã phân phối đến người dùng đều đã được mã hóa. Nhằm ngăn chặn người lạ có thể truy cập.
- Giao dịch xuyên biên giới: Cho dù đang ở bất kỳ đâu, người dùng đều có thể thực hiện giao dịch với tiền mã hóa. Quá trình này không bị kiểm soát bởi cơ quan tại bất kỳ quốc gia nào.
Nhờ vào những tính chất nổi bật trên, tiền điện tử ngày càng thu hút người dùng và người tham gia đầu tư. Tuy nhiên chính bởi sự khó kiểm soát nên chúng vẫn chưa được hợp pháp hóa tại nhiều quốc gia trên thế giới.
2.2. Làm thế nào để sở hữu tiền điện tử?
Cryptocurrency không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan nào, vậy làm thế nào để có thể sở hữu chúng? Sẽ có 2 cách để mọi người sở hữu tiền điện tử. Bao gồm tham gia đào và mua bán trên thị trường tiền điện tử.
a. Tham gia đào coin
Đây là cách cơ bản nhất để bạn có thể sở hữu một loại tiền điện tử nào đó. Tuy nhiên, không phải tất cả dự án tiền điện tử đều có thể đào như Bitcoin hay Ethereum. Một số dự án sẽ khai thác toàn bộ coin trước. Sau đó phát hành theo từng giai đoạn cụ thể. Thế nhưng số dự án này không nhiều lắm.
Khi tham gia đào coin, bạn cần phải đầu tư cho dàn máy tính có cấu hình mạnh, hệ thống mạng Internet tốc độ cao và điểm bố trí các thiết bị này. Nói chung, việc đào coin đòi hỏi phải thực sự am hiểu về kỹ thuật máy tính và mạng lưới tiền điện tử tham gia. Còn nếu như không có đủ tiềm lực để theo đuổi hình thức này, bạn chỉ nên mua bán coin trên thị trưởng tiền điện tử mà thôi.
b. Mua bán trên thị trường tiền điện tử
Việc sở hữu tiền mã hóa thông qua đau thì trên thị trường Crypto đơn giản hơn rất nhiều so với việc đào coin. Với một số tiền pháp định vừa đủ, bạn sẽ dễ dàng mua bán loại coin cần sử dụng hoặc đầu tư.
c. Mua bán coin trên một số sàn giao dịch
Đầu tiên bạn cần sàng lọc và lựa chọn một vài sàn giao dịch uy tín. Đó đều là những sàn sở hữu khối lượng mua bán lớn, tính thanh khoản cao, cung cấp các loại tiền điện tử đa dạng, hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán.
Khi đã lựa chọn được một sàn giao dịch phù hợp, bạn cần bắt tay vào việc lập tài khoản trên chính sàn đó. Quy trình lập tài khoản thường diễn ra theo 2 bước cơ bản. Bước thứ nhất, bạn cần cung cấp các thông tin mà hệ thống sàn yêu cầu. Bước thứ 2, tiến hành xác minh danh tính để bắt đầu thực hiện giao dịch.
Sau đó, bạn phải chuyển tiền vào ví sàn. Số tiền này sẽ thực sự dụng để mua một số loại coin chủ chốt trên thị trường. Chẳng hạn như đồng Bitcoin, Ethereum. Đồng tiền này sau đó tiếp tục được sử dụng để giao dịch với các loại tiền điện tử khác, ít phổ thông hơn.
Nếu đã mua được loại Cryptocurrency mình cần, bạn nên chuyển chúng một ứng dụng độc lập, lưu giữ vào ví cứng hoặc để ngay trên ví sàn nếu cần phải sử dụng thường xuyên.
2.3. Có nên đầu tư vào các loại Cryptocurrency không?
Đến nay giới chuyên gia vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về việc đầu tư vào tiền điện tử. Bởi các loại Cryptocurrency là một khoản đầu tư mang tính chất đầu cơ khá cao, biến động giá của chúng rất khó lường. Phần đông cố vấn tài chính điều khuyến nghị mọi người nên cẩn trọng khi đầu tư vào thị trường tiền điện tử.
Chẳng hạn như với đồng Bitcoin, giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2020, giá BTC đã có thời điểm tăng gấp đôi. Tuy nhiên cũng có thời điểm nó giảm xuống chỉ còn 5.000 USD cho mỗi BTC. Đặc biệt trong 5 tháng đầu năm 2021, giá Bitcoin đã liên tiếp thiết lập phát hiện được chưa từng có.
Từng có lúc giá Bitcoin tiến sát mức 65.000 USD. Thế nhưng cũng không lâu sau đó, giá của loại điện tử này lại lao dốc mạnh. Tại thời điểm Beat Đầu Tư cập nhật bài viết này, giá mỗi BTC hiện giảm xuống chỉ còn hơn 40.000 USD.
Phần đông chuyên gia tài chính đều cho rằng Cryptocurrency có thể bay hơi hoặc biến động giá vô cùng khó đoán. Theo Peter Palion, một nhà hoạch định tài chính tài chính tại East Norwich đưa ra quan điểm cho rằng nhà đầu tư sẽ an toàn hơn nếu tin tưởng vào các loại tiền tệ do chính phủ hậu thuẫn. Ví như đồng USD chẳng hạn.
Còn nếu như có ý định đầu tư vào tiền điện tử, trader nên xem đó là một danh mục đầu tư nhỏ. Có nghĩa tiền điện tử chỉ nên chiếm từ 1% đến 5%, cao nhất cũng chỉ là 10% trong tổng danh mục đầu tư của bạn. Như vậy, nếu như giá của chúng có giảm thì mức thua lỗ đó cũng không ảnh hưởng quá lớn đến cơ cấu đầu tư chung.
2.4. Ưu và nhược điểm của Cryptocurrency
Các loại Cryptocurrency đang được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Giống như bất kỳ loại hình tài sản, tiền tệ nào mới đưa ra thị trường cũng luôn tồn tại những ưu và nhược điểm riêng.
a. Ưu điểm
- Hỗ trợ giao dịch ngang hàng, kết nối trực tiếp giữa người bán và người mua không cần thông qua bất kỳ tổ chức trung gian nào.
- Phí giao dịch thấp hơn so với tiền pháp định.
- Tốc độ luân chuyển gần như ngay lập tức, không phân biệt phạm vi lãnh thổ.
- Sở hữu tính bảo mật cao nhờ vào tính chất ẩn danh.
- Không một tổ chức nào có thể thu giữ tiền điện tử của chủ sở hữu.
- Tiền điện tử không thể làm giả như tiền pháp định.
b. Nhược điểm
- Vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi.
- Mức độ biến động cao vô tình tạo rủi ro cho nhà đầu tư.
- Khó sử dụng với những người không am hiểu công nghệ.
- Có thể trở thành công cụ cho các tổ chức tội phạm thực hiện rửa tiền, giao dịch bất hợp pháp.
Trên đây là những kiến thức cơ bản cần biết về Crypto. Hy vọng hữu ích với bạn đọc.
>> Xem thêm: Các sàn giao dịch bitcoin uy tín tại Việt Nam