Đo lường rủi ro hệ thống trên thị trường tài chính Việt Nam

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 22/06/2020 38 phút đọc

Trong bài viết này Phân tích tài chính sẽ trình bày các luồng thông tin trên hệ thống tài chính Việt Nam trong mối quan hệ với rủi ro hệ thống. Cụ thể, bài viết sẽ hệ thống lại các vấn đề liên quan đến rủi ro hệ thống, ý nghĩa và thực trạng đo lường rủi ro hệ thống phục vụ cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam hiện nay và vai trò đánh giá rủi ro hệ thống đối với hoạt động đầu tư trên thị trường

Tham khảo: Phân tích rủi ro tài chính

1. Khái quát về rủi ro hệ thống

1.1 Định nghĩa rủi ro hệ thống hoc ke toan truc tuyen mien phi

Về cơ bản, rủi ro được hiểu là sự biến động không theo ước tính ban đầu, và sự biến động này đem lại kết quả (doanh thu/lợi nhuận) không mong muốn. Trong tài chính, rủi ro được định nghĩa là khả năng(hay xác suất) xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, hay cụ thể hơn là khả năng làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai khác với mức sinh lời dự kiến ban đầu.

Trong đó, rủi ro hệ thống được gọi là “rủi ro thị trường” hay “rủi ro không thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa đầu tư”. nên học kế toán ở đâu

Loại rủi ro này là sự không chắc chắn thuộc về toàn bộ thị trường hoặc toàn bộ phân khúc thị trường nào đó. Ví dụ, nói đến rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán thường được biểu hiện với sự biến động trong giá trị của cổ phiếu toàn thị trường.

1.2. Đo lường rủi ro hệ thống

Cho tới nay, hệ số beta vẫn được coi là một thước đo của sự biến động thị trường hay rủi ro hệ thống trong nền kinh tế, hoặc rủi ro của một chứng khoán hay một chứng khoán hay một danh mục đầu tư so với các thị trường về mặt tổng thể. khóa học tin học văn phòng

Mặc cho những tranh cãi đang diễn ra xung quanh hệ số beta, nhưng hiện nay mô hình CAPM vẫn đang được sử dụng rộng rãi như một công cụ tài chính đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng nhất đối với các nhà quản lý và các nhà đầu tư sử dụng vào các mục tiêu định giá, đánh giá đầu tư để ra quyết định chọn lựa các cơ hội đầu tư khác nhau trong việc lập kế ngân sách vốn và trong quản lý danh mục đầu tư.

Hệ số beta thường được ước tính bằng cách hồi quy lợi nhuận cổ phiếu với lợi nhuận của chỉ số chứng khoán trong một khoản thời gian. Do đó, khi định giá cổ phiếu hay định giá các doanh nghiệp đang được niêm yết trên thị trường, ta có thể dễ dàng xác định hệ số beta của các doanh nghiệp này bằng việc sử dụng thông tin lịch sử giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Như vậy, trong trường hợp thông tin lịch sử giá cổ phiếu không đáng tin cậy hoặc phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam không niêm yết trên thị trường chứng khoán không có thông tin lịch sử giá cổ phiếu thì có xác định được hệ số beta không?

Về ý nghĩa, hệ số beta sẽ đánh giá độ nhạy so với thị trường của một cổ phiếu so với toàn bộ thị trường beta cũng được sử dụng để so sánh rủi ro thị trường của một cổ phiếu với các cổ phiếu khác. Phân tích đầu tư sử dụng các chữ cái Hy Lạp “?” để đại diện cho phiên bản beta. Beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), như chúng ta đã mô tả trong phần trước

Để tính được beta chúng ta có thể sử dụng các phương pháp khác nhau cho phù hợp cơ sở dữ liệu và yêu cầu tính toán, trong đó bao gồm phương pháp xác định beta truyền thống, thông qua thuật toán sử dụng phân tích hồi quy thu nhập cổ phiếu với thu nhập của thị trường, phương pháp xác định beta kế toán, phương pháp xác định beta của các doanh nghiệp tương tự…

Nội dung, chúng ta có thể hình dung beta như xu hướng lợi nhuận của chứng khoán để ứng phó với biến động của thị trường. phần mềm quản lý nhân sự

  • Beta = 1: Giá chứng khoán sẽ biến động cùng chiều với biến động của thị trường
  • Beta < 1: Chứng khoán sẽ ít biến động hơn so với thị trường.

Ví dụ, nếu beta của một chứng khoán sẽ có nhiều biến động hơn so với thị trường.

Ví dụ, nếu beta của một chứng khoán là 1.2, như vậy về lý thuyết, biến động giá của chứng khoán này sẽ nhanh hơn 20% so với biến động giá của thị trường

Beta sẽ giúp chúng ta hiểu có thêm cơ sở để đánh giá, phân tích và đương đầu với rủi ro. Một nhà quản lý đầu tư mạo hiểm sẽ tìm cách giá tăng trong danh mục của mình các chứng khoán có beta cao hơn, trong khi các nhà đầu tư thận trọng sẽ đầu tư vào các chứng khoán có beta thấp hơn. khóa học xuất nhập khẩu online

Ngoài ra, nếu kỳ vọng thị trường có xu hướng gia tăng, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn danh mục với hệ số beta cao hơn. Ngược lại, nếu thị trường có xu hướng giảm đi, họ sẽ cần quỹ các doanh mục đầu tư với tỷ lệ beta nhỏ hơn 1 để trong trường hợp nếu thị trường có giảm thực sự, mức độ thiệt hại sẽ được hạn chế phần nào.

Cần chú ý: mẫu báo cáo tài chính nội bộ

  • Beta < 0: Trường hợp này, sự biến động của thị trường và danh mục đầu tư sẽ có mối quan hệ nghịch đảo. Ví dụ như thị trường vàng và thị trường cổ phiếu. Ví dụ như thị trường vàng và thị trường cổ phiếu, khi chứng khoán sụt giảm thì giá vàng được cải thiện tốt hơn
  • Beta > 0: Ví dụ, tiền mặt so với thị trường luôn có hệ số beta > 0. Nói cách khác, bất kể sự di chuyển và khuynh hướng biến đổi của thị trường, giá trị của tiền mặt vẫn không thay đổi

1.3. Ý nghĩa của hệ số beta trong việc đo lường rủi ro hệ thống

Hệ số beta là thành phần quan trọng của mô hình định giá tài sản vốn CAPM (Capital asset pricing model). Đây là mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng, trong đó lợi nhuận kỳ vọng của một tài sản bằng lợi nhuận của tài sản không có rủi ro (risk free) cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên rủi ro toàn hệ thống của tài sản đó. hạch toán chi phí vận chuyển

Hệ số beta ngành chỉ ra rằng nếu một ngành có beta nhỏ hơn mức độ rủi ro của thị trường. Và ngược lại, hệ số beta ngành lớn hơn 1 sẽ cho biết mức độ rủi ro của ngành đó sẽ lớn hơn mức độ rủi ro của thị trường.

Ví dụ: ? của ngành hoạt động kinh doanh bất động sản = 1.5748, điều đó có nghĩa mức độ rủi ro của ngành này nhiều hơn mức độ rủi ro của thị trường xấp xỉ 57,48%. Như vậy, mức độ rủi ro của ngành ngày so với thị trường là tương đối lớn và hệ số beta này cho thấy ngành này có lợi nhuận cao nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao. học kế toán

Khi một công ty muốn đầu tư vào lĩnh vực như bất động sản, họ có thể đánh giá tiềm năng của ngành này thông qua xu hướng của thị trường và các chỉ số tài chính khác.

Những nhà đầu tư riêng lẻ cũng như các quỹ đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường có thể dựa vào hệ số beta ngành hoặc hệ số beta của công ty trên thị trường chứng khoán để đánh giá khả năng sinh lời của cổ phiếu ngành bất động sản hoặc cổ phiếu của chính công ty này, để từ đó đưa ra quyết định đầu tư có lợi nhất.

1.4. Hạn chế của hệ số beta

Nói cách khác, hệ số beta là 2 thì không có nghĩa phản ánh tương lai biến động của cổ phiếu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra một phát hiện thú vị rằng beta sẽ có khuynh hướng trở về giá trị trung bình của thị trường, tức là nếu beta < 1 thì sẽ có khuynh hướng tăng lên đến 1, còn nếu beta > 1 thì sẽ có khuynh hướng giảm dần tương ứng. tự học kế toán online miễn phí

Việc sử dụng beta chỉ có ý nghĩa khi đánh giá mức độ rủi ro của toàn thị trường, còn một số rủi ro cụ thể liên quan đến công ty thì beta sẽ không có ý nghĩa. Do đó, có thể thấy rằng beta chỉ cung cấp cho người đầu tư những ước tính về sự thay đổi của thị trường có ảnh hưởng đến chứng khoán, còn các rủi ro khác thì công ty sẽ cần có thêm những biện pháp khác để quản lý.

Đo lường rủi ro tài chính

2. Rủi ro hệ thống và đo lường rủi ro hệ thống ở Việt Nam

2.1 Rủi ro hệ thống trên thị trường tài chính Việt Nam

Cho đến nay, Việt Nam vẫn được coi là có thị trường tài chính khá non trẻ, hệ thống tài chính với các tổ chức, chủ thể tài chính đang được hoàn thiện và kiện toàn vai trò của mình. Trong đó, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới thành lập từ giữa năm 2000, do đó hiện vẫn còn có quá ít doanh nghiệp được niêm yết.

Mới đây, Chính phủ chủ trương nâng cao chuẩn mực đảm bảo an toàn hệ thống như vốn, thanh khoản thì yêu cầu quản trị rủi ro hệ thống cũng được nâng cao và cải thiện hơn. Theo đó, Việt Nam đang tiến tới đưa ra tiêu chuẩn mới để định dạng các định chế tài chính có rủi ro hệ thống (SIFIs) và các phương thức mới để giám sát và giảm thiểu rủi ro của các định chế này. học về xuất nhập khẩu online

Các định chế tài chính có rủi ro hệ thống được xác định trên phạm vi toàn cầu và từng quốc gia. Trên phương diện quốc tế, tháng 11/2012 ủy ban ổn định tài chính G20 (FSB) xác định 29 chế tài chính có rủi ro ảnh hưởng toàn cầu và yêu cầu các định chế này bổ sung mức vốn, áp dụng các chế độ giám sát sâu rộng hơn, và xây dựng kế hoạch cho trường hợp phải đóng cửa phá sản. Cách tiếp cận này cũng được các quốc gia (Mỹ, Châu Âu, và một số nước) áp dụng cho các định chế tài chính có rủi ro hệ thống ở trong nước.

Các loại rủi ro hệ thống phổ biến trên thị trường tài chính Việt Nam bao gồm:

* Rủi ro thị trường là sự biến động giá chứng khoán do tâm lý của các nhà đầu tư. Giá của chứng khoán có thể giao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của doanh nghiệp vẫn không thay đổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt giảm này của chứng khoán. Đôi khi, loại rủi ro này có thể phát sinh từ những sự kiện kinh tế, xã hội hoặc chính trị tiêu cực. Các luồng thông tin sẽ ảnh hưởng tới yếu tố tâm lý của nhà đầu tư. Sau đó, cộng hưởng với hiệu ứng dây chuyền hay tâm lý bầy đàn sẽ làm cho thị trường càng trở nên thiếu ổn định và bấp bênh. thi chứng chỉ hành nghề kế toán

Nếu ở các thị trường phát triển, thị trường là nơi dành cho các nhà đầu tư lớn hoặc các nhà đầu tư có tổ chức nên rủi ro thị trường sẽ không lớn. Nhưng ở Việt Nam, nơi mà thị trường chứng khoán còn non trẻ, thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân với quy mô nhỏ, thiếu kiến thức và bản lĩnh đầu tư, tâm ký ăn theo càng lớn sẽ làm cho rủi ro thị trường rất cao.

Để giảm rủi ro thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho nhà đầu tư, đồng thời cần minh bạch hóa về thông tin, kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế các hành vi phi đạo đức như thao túng giá, kinh doanh nội gián, đầu cơ. Cần phát triển hoạt động tư vấn của các công ty chứng khoán cũng như tăng số lượng và chất lượng của các nhà đầu tư có tổ chức nhằm tăng chất lượng đầu tư. học chứng chỉ kế toán trưởng

Rủi ro lãi suất là sự biến động giá chứng khoán do sự thay đổi của lãi suất gây ra. Khi đầu tư vào các chứng khoán có thu nhập cố định, nếu lãi suất thị trường tăng lên, cơ hội đầu tư vào các tài sản có mức lợi tức cao hơn sẽ mất đi. Trong đó, sự tăng lên của lãi suất, giá trị trường của tài sản đã đầu tư sẽ bị giảm và nhà đầu tư sẽ bị thiệt về giá khi bán các tài sản đó. Thời hạn của các tài sản đầu tư càng lớn, ảnh hưởng của lãi suất tới giá thị trường của nó sẽ càng lớn, mức độ tổn thất giá trị của chủ đầu tư sẽ càng cao. Điều này ít xảy ra với các chứng khoán có thu nhập biến đổi, chẳng hạn trái phiếu có lãi suất thả nổi.

Lãi suất thay đổi làm cho chi phí và doanh thu của doanh nghiệp thay đổi. Sự thay đổi này phụ thuộc vào cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có hệ số nợ cao, lãi suất tăng lên làm tăng chi phí lãi vay phải trả và làm cho lợi nhuận của Doanh nghiệp sụt giảm, giá cổ phiếu giảm và ngược lại.

Để hạn chế rủi ro lãi suất, nhà đầu tư cần nghiên cứu đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất bao gồm: Chu kỳ kinh tế, lạm phát sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Chính phủ, quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tài chính… Để dự báo được sự thay đổi của lãi suất trong tương lai; sử dụng các công cụ dẫn suất như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn… học kế toán qua mạng

* Rủi ro sức mua là sự thay đổi giá trị thực của chứng khoán do sự thay đổi sức mua của đồng tiền. Nếu lạm phát vượt qua tỷ lệ lạm phát dự tính, giá trị thực của đồng tiền sẽ bị giảm giá trị.

Nếu coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, một người mua cổ phiếu đã lỡ cơ hội mua hàng hóa hoặc dịch vụ trong suốt thời gian đầu tư. Trong khoảng thời gian đó, nếu giá cả dịch vụ tăng, nhà đầu tư sẽ mất đi một phần sức mua. Thông thường các nhà đầu tư dự kiến trước mức độ mất giá của đồng tiền qua tỷ lệ lạm phát dự kiến và họ sẽ chỉ chấp nhận đầu tư khi lợi tức thu được bù đắp cho họ tổn thất này. Khi lạm phát thực tế khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến, rủi ro sức mua sẽ phát sinh. Nói một cách khác, cả giảm phát và lạm phát đều tác động tới giá chứng khoán, do đó nhà đầu tư sẽ yêu cầu tỷ lệ lợi tức khác đi.

* Rủi ro chính trị là sự bất ổn giá chứng khoán do sự thay đổi về môi trường chính trị xã hội, chẳng hạn: chiến tranh, bãi công, biểu tình, sự thay đổi về thể chế, chính sách… Sự thay đổi này sẽ tác động tới thu nhập và rủi ro của luồng thu nhập của các doanh nghiệp, từ đó thay đổi giá trị của chứng khoán. Sự thay đổi của chính trị cũng tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến hành vi mua bán chứng khoán của họ. khóa học logisitcs online lê ánh

2.2 Đánh giá thực trạng sử dụng hệ thống beta để đo lường rủi ro hệ thống ở Việt Nam

Ở các thị trường phát triển, beta được dùng để đánh giá một mức phí rủi ro chuẩn cho các nhà đầu tư. Nếu mức phí thực tế của một cổ phiếu cao hơn mức phí chuẩn của chính cổ phiếu đó, thì đây là một cơ hội tốt để mua vào. Vì lúc này, cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị thật của nó. Và dĩ nhiên, khi thị trường nhận ra sự hớ hênh của mình trong việc định giá cổ phiếu, thì khi đó giá của cổ phiếu sẽ được điều chỉnh tăng lên để mức phí rủi ro trở về mức chuẩn, thì lại là một cơ hội bán ra trước khi mức giá rơi xuống trở lại.

Do vậy, phương pháp sử dụng hệ số beta vẫn có nhiều ý nghĩa trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán và tài chính quốc tế. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bao gồm:

Thứ nhất, là thông tin lịch sử về thu nhập doanh nghiệp không nhiều, nhất là các doanh nghiệp khu vực tư nhân không niêm yết thường chỉ báo cáo thu nhập một năm một lần, làm cho năng lực thống kê bị giới hạn.

Thứ hai, là kết quả kinh doanh theo báo cáo kế toán có thể phụ thuộc đáng kể vào các phương pháp hạch toán kế toán. Chẳng hạn như các phương pháp khấu hao tài sản khác nhau thường dẫn đến chi phí khấu hao được xác định khác nhau và do đó kết quả thu nhập của doanh nghiệp cũng khác nhau; hoặc các phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho khác nhau như phương pháp nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước hay phương pháp bình quân có thể dẫn đến giá vốn hàng bán được xác định khác nhau một cách đáng kể và do đó dẫn đến kết quả thu nhập của doanh nghiệp cũng khác nhau đáng kể.

Giới hạn về dữ liệu cơ bản: Khác với các thị trường tài chính phát triển, việc xây dựng phương trình hồi quy để tính beta cơ sở gặp khó khăn về dữ liệu cơ bản của các công ty cần tính toán. Chẳng hạn, hệ số biến động thu nhập hoạt động (CV) được định nghĩa là tỷ số giữa độ lệch chuẩn của thu nhập hoạt động và thu nhập hoạt động bình quân. Lợi nhuận hoạt động xác định theo năm. Tuy nhiên, nguồn thông tin đại chúng hiện nay vẫn còn khá hạn chế do các nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Phương pháp xác định beta của các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra có thể không chính xác: Để xác định hệ số beta cho các doanh nghiệp Việt Nam theo phương pháp dựa trên hệ số beta của các doanh nghiệp có đặc trưng tương tự có cùng ngành nghề kinh doanh được niêm yết trong hiện tại cần phải sử dụng một số các doanh nghiệp tương tự ở nước ngoài vì hiện chỉ mới có hơn 100 doanh nghiệp đang niêm yết trên mỗi sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Các doanh nghiệp ở những thị trường khác nhau, hoạt động kinh doanh trong những môi trường khác nhau có thể không hoàn toàn so sánh được nên đây chính là hạn chế chủ yếu của việc xác định hệ số beta tại Việt Nam theo phương pháp này. Hơn nữa, các doanh nghiệp tương tự còn phải được giao dịch thường xuyên để hệ số beta của chúng mới có thể là cơ sở tin cậy để ước tính hệ số beta của doanh nghiệp cần xác định hệ số beta

Mặc dù có một số hạn chế, beta vẫn rất hữu ích nếu chúng ta sử dụng nó đúng cách. Hãy trở về với bản chất đầu tiên của beta, đó là một công cụ thống kê đo lường khả năng biến động của cổ phiếu so với sự biến động của thị trường. Chúng ta có thể sử dụng beta như một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật. Theo đó, khi beta bắt đầu vượt mốc 1. Nếu VN-Index có dấu hiệu tăng lên thì sẽ là thời điểm mua vào, vì giá chứng khoán sẽ gia tăng theo sự gia tăng của chỉ số. Ngược lại, nếu chỉ số giảm thì nên bán ra vì giá chứng khoán sẽ giảm theo sự giảm của chỉ số

3. Kết luận

Như vậy, sử dụng beta có thể đem lại những ý nghĩa rất lớn cho hoạt động đầu tư, dự báo và lựa chọn phương pháp quản lý rủi ro phù hợp cho nhà đầu tư đối với các rủi ro hệ thống

Tuy nhiên, nguồn thông tin hạn chế và ý thức công bố, minh bạch thông tin tài chính trên thị trường tài chính Việt Nam hiện nay vẫn là một trong những rào cản trong việc tính toán hệ số beta phản ánh đúng được rủi ro hệ thống trên thị trường. Chưa kể, các phiên bản beta được tính từ các nguồn thông tin khác nhau đưa ra các kết quả chênh lệch khiến các nhà đầu tư phân vân rất nhiều trong các hoạt động đầu tư.

Do đó, cần thiết là trong hiện tại, bên cạnh việc áp dụng phương pháp beta truyền thống cho một số doanh nghiệp có thời gian niêm yết tương đối lâu với lưu ý về hạn chế của phương pháp như đã nêu, phương pháp tính hệ số beta dựa trên beta của các doanh nghiệp tương tự có thể được sử dụng đối với các doanh nghiệp vừa niêm yết hoặc chưa niêm yết.

Nguồn bài viết: NASATI

Trên đây Phân tích tài chính đã trình bày các luồng thông tin trên hệ thống tài chính Việt Nam trong mối quan hệ với rủi ro hệ thống. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc!

Tham khảo: Khóa học Phân tích Báo cáo Tài chính Doanh nghiệp

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Kế toán sáng tạo - Nhằm thao túng báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Kế toán sáng tạo - Nhằm thao túng báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo