Chi Phí Tài Chính Là Gì? Ý Nghĩa Chi Phí Tài Chính Tăng Giảm

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 26/04/2022 17 phút đọc

Chi phí tài chính là gì? Ý nghĩa của chi phí tài chính như thế nào? Hãy cùng phân tích tài chính tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

>>Tham khảo ngay: Khóa học phân tích tài chính doanh nghiệp

1. Chi Phí Tài Chính Là Gì?

Chi phí tài chính là khoản chi phí hoặc khoản lỗ gắn liền với các hoạt động tài chính của doanh nghiệp như đầu tư tài chính, cho vay và đi vay vốn, lỗ tỷ giá khi bán ngoại tệ, chi phí do đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, giao dịch chứng khoán và các chi phí khác.

Chi phí tài chính chính là tài khoản 635 - phản ánh thực tế về các khoản chi phí phải thanh toán của doanh nghiệp. Hạch toán chi phí tài chính không chỉ thực hiện ghi chép mà còn các khoản phát sinh khác. Từ đó kế toán đưa ra các báo cáo về doanh thu lãi hoặc lỗ dựa trên con số thực tế.

2. Chi Phí Tài Chính Gồm Những Gì?

Chi phí tài chính phản ánh trong tài khoản 635 qua bên nợ và bên có như sau:

Chi phí tài chính bên nợ

  • Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, tiền lãi thuê tài sản thuê tài chính.
  • Các khoản lỗ bán ngoại tệ.
  • Chiết khấu thanh toán cho người mua.
  • Chi phí từ các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư.
  • Chi phí từ khoản lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ.
  • Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính.
  • Chi phí từ số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
  • Các khoản chi phí từ hoạt động đầu tư tài chính khác.

Chi phí tài chính bên có

    • Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
    • Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính.
    • Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Cuối kỳ khi đánh giá thực tế số dự phòng về giảm giá đầu tư chứng khoán mà số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp phải hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán qua bên có TK 635.

3. Ý Nghĩa Chi Phí Tài Chính Tăng Giảm

Ý nghĩa khi chi phí tài chính tăng/ giảm

Chi phí tài chính phản ánh phần nào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy chi phí tài chính tăng, giảm thể hiện điều gì?

Chi phí tài chính tăng nói lên điều gì?

Chi phí tài chính tăng trong đầu tư chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang được đẩy mạnh hoặc doanh nghiệp bị mất kiểm soát các khoản chi phí khiến khoản này gia tăng đột biến.

Chi phí tài chính giảm nói lên điều gì?

Chi phí tài chính giảm chứng tỏ công ty đang gặp vấn đề trong hoạt động kinh doanh và không thể chi trả hoặc đầu tư tài chính. Ngoài ra, chi phí tài chính giảm có thể phản ánh chủ doanh nghiệp kiểm soát các khoản chi giúp hạn chế các chi phí cho doanh nghiệp.

4. Cách Tính Chi Phí Tài Chính

  • Đối với các khoản chi phí liên quan đến mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ hoặc cho vay vốn thì kế toán ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 111, 112, 141,...

  • Đối với các khoản chi phí do lỗ khi đầu tư vào công ty con, công ty liên kết hay bán chứng khoán, thanh lý các khoản đầu tư thì kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112…

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 121, TK 221, TK 222, TK 228…

  • Khi doanh nghiệp nhận lại vốn góp vào công ty con hoặc công ty liên doanh mà giá trị vốn góp lớn hơn giá trị tài sản được chia thì kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, TK 152, TK 211…

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 221, TK 222

5. Các Chi Phí Không Được Tính Là Chi Phí Tài Chính

Một số chi phí không được tính là chi phí tài chính như:

  • Chi phí bán hàng.
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng không được tính là chi phí tài chính.
  • Chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính doanh nghiệp.
  • Chi phí xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp.
  • Chi phí trang trải bằng nguồn kinh phí khác.

6. Các Vấn Đề Liên Quan Đến Chi Phí Tài Chính

Bên cạnh chi phí tài chính thì việc phát triển doanh nghiệp sẽ dựa trên việc quản lý tài chính. Việc phân tích các thông số tài chính rất quan trọng bởi chúng giúp doanh nghiệp có những kế hoạch cho tương lai để tình hình tài chính tốt hơn.

a. Phân tích tài chính

Việc phân tích tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp đó đang hoạt động như thế nào. Từ đó mà doanh nghiệp có thể đánh giá cũng như nhận biết được mức độ rủi ro, và cả hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ máy doanh nghiệp.

b. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là tài liệu mô tả tình trạng thực tế của tài chính công ty tại một thời điểm nhất định, đây là yếu tố tác động trực tiếp chi phí tài chính.

Ngoài ra, bảng cân đối kế toán còn có tác dụng phản ánh tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

c. Báo cáo kết quả kinh doanh

Đây là tài liệu rất quan trọng đối với việc quản lý tình hình tài chính công ty. Khi nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh thì các nhà quản trị sẽ thấy được dòng tiền, tài chính của công ty từ đó lên kế hoạch cho mục tiêu phát triển trong tương lai.

Báo cáo kết quả kinh doanh giúp đánh giá chính xác hiệu quả của việc sử dụng chi phí tài chính và tình hình tài chính doanh nghiệp.

d. Báo cáo chuyển lưu tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ phản ánh tình hình của việc sử dụng tài chính và đánh giá khả năng chi trả của doanh nghiệp.

e. Thuyết minh báo cáo tài chính

Cùng với báo cáo kết quả kinh doanh thì thuyết minh báo cáo tài chính cũng được hình thành dựa trên mục đích mang lại nội dung về tính hình hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí tài chính một cách chi tiết và cụ thể.

Như vậy, những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc khi tìm hiểu chi phí tài chính là gì và các vấn đề liên quan. Bạn đọc có thể comment các câu hỏi xuống bên dưới khi có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp các câu hỏi của các bạn.

>>Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Polygon Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Đồng Polygon (MATIC Coin)

Polygon Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Đồng Polygon (MATIC Coin)

Bài viết tiếp theo

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ

Công Ty Mẹ Là Gì? Cách Xác Định Quyền Biểu Quyết Của Công Ty Mẹ
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo