Phân tích tình hình vốn tự có trong các Ngân hàng thương mại

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 28/02/2020 11 phút đọc

Vốn tự có là nguồn lực tự có mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo luật định. Vốn tự có tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM song nó lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng.

Mặt khác, với chức năng bảo vệ vốn tự có được coi như tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn tự có cũng là căn cứ để tính toán các hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Cùng các chuyên gia của Phân tích tài chính Phân tích tình hình vốn tự có của Ngân hàng thương mại qua bài viết sau đây nhé!

Phân tích tình hình vốn tự có trong các Ngân hàng thương mại

Do chức năng quan trọng của vốn tự có là để bù đắp những tổn thất phát sinh từ nghiệp vụ tín dụng, đầu tư và những rủi ro khác nên cơ cấu và mức vốn tự có thích hợp là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và khuyến khích hoạt động kinh doanh của ngân hàng. khóa học xuất nhập khẩu online

Vốn tự có của ngân hàng càng lớn càng làm tăng sự tín nhiệm trong công chúng, tăng sức chịu đựng của ngân hàng khi tình hình tài chính chung lâm vào tình trạng khó khăn. Vốn tự có của ngân hàng càng lớn càng lớn càng làm tăng khả năng tạo lợi nhuận cho ngân hàng vì có thể đa dạng hoá các hoạt động, từ đó có nhiều cơ hội tạo ra tiền hơn mẫu phiếu thu

Tuy nhiên, tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn của ngân hàng quá lớn sẽ làm cho mức lợi nhuận chia cho cổ đông thấp. Vấn đề đặt ra là vốn tự có của ngân hàng ở mức bao nhiêu là hợp lý. Sẽ là khó có câu trả lời chung nhất cho mọi ngân hàng, ở mọi quốc gia song có thể chắc chắn rằng việc xác định qui mô vốn tự có hợp lý cho một ngân hàng cần xem xét trong mối liên quan với các rủi ro ngân hàng học kế toán tổng hợp ở đâu tốt

Vốn tự có trong ngân hàng thương mại

Bởi vậy, nội dung chủ yếu của việc đánh giá tình hình vốn tự có là xem xét mức vốn tự có của ngân hàng có khả năng chịu đựng được những rủi ro trong kinh doanh hay không?

Để đo lường và quyết định mức vốn tự có hợp lý của một ngân hàng người ta thường xem xét vốn tự có trong mối liên hệ với nhiều khoản mục khác nhau của Bảng cân đối kế toán như: tổng tiền gửi, tổng tài sản và tổng tài sản rủi ro. Khi đánh giá tình hình vốn tự có, các nhà phân tích thường quan tâm đến các vấn đề sau:

- Đánh giá tình hình tăng, giảm vốn tự có qua các thời kỳ, sự thay đổi của cơ cấu vốn tự có. Sự thay đổi về qui mô, cơ cấu vốn tự có thường được thể hiện qua chỉ tiêu: tổng mức vốn tự có, tốc độ tăng (giảm) vốn tự có giữa kỳ này so với kỳ trước, tỷ trọng từng khoản vốn tự có (vốn điều lệ, từng quĩ…) trong tổng vốn tự có của ngân hàng incoterm 2020 có bao nhiều điều kiện

- So sánh mức vốn điều lệ với mức vốn pháp định. Theo qui định hiện hành, vốn điều lệ của các ngân hàng phải có qui mô không nhỏ hơn mức vốn tối thiểu do Nhà nước qui định (hay vốn pháp định). Một ngân hàng được cấp phép và hoạt động nếu số vốn đã góp hoặc đã được cấp đạt tới 50% vốn điều lệ và phải góp đủ phần còn thiếu sau một khoảng thời gian ấn định (12 tháng đối với ngân hàng thương mại cổ phần, 5 năm đối với ngân hàng thương mại Nhà nước) kể từ ngày được cấp phép. vba cơ bản

- Đánh giá tình tình trích lập quỹ: chủ yếu là so sánh với mức trích lập thực tế so với mức trích qui định, tỷ lệ trích lập từng quĩ so với vốn điều lệ để đánh giá tình hình trích lập các quĩ của ngân hàng có tốt hay không. Trong các quĩ của ngân hàng, các nhà phân tích luôn đặc biệt chú ý đến việc trích lập và sử dụng 2 quĩ: quĩ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ và quĩ dự đặc biệt (nay là quĩ dự phòng tài chính) để bù đắp rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để xem xét đánh giá:

Tỷ lệ quỹ dự trữ bổ sung so với vốn điều lệ = Quỹ dự trữ bổ sung/ Vôn điều lệ x 100

Tỷ lệ quỹ dự phòng tài chính cho với vốn điều lệ = quỹ dự phòng tài chính/ Vốn điều lệ x 100

>>> Xem thêm: Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

Trên đây cách Phân tích tình hình vốn tự có của Ngân hàng thương mại Để tránh gặp phải sai sót khi làm báo cáo tài chính bạn có thể tham gia các khóa học về tài chính doanh nghiệp ở các Trung tâm uy tín.

Mời các bạn like page Phân tích tài chính để tham khảo thêm nhiều kiến thức hơn về tài chính nhé!

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo