Phân tích cấu trúc tài chính

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 21/03/2024 29 phút đọc

Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các đối tượng quan tâm đánh giá được những đặc trưng cơ bản về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Việc phân tích cấu trúc tài chính thông qua phân tích chi tiết về nguồn vốn, cơ cấu tài sản, và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản  

Cùng Phân Tích Tài Chính tìm hiểu chi tiết cấu trúc tài chính là gì? Ý nghĩa và phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp trong nội dung bài viết dưới đây  

Xem thêm: Phân tích báo cáo tài chính – Những điều cần biết  

1. Cấu trúc tài chính là gì?  

Cấu trúc tài chính là thuật ngữ phản ánh cơ cấu nguồn vốn (cơ cấu vốn), cơ cấu tài sản và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn.  

Cấu trúc tài chính quyết định đáng kể sự ổn định tài chính cũng như khả năng trả nợ (bao gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp  

Cơ cấu nguồn vốn phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc xác định một cơ cấu vốn tối ưu không những đảm bảo mức độ tự chủ và an ninh tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp mà còn bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhờ có một mức chi phí vốn hợp lý trong điều kiện hiện tại  

Xem thêm: Phân tích khả năng sinh lợi trong doanh nghiệp  

2. Ý nghĩa phân tích cấu trúc tài chính  

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho biết trong tổng nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp thì thành phần của từng loại nguồn vốn chiếm tỷ trọng bao nhiêu và thực trạng này có phù hợp với doanh nghiệp hay không.  

Doanh nghiệp nghiêng về hướng huy động VCSH hay nguồn vốn vay nợ. Tại thời điểm phân tích, cơ cấu từng loại nguồn có phù hợp với lĩnh vực, đặc điểm và quy mô hoạt động hay không; cũng như có thích hợp với lộ trình hoặc chiến lược huy động vốn đã vạch ra hay chưa. Chính vì thế, phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động về cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp những người sử dụng thông tin nắm bắt được chính sách huy động vốn của doanh nghiệp.  

Từ đó, đánh giá được sự phù hợp và hiệu quả của chính sách huy động vốn  

Cơ cấu tài sản phản ánh tỷ trọng của từng bộ phân tài sản chiếm trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp. Sau khi huy động được đủ vốn để đảm bảo cho HĐKD, doanh nghiệp sẽ tiến hành HĐĐT, tức là việc mua sắm những tài sản từ những nguồn tài trợ để phục vụ cho HĐKD. một cơ cấu tài sản được coi là tối ưu khi và chỉ khi toàn bộ tài sản của DN được sử dụng tối đa vào phục vụ cho các hoạt động.   

Bởi vậy, phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản sẽ cung cấp thông tin cần thiết giúp cho người sử dụng thông tin có cơ sở tin cậy để đánh giá tình hình sử dụng vốn và mức độ phù hợp của HĐĐT tài sản có thích hợp với lĩnh vực kinh doanh, với đặc điểm hoạt động và quy mô kinh doanh hay không  

Bên cạnh việc xem xét, đánh giá chính sách huy động vốn và tình hình sử dụng vốn, những người sử dụng thông tin cũng nhất thiết phải nắm bắt được chính sách sử dụng sử dụng vốn của doanh nghiệp  

Chính sách sử dụng vốn được coi là đúng đắn khi số vốn mà doanh nghiệp đã huy động được sử dụng để phục vụ cho HĐKD với mục đích tạo ra nhiều lợi nhuận  

Việc phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn sẽ cung cấp thông tin về chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp huy động vốn nhằm sử dụng cho mục đích gì (bù lỗ, đầu tư cho kinh doanh,…).  

Theo nguyên tắc, thông thường những TSDH hoặc TSCĐ có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (gồm VCSH và vốn vay dài hạn). Ngược lại, những TSNH có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn, thường phải được đầu tư từ nguồn vốn vay nợ ngắn hạn học xuất nhập khẩu tại tphcm       

Phân tích cấu trúc tài chính giúp nhà phân tích biết được việc huy động các nguồn tài trợ (hay nguồn vốn), tình hình sử dụng vốn cũng như chính sách sử dụng các nguồn này vào các loại tài sản có phù hợp với đặc điểm HĐKD, quy mô hoạt động của DN,… hay không vì không thể có một cấu trúc tài chính lý tưởng áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp  

Kết quả phân tích giúp cho nhà phân tích biết được khả năng huy động các nguồn tài trợ cũng như trách nhiệm trả nợ của doanh nghiệp đối với những nguồn này  

3. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp  

Phân tích cấu trúc tài chính được hướng tới các nội dung cơ bản sau:  

  • Phân tích cơ cấu nguồn vốn (hay nguồn hình thành tài sản)  
  • Phân tích cơ cấu tài sản  
  • Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn  

cấu trúc tài chính  

Phân tích cơ cấu nguồn vốn  

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm mục đích xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm hiện tại (hay kỳ phân tích) và xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Công việc này được thực hiện bằng cách tính ra tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn rồi so sánh cơ cấu nguồn vốn hiện tại với cơ cấu nguồn vốn kỳ gốc.  

Căn cứ vào tỷ trọng của từng bộ phân nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn đầu kỳ phân tích và tình hình cụ thể của doanh nghiệp để đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn hiện hành cả về mức độ tự chủ và an ninh tài chính lẫn chính sách huy động, chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính  

Xem thêm:

Đồng thời, căn cứ vào tình hình biến động về cơ cấu nguồn vốn (dựa vào kết quả so sánh) để đánh giá tính hợp lý của xu hướng biến động cơ cấu nguồn vốn. Trong điều kiện cho phép, có thể so sánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp với cơ cấu nguồn vốn bình quân của ngành hay của một doanh nghiệp khác có cùng điều kiện tương đương nhưng có hiệu quả kinh doanh cao hơn  

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được xác định qua công thức sau:  

Tỷ trọng từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn

Phân tích cơ cấu tài sản  

Sau khi đã huy động được vốn cho HĐKD, một công việc rất quan trọng đối với doanh nghiệp là phân bố, sử dụng số vốn đó một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Nói cách khác, đó là việc đầu tư vào những loại tài sản nào cho phù hợp với đặc điểm và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu trong cả ngắn hạn và dài hạn  

Việc sử dụng số vốn đã huy động thể hiện doanh nghiệp đang đầu tư về chiều rộng hay chiều sâu cho HĐKD  

Tương tự như phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích cơ cấu tài sản là việc xem xét tính hợp lý của cơ cấu tài sản hiện tại (kỳ phân tích) và xu hướng biến động của cơ cấu tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc  

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác đinh qua công thức sau:  

Tỷ trọng từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản

Phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản  

Khi phân tích cấu trúc tài chính mà mới chỉ dừng ở việc xem xét cấu trúc riêng rẽ của từng mảng tài sản và nguồn hình thành tài sản mà không phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn sẽ không thấy được chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.   

Bởi vậy, để tìm hiểu về mối quan hệ này, nhà phân tích thường sử dụng một trong các chỉ tiêu sau:  

Hệ số nợ so với tài sản   

Hệ số nợ so với tài sản

Hệ số này cho biết chính sách sử dụng nợ phải trả để tài trợ tài sản lớp  

Nói cách khác, một đồng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ mấy đồng nợ phải trả hay mức độ huy động nợ để đầu tư cho toàn bộ khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng. Khi chỉ tiêu này càng nhỏ hơn một (<1) chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng nhiều VCSH để mua sắm tài sản hoạt động khiến cho doanh nghiệp tự chủ hơn về tài chính và chủ động trong HĐKD vì không lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay nợ  

Nhưng nếu chỉ tiêu này có trị số càng cao gần bằng một (=1), chứng tỏ doanh nghiệp càng huy động nhiều nợ để mua sắm tài sản. Điều này khiến tình trạng rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng lớn  

Do đó, nếu doanh nghiệp nào duy trì hệ số này ở mức cao sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động thêm các nguồn vốn từ bên ngoài  

Cá biệt, nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài trong nhiều năm hay lỗ lũy kế càng lớn khiến cho khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCĐKT có giá trị âm và trị số của khoản mục này tăng dần khiến cho vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu ban đầu bị giảm dần đi hay còn gọi là “cụt vốn” hay “ăn vào vốn”; tức là VCSH trên BCĐKT có giá trị âm. Khi đó chỉ tiêu này sẽ có trị số lớn hơn 1 (>1)  

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát  

Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư vào tài sản bằng nợ phải trả. Trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn một (>1), chứng tỏ những tài sản mà doanh nghiệp mua sắm được tài trợ bằng ít nợ phải trả, tức la được tài trợ chủ yếu bằng nguồn VCSH và do vậy, doanh nghiệp tăng sự độc lập về mặt tài chính.  

Ngược lại, hệ số này càng gần bằng một (=1), những tài sản của doanh nghiệp khi đó được tài trợ chủ yếu bằng nợ phải trả khiến mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp giảm sút, rủi ro tài chính tăng lên,…  

Hệ số tài trợ  

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản sử dụng trong kinh doanh được đầu tư (hay tài trợ) bao nhiêu từ VCSH. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn một (<1), chứng tỏ những tài sản mà doanh nghiệp mua sắm được tài trợ bằng ít VCSH, tức là được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn vay nợ khiến cho doanh nghiệp giảm sự độc lập về mặt tài chính  

Ngược loại, khi hệ số này có trị số bằng gần bằng một (=1), cho thấy những tài sản của doanh nghiệp khi đó được tài trợ chủ yếu bằng VCSH khiến mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp được cải thiện. Chỉ tiêu này có công thức và ý nghĩa hoàn toàn ngược lại so với hệ số tài sản so với VCSH  

Ngoài các chỉ tiêu trên, khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản, các nhà phân tích còn có thể sử dụng một trong các chỉ tiêu như  

  • Hệ số tài trợ TSDH  
  • Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn  
  • Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với TSDH,…  

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Các bạn có thể xem thêm những Nội dung của phân tích tài chính khác dưới đây:  

Bên cạnh khóa học thuế online, những thông tin về học xuất nhập khẩu cũng được chúng tôi phân tích chi tiết để bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Nhà đầu tư và mục đích đầu tư

Nhà đầu tư và mục đích đầu tư

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo