Staking là gì? Staking Coin Là Gì? Cách Staking Trên Binance

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 08/06/2022 21 phút đọc

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, thế giới tiền điện tử ngày càng phát triển. Có nhiều phương thức đầu tư tiền điện tử khác nhau và không thể không nhắc đến Staking.

Vậy Staking là gì? và những vấn đề liên quan đến Staking sẽ được trình bày ở bài viết dưới đây của Phân Tích Tài Chính

I. Staking - Những Khái Niệm Nhà Đầu Tư Cần Biết

1. Staking là gì?

Staking là mua tiền điện tử rồi giữ chúng nằm trong ví điện tử trong một quãng thời gian nhất định. Điều này sẽ giống như một khoản tiền cố định ở trong ngân hàng và bạn sẽ được hưởng một mức lãi suất cố định vào cuối thời gian ở trong hợp đồng.

Đối với Staking, bạn có thể khai thác hoặc thực hiện xác thực giao dịch mới cho các loại tiền điện tử tương đương với số tiền điện tử mà bạn đã thực hiện.

Khi mà bạn càng đặt nhiều tiền thì khả năng thực hiện những giao dịch của bạn sẽ càng cao hơn. Khi mà bạn giữ tiền điện tử trong ví càng lâu thì số lượng tiền mà bạn được nhận sẽ càng cao.

»»» Học Đầu Tư Chứng Khoán Ở Đâu Tốt?

2. Staking cố định là gì?

Staking cố định là khái niệm về quá trình khoá tài sản kỹ thuật số trên blockchain Proof of Stake của bạn trong một quãng thời gian nhất định. Quá trình này không chỉ đóng góp vào mạng lưới mà nó còn mang đến phần thưởng stake cho bạn.

Chi tiết hơn, Proof of Stake (PoS) là một cơ chế đồng thuận chọn trình xác thực khối căn cứ theo số lượng tiền được stake. Bạn stake coin càng nhiều thì càng được nhận thưởng cao.

3. Staking Coin là gì?

Staking coin là hình thức được lựa chọn bởi nhiều nhà giao dịch hiện nay do nó mang lại những khoản lãi nhất định với số lượng coin nhàn rỗi trong ví của bạn. Bạn có thể khai thác hay xác thực các giao dịch mới cho những loại tiền điện tử có cùng bảng tỷ giá tiền ảo khác với số lượng tiền điện tử mà bạn đã thực hiện.

Càng đặt nhiều tiền điện tử thì càng tăng khả năng xác thực các giao dịch. Tương tự, nếu giữ tiền điện tử trong ví càng lâu thì số lượng tiền mà bạn được nhận sẽ càng lớn.

II. Cách Thức Hoạt Động Và Phân Loại Staking

1. Cách thức hoạt động của Staking

Staking Coin là gì

- Với Staking thì mỗi một nút khai thác sẽ giúp duy trì mạng ở trong mạng blockchain PoS và phải đóng góp, xác minh quyền sở hữu. Số tiền được đặt cược trong Staking sẽ cho biết chủ sở hữu của các nút là nhà đầu tư.

Nó sẽ cho phép có thể tham gia vào việc tạo ra những khối mới. Cuối cùng, họ sẽ được nhận những phần thưởng đã tích lũy gồm có tiền điện tử mới được tạo cùng với các thứ khác.

- Stake sẽ cung cấp những động lực về tài chính để giúp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng blockchain và giữ cho các nút được trung thực. Nếu như có một nút cố gắng có thêm thỏa thuận gian lận trong một khối thì các nút cùng mạng khác sẽ đều bị từ chối chấp nhận khối đó.

- Lúc này nút gian lận sẽ không còn hoạt động để có thể xác nhận được các khối mới cũng như nhận được phần thưởng tích lũy cho bạn.

2. Phân loại Staking

- Staking trong cơ chế đồng thuận PoS: Một đồng coin nhất định sẽ được tiến hành đặt cược để đảm bảo cho một nhiệm vụ nào đó.

Cơ chế của PoS, stake coin căn cứ để đảm bảo, chứng minh năng lực xử lý giao dịch và tạo khối, ngoài ra nhận được phần thưởng xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Việc Staking này có tác động trực tiếp đến mạng lưới Blockchain.

- Staking để được nhận Reward: Người sử dụng sẽ dùng hết token của mình để stake lại vào trong hệ sinh thái của dự án. Việc Staking này không tham gia trực tiếp vào thực hiện các giao dịch hoặc bất kỳ nhiệm vụ nào liên quan tới những hoạt động của mạng lưới.

Tuy nhiên, dự án vẫn được gọi là stake, thực tế nó mang ý nghĩa như lock nhiều hơn. Người dùng lock càng lâu thì sẽ càng nhận được nhiều reward.

»»»» Review Khóa Học Tài Chính Cho Người Không Chuyển Tốt Nhất

III. Ưu Và Nhược Điểm Khi Đầu Tư Staking

1. Ưu điểm của Staking

- Có thể loại bỏ được sự cần thiết của việc phải đầu tư vào những thiết bị khai thác tốn kém.

- Có thể mua được tiền điện tử và khóa chúng ở trong ví.

- Proof of Stake thân thiện hơn với môi trường và tiết kiệm năng lượng.

- Staking giúp bạn có được một nguồn thu nhập có thể dự đoán được khi mà giá trị của tiền điện tử ngày càng tăng lên.

- Không cần phải có quá nhiều kiến thức về kỹ thuật khi tham gia vào đặt cược

2. Nhược điểm của Staking

Nhược điểm của Staking chính là họ sẽ giữ tiền điện tử của bạn trong một khoảng thời gian. Bạn không thể thực hiện bán tiền điện tử cho đến khi hết thời gian giữ tiền.

3. Staking có an toàn không? Những rủi ro khi Staking

Một trong những rủi ro đáng quan ngại nhất khi Staking chính là rủi ro về bảo mật.

Hầu hết thì những đồng tiền có được từ Staking, người Staking sẽ phải luôn luôn giữ cho máy họ trực tuyến. Điều đó thực sự gây vấn đề cho người dùng. Do việc đặt tiền trong ví nóng làm cho địa chỉ IP của họ bị công khai. Ngay lúc máy bị xâm nhập, tin tặc sẽ đi vào các khóa riêng được cài đặt. Người sử dụng lúc này sẽ dễ dàng bị tấn công bởi các nhóm hacker và trong một số trường hợp họ thậm chí không biết tài khoản của mình đã bị hack.

Một rủi ro khác đó là Staking Coin chỉ có thể nhận được phần trăm tiền lãi bằng coin mà thôi. Trường hợp coin đó tụt dốc thì đồng nghĩa là bạn cũng mất dần. Nếu coin đó tăng mạnh thì bạn sẽ có lãi suất tăng.

IV. Những Vấn Đề Cần Lưu Ý Khi Staking Coin

Lãi suất: đây sẽ là yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm nhất trước khi quyết định Staking. Lãi suất càng cao thì phần thưởng bạn được nhận càng lớn. Tuy nhiên hãy kết hợp cả lãi suất với những yếu tố khác để lựa chọn dự án hợp lý.

Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát được hiểu là tỷ lệ Coin mới sinh ra so với số lượng Coin đang được lưu hành. Tỷ lệ này có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng lưu thông cũng như giá trị đồng Coin mà bạn đang lưu trữ.

Thời gian lock: là khoảng thời gian bạn không thể sử dụng tài sản của mình để làm bất kỳ điều gì khác ngay cả khi bán mất giá. Thời gian này có thể là 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm,…do nhà đầu tư lựa chọn ngay từ đầu.

Vậy nên bạn cần phải cân nhắc và dự đoán tình hình trong tương lai để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp

Thời gian unlock: Hầu hết trong các dự án đều cho bạn được quyền Un-Stake để kết thúc quá trình Staking nhưng chắc chắn là sẽ không thể được nhận phần thưởng.

Số lượng Coin tối thiểu: Thông thường, mỗi nhà đầu tư để được tham gia vào Stake phải có đủ một lượng coin tối thiểu. Mỗi một dực dán sẽ có những con số khác nhau.

Độ tuổi Coin: Coin khi tham gia vào Stake thì phải mất vài ngày để được Staking chính thức. Khoảng thời gian này còn được gọi là độ tuổi coin. Cần chú ý ngày bạn được Staking chính thức để tính lãi suất được chính xác nhất.

V. Hướng Dẫn Staking Trên Binance

Bước 1: Vào ứng dụng Binance sau đó đăng nhập vào ứng dụng. Tại trang chủ chọn vào biểu tượng có chữ Staking.

Bước 2: Lựa chọn loại hình Staking bạn muốn tham gia

Bước 3: Chọn vào đồng Coin mà bạn muốn Staking sau đó lựa chọn chu kỳ lock và nhấn nút Stake now.

Bước 4: Nhập số lượng Coin bạn muốn lock, sau đó bấm tích vào ô vuông có dòng chữ “I have read …”. Kiểm tra lại rồi nhấn nút Xác nhận mua là đã hoàn thành.

VI. Top Đồng Coin Staking Có Lợi Nhuận Tốt Nhất Hiện Nay

Cách Staking trên Binance

Tezos (XTZ) là một mạng lưới blockchain được liên kết với một mã thông báo kỹ thuật số là tez hoặc tezzie. Nó không dựa vào việc khai thác tez mà thay vào đó, chủ sở hữu mã thông báo sẽ nhận được phần thưởng khi tham gia vào cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần. Tùy theo nền tảng Staking bạn dùng, bạn có thể mong đợi mức lợi nhuận từ 5% đến 6% hàng năm.

Ethereum 2.0 (ETH): Bản cập nhật ethereum 2.0 dự kiến sẽ tăng giới hạn giao dịch từ 15 lên 100.000 giao dịch mỗi giây. Đây là lý do vì sao ethereum và ethereum 2.0 được xem là những đồng tiền có giá trị để Staking. Bạn cần phải sở hữu tối thiểu là 32 ETH để Staking vào ETH 2.0 cũng như máy khách mạng chính Eth1.

Bài viết trên đây là những thông tin có liên quan đến Staking, Staking coin và cách Staking trên Binance. Mong rằng những chia sẻ của Phân Tích Tài Chính trong bài viết hữu ích với các nhà đầu tư.

Tham khảo thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Lợi Nhuận Thuần Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Thuần

Lợi Nhuận Thuần Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Thuần

Bài viết tiếp theo

khóa học hộ kinh doanh cá thể

khóa học hộ kinh doanh cá thể
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo